BLOGS  
 
RSS
Bài ca 17/2
Ngày đăng 17/02/2013 18:34:50 bởi 3Chai

HÀNH KHÚC NGÀY BÌNH YÊN

Có lẽ nhiều ACE nguoiKGU đã nghe bài hát này nhưng chưa được biết xuất xứ của nó.

Tôi viết bài này đêm 16/2/2009 để kỷ niệm 30 năm ngày giỗ Trung úy pháo binh Nguyễn Tiến Quân. Nguyễn Tiến Quân học cùng khóa trường Trỗi với BSHoàng Anh-chồng của Ánh Tuyết SV77. Anh đã hy sinh trên mặt trận Lạng Sơn.

Phiên bản đầu tiên của bài hát lấy tên là "Tráng ca ngày bình yên" và chỉ có 1 lời.

Hôm nay 17/2/2013, xin được cùng ACE người KGU thắp những nén hương thành kính tưởng niệm Nguyễn Tiến Quân, cùng hàng chục ngàn đồng bào, chiến sĩ các dân tộc đã hy sinh trước làn đạn quân xâm lược Trung Quốc. Kể cả những người phụ nữ bị chúng hãm hiếp rồi chặt đầu thả xuống làm độc giếng nước.

 


http://www.studentkgu.vn/music/song/id_751/9

Lời 1

Làng quê tôi xanh lũy tre
Chiều bình yên vẫn thoảng nghe quân hành
Chiều bình yên màu lá xanh
Xanh bao đời như tóc người ngày ra đi.

Điệp khúc

Đầu xanh ơi mãi không bạc
Tóc xanh đi mãi lưng trời
Để lại tóc bạc cho người Vọng Phu
Vọng Phu nghìn năm vẫn đợi
Tóc xanh mười tám suốt đời
Để lại bình yên một khúc quân hành

Lời 2

Ngày ra đi bên trái tim
Mảnh lụa thêu đôi cánh chim hòa bình
Đường trường chinh hun hút xa
Trên quê nhà in dấu chân ngựa Ông Gióng

(Điệp khúc)

Tags: Hànhkhúcngàybìn Hyên NguyễnTiếnQuân Mặt TrậnLạng Sơn



Bookmark:

[ Xem thêm Emoticons ]



Xem 1 - 10 của tổng số 10 Comments

Từ: 3Chai
21/02/2013 18:35:06

Người KGU nhân ái ơi, cảm ơn các bạn, sang năm dịp này chúng ta lại cùng nhau nhớ về 17/2/1979. 


***


Mộ liệt sĩ, có tên và chưa tìm lại được tên, rải khắp miền đất nước. Bạn Mai Thanh Hải đưa gia đình lên Đồng Văn tìm viếng nghĩa trang liệt sĩ hy sinh 1979. Hỏi đường rất ít người biết, thậm chí cán bộ văn phòng Huyện cũng còn bảo "Chưa bao giờ nghe đến chuyện bộ đội - dân quân ở Đồng Văn chết vì Trung Quốc".


http://maithanhhaiddk.blogspot.com.au/2013/02/nam-xuong-e-giu-ong-van.html


Tôi rợn cả người khi đọc tin BBC họ điểm, đến gần hết ngày 17/2/2013 mà trong cả nước Việt Nam hầu như chỉ có báo Thanh Niên dám đưa bài về cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược 1979.


Nhận xét của Ngọc là sự thật hiển nhiên. Chỉ mong dự án mà bác Nông giới thiệu không bị rơi vào "sự im lặng đáng sợ".


 



Từ: HienVC
21/02/2013 18:15:41

HT liệt kê còn thiếu cuộc chiến biên giới Hà Tuyên 1984-1989.


Nếu tôi không nhầm thiếu tướng Lê Duy Mật là chỉ huy trưởng mặt trận Hà Giang vào thời điểm ấy.


Sách giáo khoa LS cần bổ sung những trang này càng sớm càng tốt.



21/02/2013 15:52:56

Rất đáng tiếc 1 cuộc chiến bảo vệ TQ chưa được ghi nhận đầy đủ trong sử (chính sử), trong sách giáo khoa LS,..


Nói rộng ra, thời gian qua (sau 1945), có đến 3 cuộc chiến bảo vệ TQ VN ở phương Bắc: 1974 (Hoàng Sa), 1988 (Trường Sa) và 2/1979. Cả 3 cuộc chiến đều oanh liệt, quật cường. Tất nhiên cuộc chiến lớn nhất, quy mô nhất, rõ ràng nhất và bảo vệ được lãnh thổ nhiều nhất là 2/1979



Từ: HaiNV
21/02/2013 07:27:44

 


Những năm tháng 79-85, chiến tranh và căng thẳng biên giới phía Bắc, gia đình tôi có một em trai (suốt thời gian từ khi còn là chiến sỹ trẻ măng đến khi lên cán bộ đại đội, tiểu đoàn) và 1 em rể, thường xuyên đóng quân trên chốt Mường Khương, Bắc Hà...Không thể nói hết những gian khổ, hy sinh của quân và dân ta ngày ấy! Một trong những bài hát mà em trai tốt rất thích, đó là:"Gửi em ở cuối Sông Hồng" của nhạc sỹ Thuận Yến, lời thơ: Dương Soái (một người con của Yên Bái - Lào Cai).  


P.S. Sẽ đưa chiến tranh biên giới bảo về Tổ quốc 1979 vào Sách giáo khoa!


http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cuoc-chien-bao-ve-bien-gioi-1979-da-du-do-chin-de-vi et-ro-trong-sgk-698649.htm


 


 



Từ: Guest Kim Thu
21/02/2013 00:19:46
Cảm ơn Bắc Hải, cảm ơn HaiNV, cảm ơn tất cả những anh chị em mình, đã nhớ đến
những hương hồn các chiến sỹ, những mái đầu còn xanh mà vĩnh viễn nằm lại chốn
lau ngàn. Không có nước mắt nào cho thỏa nhớ, thương, xót xa trước những hy sinh
quá đắt trong cuộc chiến ấy.
@Bắc Hải, tớ không bao giờ quên, rằng mình đã nghe liền tù tì gần 4 tuần, trong các
giờ giải lao mấy bản nhạc của Bắc Hải, mà Hoàng Ánh Tuyết gửi : Vết Thương, Đò
lên Thạch Hãn & Xin Đừng Gọi Anh Là Liệt Sỹ Vô Danh. Và tớ đã thuộc bản Vết Thương
ngay chiều hôm sau, để tự hát, không cần nhạc đệm. Hát với nước mắt, vì thương, vì xót.


Từ: HienVC
20/02/2013 22:20:58

Từ 17/2/1979 đến nay đã 34 năm trôi qua, đến bao giờ chúng ta mới được bình yên đây ?



Từ: Guest LiTM
18/02/2013 12:34:10
Chiều bình yên nhớ về ngày mười bảy
tiếng súng rền trên rẻo biên cương,
một vùng cao vùi xương thù nát mục,
lại nhuộm máu đào những chiến sỹ trung kiên!

Tết đến muôn quê, lòng vẫn nhớ một miền
nơi mù sương, âm ỉ dải biên cương Tổ quốc,
Lòng nhắc lòng, nào ai quên được,
Nơi ngược chiều cuốn ngọn gió hờn căm!

Tổ quốc là đây, chẳng phải xa xăm,
là rặng cây, dải rừng, đường mòn bên suối nhỏ,
là nhà Mế, đứng đầu ngọn gió,
đầy nhà sàn, hồn Tổ quốc triệu triệu năm!

Là dáng anh, người chiến sỹ biên phòng,
chân thoăn thoắt thăm nhà dân mỗi sớm,
bàn tay cầm tay trẻ thơ nắn nót
những chữ đầu đời là Tổ quốc đó em!


Từ: HaiNV
17/02/2013 21:48:59

 


Cám ơn 3Chai. Tôi xin gửi thay comment của mình bằng giới thiệu lại một bài thơ nổi tiếng mà tôi đã có dịp nhắc đến trên Web KGU của Nhà thơ quân đội Nguyễn Đình Chiến, một người bạn thân cấp III của tôi, một trong hàng chục bạn lớp tôi đã lên đường nhập ngũ theo Lệnh Tổng động viên vào ngày 20.5.1970, nhiều bạn đã hy sinh trên chiến trường Quảng Trị và các mặt trận khác. Riêng Chiến, sau khi trở về từ các mặt trận Đường Chín, Nam Lào, Xiêng Khoảng... anh lại cùng đồng đội trực tiếp cầm súng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ Quốc trên mặt trận Lạng Sơn, nơi anh từng là cán bộ Tiểu đoàn, Trung đoàn...Đây là bài thơ anh viết khi trở về Lạng Sơn viếng mộ các chiến sỹ đồng đội của mình đã nằm xuống nơi đây.


 



 


Ảnh (từ phải sang trái): Nguyễn Đình Chiến và Ngô Xuân Thắng (hai bạn lớp tôi cùng đi bộ đội 20.5.1970) 


Gặp lại các em


(Dân trí) - Những áng văn chương hay nhất, xúc động trong Văn học Việt Nam luôn thuộc về các tác phẩm viết về chiến tranh vệ quốc. Bài thơ Gặp lại các em của Nhà thơ Nguyền Đình Chiến từng được tặng Giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1981-1982.


 


Các em nằm yên nghỉ bên sông


Những cánh hoa hồi phủ thơm mặt đất


Anh về thăm mà khôn cầm nước mắt


Trời biên cương xanh ngắt


Mây trắng bồi hồi đỉnh chốt người đi


 


Anh vòng qua lối tắt


Tìm các em trong sắc cỏ xanh rì


Sau cơn mưa nghi ngút nắng hè


Để bóng anh trùm lên từng ngôi mộ


Hàng bia nhỏ không còn nhìn rõ chữ


Nhưng gương mặt nào anh cũng thấy thân quen


Anh thì thầm gọi tên mãi từng em


Như gọi tên những người thân yêu nhất


Những đứa em chung chiến hào giữ đất


Mùa xuân qua đã ngã xuống nơi này


Chưa tròn tuổi quân nhưng các em đã sống trọn đời


Với đồng đội, với tình yêu biên giới


Các em ơi, có nghe lời anh gọi


Cả đội hình đơn vị sắp qua đây.


 


Mười năm hành quân qua bao chặng đường dài


Nay đứng trước các em, anh thấy mình rõ nhất


Thấy tan đi những suy tư vụn vặt


Thấy cháy bùng bao ước nguyện thiêng liêng


Cho anh về sống lại những đêm


Đốt ngọn lửa trong gió mùa đông bắc


Ôm tấm chăn chiên còn vương bụi đất


Đi dọc chiến hào nhường hơi ấm cho em


Vẫn còn đây tiếng hát hồn nhiên


Đêm đẩy mảng cùng anh vượt thác


Cả tiểu đoàn qua sông ào ạt


Em đập sóng thia lia cho dậy ánh trăng vàng…


 


Các em đi khi mười tám tuổi xuân


Và để lại những trái tim trong trắng


Tiếng các em thét gọi nhau trong chiến hào khói lửa


Còn cháy lòng bao chiến sĩ xung phong…


 


Thôi các em nằm yên


Quân ta đang tiến về phía trước


Đường bình độ cả trung đoàn thầm nhắc


Phải giữ yên mảnh đất các em nằm


Lửa cháy rồi trên cao điểm bốn trăm…


 


NguyễnĐình Chiến


Bài thơ do Nhà thơ Bùi Hoàng Tám sưu tầm và giới thiệu


Bình luận


1 - mrbuivanhai - 10:13 18-02-2012


Chiến tranh đã qua đi, bao người đã ngã xuống trên mảnh đất quê hương. Vết thương chiến tranh vẫn còn đó để nhắc nhở những thế hệ được thụ hưởng cuộc sống hòa bình biết trân trọng những gì mình đang có. Xã hội thay đổi từng giây, từng phút, là người được sinh ra sau chiến tranh xem lại những hình ảnh, đọc lại những vần thơ về chiến tranh thấy mình còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của cha anh như những việc trời bể mà cha anh đã làm được, kể cả hy sinh tính mạng của mình. Cảm ơn nhà thơ Nguyên Đình Chiến đã đưa người đọc trở về quá khứ để sống tốt và có ý nghĩa hơn cho ngày hôm nay.


2 - ngocphan007 - 12:02 18-02-2012


Cảm ơn nhà thơ!


3 - Ngan - 14:44 18-02-2012


Bài thơ thật hay. Hi vọng lửa tình yêu tổ quốc sẽ được thắp và cháy mãi để mỗi người có thể sống ý nghĩa hơn.


4 - doxuanvinh57 - 15:04 18-02-2012


ai đã từng sống trong thời chiến tranh mới thấu hiểu cuộc sống khát khao của con người khi đó.chiến tranh đã qua lâu nhiều thế hệ người VN đã phải đổ máu và hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc,vì phẩm giá con người.họ đâu có được hưởng thụ gì?chúng ta đang được hưởng thụ những thành quả do xương máu của những thế hệ trước tạo nên thì ai đó đang sống xa hoa,hưởng thụ quá mức mình đóng góp hãy nên suy nghĩ của cải trong nhà ta có phải do thực lực ta làm ra hay là do mồ hôi và nước mắt của biết bao nhiêu người lao động làm ra,và nhiều thế hệ người VN đánh đuổi ngoại xâm để tạo dựng.bài thơ đã nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống có rất nhiều thứ để chúng ta trân trọng đâu phải chỉ có vật chất.


5 - nhebaytronggio - 19:36 18-02-2012


Sau khi đọc xong tác phẩm Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán, mình đã rất xúc động. Nay đọc bài văn này, những nhân vật có thật trong đó lại hiện hữu trong đầu mình, thật là cảm động. Cảm ơn nhà thơ.


Nguồn: "Blog Dân Trí"


 


 



Từ: NghiPH
17/02/2013 21:28:37

17/02/1979- 17/02/2013- 34 năm đã trôi qua. Bài học hôm qua nhắc chúng ta phải luôn cảnh giác.


Xin được thắp nén nhang kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc chống quân Trung Quốc xâm lược. 



Từ: CucNT
17/02/2013 20:50:33

Cảm ơn anh về những thông tin! Có những nỗi đau bao năm trời ta không nói ra để giữ thuận hòa nhưng nay ta phải cất cao tiếng hát để đất nước này có mãi những "ngày bình yên"!