Học sinh : Đặng Nguyễn Nhật Minh
Lớp 10C Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG
"Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung Quốc hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa."
Quần Đảo Trường Sa nằm về phía Biển Đông. Quần đảo này bao trùm một khu vực rộng lớn từ khoảng vĩ độ 4 đến vĩ độ 12 Bắc và kinh độ 109.30 đến 118 Đông. Vùng biển này chiếm một diện tích khoảng 360.000 Km lớn hơn vùng biển Hoàng Sa (Paracels) vài chục lần, và tương đương với diện tích lục địa Việt Nam. Nếu tính từ Bãi Cỏ May tận cùng hướng Đông - Đông Bắc đến Bãi Tư Chính tận cùng hướng Tây - Tây Nam, khu vực Quần đảo Hoàng Sa trải dài tới gần 1.000 cây số. Vùng biển Trường Sa tuy rộng lớn, nhưng diện tích các đảo, bãi, cồn hay đá nổi trên mặt biển tổng cộng chỉ chừng 10 Km2. Trong nhóm quần đảo này, Trường Sa là đảo quan trọng nhất nên được dùng làm tên chung cho cả quần đảo và cũng là tiêu điểm để xác định vị trí cũng như khoảng cách và các quốc gia tiếp cận. Đảo Trường Sa nằm về hướng Đông Đông Nam bờ biển Việt Nam, cách Vũng Tàu chừng 450 cây số (300 hải lý), cách Cam Ranh chừng 375 cây số (250 hải lý), cách Quần đảo Hoàng Sa chừng 800 cây số (500 hải lý) và cách đảo Phú Quí (hay Cù Lao Thu - Poulo Cecir de Mer) chừng 320 cây số (210 hải lý). So với các quốc gia lân cận khác, Trường Sa cách Trung Hoa Lục Địa 1.500 cấy số về hướng Nam, cách Phi Luật Tân gần 500 cây số về hướng Tây và cách Sabah 320 cây số về hướng Tây Bắc.
Số lượng các hải đảo trong quần đảo được liệt kê khác nhau, tuy theo quốc gia. Theo luật gia Michael Bennett thuộc trường Đại Học Stanford, Hoa Kỳ, có tới 500 hải đảo (island), cồn hay hòn (cay), đụn (dune) và đá (rock) riêng biệt họp thành Quần đảo Trường Sa. Tuy vậy, chỉ có chừng 100 đảo, cồn, đụn, đá được đặt tên. Tàu lại cho rằng Trường Sa chỉ có hơn 100 "đơn vị". Phi Luật Tân liệt kệ một dang sánh 53 hòn đảo và cù lao trong một khu vực chừng 65.000 dậm vuông của Trường Sa mà họ gọi là vùng "Đất Tự Do" Freedomland. Thật ra, rất khó xác định số lượng các đảo, cồn, đá, đụn, bãi ngầm... thuộc quần đảo Trường Sa, vì ngoại trừ một số đảo nổi như Trường Sa, Thái Bình, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Nam Yết... và một ít tiểu đảo hay bãi san hô, hàng trăm các "đơn vị" khác đều bị ngập dưới nước khi thủy triều dâng cao.
Việc xác định đúng vị trí của các hải đảo thường trực nổi hẳn trên mặt nước rất quan trọng, vì đây là căn bản để phân chia lãnh hải, thềm lục địa và hải phận kinh tế của quốc gia làm chủ các đảo này. Hiện nay, có nhiều tài liệu liệt kê những đảo, cồn, đá, bãi... thuộc quần đảo Trường Sa. Theo quyển "Atlas for Marine Policy in Southeast Asian Sea" do University Of Caliornia Press ấn hành, Trường Sa gồm 33 "đơn vị. Chia thành 4 loại như sau :
* Hải đảo (Island) gồm 9 đơn vị : Flat Island, Itu Aba, Loaita Island, Namyit Island, Siu Cowe Island, Spratly Island, Thitu Island, West York Island.
* Hòn, Cồn (Cay) gồm 15 đơn vị : Alicia-Annie Reef, Amboyma Cay, Commodore Reef, Grierson Reef Irving Reef, Lankian Cay, Loaita Cay, London Reef Cay, Mariveles Reef, Northeast Reef, Pearson Reef NE, Pearson Reef SW, Southwest Cay, Sand Cay, Sandy Cay.
* Đụn (Dune) gồm 2 đơn vị : Gaven Reef, Landow ne Reef.
* Đá (Rock) gồm 7 đơn vị :Barque Canada Reef, Firey Cross Reef, Great Discovery Reef, London East Reef, Luoisa Reef, Royal Charlot Reef, Swallow Reef.
Về địa danh của quần đảo Trường Sa, sử ta chép là Vạn Lý Trường Sa hay Đại Trường Sa, gọi tắt là Trường Sa. Trên hải đồ quốc tế được ghi là Soratley (hay Spratly) Islands (hay Archipelago) hoặc gọi tắt hơn là Spratlies. Người Pháp gọi là Archipel des Iles Spratly. Người Tàu gọi là Nam Sa (Namsha) hay là Nam Uy (Nam Wei). Phi Luật Tân gọi là Kalayaan. Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, người Nhật gọi là Shinnan Guto.
Một số các đảo thuộc quần đảo Trường Sa được ông cha ta đặt tên dựa theo các tên lịch sử như :
- Tư Chính. Trước kia là tên của một phường của Cù Lao Ré, thuộc Phủ Quảng Ngãi. Theo sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, dân cư phường Tư Chính sống bằng nghề trồng đậu (Tứ Chính phường cư dân đậu điền). Từ cửa biển An Vinh ra đến đó phải đi mất bốn trống canh. Cũng theo sách trên, ông Lê Quí Đôn có nói tới một địa danh nữa là Tứ Chánh, tên của một thôn thuộc Phủ Bình Thuận (Phan Thiết ngày nay). Người dân thôn này cùng với người dân làng Cảnh Dương được tuyển chọn để gia nhập đội Bắc Hải. Họ chuyên đi thám sát và thu lượm hải sản thuộc quần đảo Trương Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
- Phúc Nguyên và Phúc Tần là tên của hai vị Chúa anh hùng của triền Nguyễn, Phúc Nguyên (hay Phước Nguyên, 1562 - 1635) tức Sãi Vương là Chúa thứ hai của Nhà Nguyễn. Phúc Tần (hay Phước Tần, 1619 - 1687) tức Chúa Hiền là Chúa thứ tư của Nhà Nguyễn. Ông rất thạo thủy chiến, đã đánh bại binh thuyền Hòa Lan đến cướp phá vào năm 1644. Chúa Hiền chiếm đất của người Chàm, mở rộng bờ cõi tới tận vùng Nha Trang, Phan Rang.
- Quế Đường. Tên hiệu của ông Lê Quí Đôn (1726 - 1784) là một nhà bác học thời Lê. Ông viết nhiều tác phẩm về lịch sử, địa lý và nhân văn nước ta. Trong các tác phẩm của ông, có đề cập tới địa lý vùng Hoàng Sa và Trường Sa.
- Huyền Trân. Là tên của con gái Vua Trần Nhân Tông, Công Chúa Huyền Trân được gả cho Vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy hai Châu Ô. Lý như là đồ sính lễ. Đất này sau được đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu hay gọi tắt là Thuận Hóa. Tên "Huế" ngày nay do chữ "Hóa" mà ra.
Theo bản đồ quốc phòng Hoa Kỳ (số G.9237.S.63 năm 1992), quân trú phòng Việt Nam hiện đóng trên các Bãi Tư Chính, Phúc Nguyên, Quế Dương và Vũng Mây. Các tài liệu Hoa Kỳ mới đây cũng cho biết Việt Nam đang phòng thủ trên những nhà sàn ở một số bãi đá ngầm khác. Đồn phòng ngự chính nằm trên hải đảo Trường Sa.
Đảo Trường Sa do Việt Nam chiếm giữ, cùng với Ba Bình hay Thái Bình (Itu Aba) do Đài Loan chiếm đóng, là hai đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa.
Đảo Trường Sa nằm giữa những bãi và đá vùng Tây Nam Trường Sa, là đảo lớn và quan trọng nhất trong vùng. Đảo này dài khoảng 750 mét, rộng 400 mét, cao 2 mét khi nước thủy triều cao nhất. Diện tích này có thể thích hợp với việc thiết lập một phi đạo cho phi cơ hạng nhẹ. Trên đảo không có cây lớn nhưng rau sâm mọc rất nhiều.
Vào năm 1970, quân bố phòng Việt Nam Cộng Hòa thiết lập nơi cư trú rộng rải, tiện nghi, chỉ thua cơ sở tại đảo Nam Yết. Dầu phía Tây của đảo có một cầu tàu để các tiểu đỉnh của chiến hạm có thể ra vào tiếp tế. Cầu tàu này hiện nay đã được làm lớn thêm mặc dù bị Tàu phản đối. Vì trên đảo không có cây cao nên khó ngụy trang và che dấu những công sự phòng thủ. Những loại cây thông dụng thuộc vùng duyên hải Việt Nam như phi lao, bàng bể.... có lẽ sẽ rất thích hợp nếu được trồng trên đảo này. Tưởng cũng nên nhắc rằng đảo Thái Bình (Itu Aba) hiện do Đài Loan chiến đóng được trồng nhiều cây cao rất sầm uất, che kín mọi cơ cấu phòng thủ trên đảo.
Khu vực biển từ đảo Trường Sa xuống bãi Tư Chính tuy chỉ có hai nước Việt Nam và Tàu giành chủ quyền nhưng đang trong vòng tranh chấp rất quyết liệt. Dường như chiến thuật của Tàu là tiếp tục xua quân chiếm đóng các đảo lân cận để bao vây, trước khi tấn công quân Việt Nam phòng thủ tại đảo Trường Sa.
Để gián tiếp xác nhận chủ quyền, Việt Nam hiện đã thiết lập một số hải đăng trên đảo Trường Sa và các đảo phụ cận. Ngoài việc giúp các tàu bè trong vùng định hướng trong lúc hải hành, các hải đăng cũng nói lên chủ quyền của quốc gia tạo dựng.
Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là "cát vàng" (tiếng Anh: Paracel Islands); là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông (xem Đảo Biển Đông). Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 Hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý.
Ngày xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo.
Theo truyền thống Việt Nam, địa danh là tên của một đối tượng địa lý. Quần đảo Trường Sa là tên gọi theo đối tượng địa lý trên Biển Đông. Thời Hồng Đức, trong “Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư” trên bản đồ có ghi là Bãi Cát vàng. Như vậy, với truyền thống đại chúng Việt Nam, thì thuật ngữ Bãi Cát Vàng là một từ thuần Việt để xác lập chủ quyền của nước ta đối với quần đảo này. Còn trên “Đại Nam nhất thống toàn đồ” được vẽ vào khoảng cuối thế kỷ XVIII cũng đã ghi quần đảo Trường Sa.
Như vậy, theo các tư liệu cũ thì các thuật ngữ Bãi Cát Vàng rồi sau này là Trường Sa đều là các địa danh mang từ thuần Việt, thể hiện truyền thống của người Việt Nam.
Mỗi địa danh đều có tính khoa học địa lý và nhân văn trong đó, đồng thời cũng mang tính quốc tế. Các đối tượng địa lý trên biển và đại dương nói chung, cũng như Biển Đông nói riêng đều có những tính chất ấy.
Quần đảo là tên chỉ một nhóm đảo nằm gần nhau chiếm một vùng biển có diện tích không hạn chế (ví dụ quần đảo Indonesia có diện tích hàng triệu km2, quần đảo Trường Sa có diện tích hàng trăm ngàn km2). Tên tiếng Anh là Archipelago hoặc cũng có thể dùng từ đảo với số nhiều Islands.
Đảo là một từ để chỉ một vùng đất, đá… nhô lên khỏi mực nước, ngay cả khi thủy triều dâng cao. Độ cao có thể thay đổi từ vài mét đến vài nghìn mét và diện tích thường khoảng trên 1km2. Tên tiếng Anh là Island.
Hòn là một từ để chỉ các đảo có diện tích nhỏ hơn, thường dưới 1 km2 và độ cao cũng nhỏ hơn. Tên tiếng Anh là Islet. Ví dụ Hòn Tre, Hòn Trứng Lớn…
Bãi là từ dùng để chỉ một vùng đất nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống và bị ngập khi thủy triều lên. Tên tiếng Anh là Shoal.
Bãi ngầm là từ dùng để chỉ những khu vực có kích thước đáng kể và bị ngập dưới nước tương đối sâu (có thể tới vài chục mét hoặc hơn). Tên tiếng Anh là Bank.
Đảo san hô vòng để chỉ các cấu tạo san hô dạng vòng thường là hình bầu dục không liên tục, phía trong là một vùng nước không sâu lắm (từ vài mét đến vài chục mét). Tên tiếng Anh là Atoll. Hầu hết các đảo ở hoàng sa và Trường Sa đều có dạng này. Thực tế, các đảo này đều được viết bằng Island chứ không dùng Atoll.
Rạn san hô dùng để chỉ các cấu tạo san hô còn ngập dưới biển và không có dạng vòng. Tên tiếng Anh là Reef. Từ tiếng Anh này cũng được sử dụng nhiều lần trên quần đảo Trường Sa.
Tính đại chúng của một địa danh nào đó phải được nhiều người trong nước hiểu hoặc hình dung ra đối tượng địa lý mà nó được mang tên và khi đọc lên hoặc viết ra không nhầm lẫn với một địa danh nước ngoài. Tính thống nhất của địa danh thể hiện ở chỗ trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, trong các văn bản, sách báo, bản đồ, mỗi đối tượng địa lý chỉ có một tên thống nhất, không đặt nhiều tên khác nhau để tránh nhầm lẫn. Nếu cần thiết thì ghi tên của địa phương có địa danh đó hoặc tên cũ của địa danh.
Cho đến nay quần đảo Trường Sa đã có tới hơn 150 địa danh mang tên tiếng Việt và quốc tế. Việc đặt tên các địa danh ở Trường Sa đã sử dụng hầu hết các danh từ chung như đã nêu: Đảo (Island), Bãi (Bank), Đá (Reef hoặc Rock). Trong đó đa số địa danh được đặt tên theo tính dân tộc – đó là đặt tên đã sử dụng tính mô phỏng hay đặc tả (như các tên Thuyền Chài, Sơn Ca…), danh nhân (Phan Vinh, Huyền Trân…), định hướng (Song Tử Tây, Song Tử Đông, Đá Bắc, Đá Nam…), âm hán (Kỳ Vân, Song Tử…).
Như vậy, nguồn gốc trong việc đặt tên cho quần đảo Trường Sa và các đảo, bãi, đá, hòn… trên quần đảo đó là một trong những bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam
Trong nhiều tài liệu của các tu sĩ đến truyền giáo hoặc có đi qua lãnh thổ Việt Nam còn lưu lại đều khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã xuất bản tại Roma nhiều sách bằng chữ quốc ngữ như Từ điển Việt - Bồ - La (1651), Giáo lý Giảng tám ngày (1651). Đặc biệt trong sách Regnũ Annam (1650, Vương quốc An Nam) đi kèm theo tấm bản đồ nước ta đầu tiên chú thích rõ ràng bằng chữ quốc ngữ.
phỏng đoán Alexandre de Rhodes vẽ bản đồ này theo mẫu An Nam quốc đồ (1490) thời Hồng Đức, vì để phía tây lên trên và đại cương nét biển, sông, núi cũng tương tự. Ở ngoài khơi Quảng Ngãi bản đồ Hồng Đức ghi rõ chữ Đại Hải (bằng Hán tự) còn bản đồ Đắc Lộ ghi thêm cù lao Ré (tức đảo Lý Sơn) và xa ngoài khơi là đảo Pulo Sisi ở đúng địa điểm Hoàng Sa. Như vậy Việt Nam đã làm chủ quần đảo Hoàng Sa ít nhất là từ cuối thế kỷ XVI rồi.
Hòa thượng Thích Đại Sán (1633-1704) là nhà sư Trung Hoa được chúa Minh - Nguyễn Phước Chu (1691-1725) mời sang Đàng Trong thuyết pháp về đạo Phật trong hai năm 1694-1695. Khi về nước, hòa thượng đã viết sách Hải ngoại ký sự, trong đó nói đến biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa: “Bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể gọi là Vạn Lý Trường Sa… Quảng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường… thời quốc vương trước, hằng năm thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc, khí cụ của các thuyền hư tấp vào”.
Năm 1701, đoàn giáo sĩ thừa sai sang Trung Hoa đã kể lại trong Các bức thư nêu gương sáng và giải tỏa tò mò (Lettres edifiantes et curieuses) như sau: “Với luồng gió tốt, chúng tôi xuống tàu và chẳng bảo lâu đã tới phía trên đảo Paracel. Paracel là một quần đảo thuộc đế quốc An Nam). Đó là những tảng đá rất đáng sợ rộng hơn 100 hải lý, một cơn gió lớn làm đắm tàu bất kỳ lúc nào”.
Quần đảo Paracel nằm dài gần bờ biển nước Cochinchine (Giao Chỉ gần Trung Hoa), xưa gọi là nước An Nam. Tàu Amphitrite lần đầu đi Trung Hoa tưởng là sẽ bị tử nạn nơi đây. Thủy thủ đoàn tưởng rằng chưa đến nỗi khi họ thấy con tàu chúi mũi vào một bãi biển chỉ có bốn hay năm sải nước mà thôi. Trong cơn nguy kịch đó họ nguyện cầu nếu qua khỏi họ sẽ xây dựng một giáo đường trên mộ thánh Phanxicô Xavie tại đảo Sancian (Tam Sơn). Họ được chấp nhận lời nguyền và thoát khỏi cơn nguy kịch như một phép lạ. Để kỷ niệm sự cố này, các nhà địa lý và hàng hải lấy tên tàu Amphitrite làm địa danh cho các đảo ở phía đông bắc Hoàng Sa mà ta gọi là nhóm đảo Tuyên Đức.
Năm 1833, Giám mục Taberd cho ra sách với nhan đề: Vũ trụ, lịch sử và mô tả hết mọi dân tộc, cùng tôn giáo, phong tục tập quán. Trong đó có đoạn mô tả rõ địa lý quần đảo Hoàng Sa: “Chúng tôi không đi sâu kể hết các hải đảo chính thuộc chủ quyền nước Giao Chỉ gần Trung Hoa (Cochinchine, quốc hiệu chính thức khi ấy đã là Việt Nam). Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng từ 34 năm trước đây, quần đảo Paracels gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa.
Một khu vực rắc rối như mê hồn trận gồm nhiều đảo nhỏ và các bãi cát làm cho các nhà hàng hải sợ hãi đã do người Việt Nam chiếm giữ. Chúng tôi đã không biết họ thiết lập một cơ sở nào chưa, song chắc chắn rằng hoàng đế Gia Long đã quan tâm kết hợp thêm một cánh hoa nhỏ ấy vào vương miện của mình, vì ông xét là thích hợp nên đích thân ra đảo thực hiện chủ quyền năm 1816 và trân trọng trưng quốc kỳ Việt Nam”.
Năm 1838, Giám mục Taberd xuất bản tại Serampore (Ấn Độ) bộ từ điển đồ sộ Nam Việt Dương hiệp Tự vị (Dictionarium Anamitico Latinum). Trong đó có tấm bản đồ Việt Nam cỡ lớn (40 x 80 cm) ghi tên ba thứ tiếng Việt - Hán - Latin: An Nam Đại quốc họa đồ. Bên tay phải bản đồ, phía trên vĩ tuyến 16, Taberd ghi rõ: Paracel seu Cát Vàng (đảo Paracel hay Cát Vàng).
Taberd viết chữ quốc ngữ và âm tiếng ta chứ không gọi Paracel là Hoàng Sa. Điều này càng khẳng định quần đảo Hoàng Sa và cả quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, vì xưa kia địa danh Paracel chỉ cả khối các đảo nhỏ và bãi cát suốt từ Bắc xuống Nam, mà Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ (thời Minh Mạng) gọi phần Bắc là Hoàng Sa và phần Nam là Vạn Lý Trường Sa.
* * *
Như vậy các nhà tu hành Tây phương cũng như Trung Quốc rất khách quan, thấy sao nói vậy: Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam!
Nhưng ……..
1956:Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa
1974:trung Quốc chiếm tòan bộ quần đảo Hoàng Sa
1988:Trung Quốc bắt đầu chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa
1992:Trung Quốc tiếp tục chiếm thêm một số đảo trên quần đảo Trường Sa
Từ năm 1974 đến nay Trung Quốc cho xây dựng các cơ sở hạ tầng,sân bay và tập trận trên quần đảo Hoàng Sa Trường Sa,giết hại các ngư dân người Việt.
Theo công ước quốc tế về biển năm 1982, chủ quyền và quyền tài phán được quy định như sau:
- 12 hải lý tính từ đất liền là Lãnh hải.
- 200 hải lý tính từ đất liền là Vùng đặc quyền kinh tế. (1 hải lý = 1800m).
Như vậy, nếu một quốc gia có chủ quyền với một đảo dù rất nhỏ bé, về lý thuyết, cũng sẽ có chủ quyền trên lãnh hải 12x12 hải lý vuông, có quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế 200x200 hải lý vuông, nếu không có tranh chấp chồng lấp.
Do các đảo thuộc quần đảo Trường Sa nằm rất rải rác, nên vùng đặc quyền kinh tế do quần đảo này tạo ra rộng trên 400.000 km vuông (lớn hơn diện tích Việt Nam trên đất liền).
Do tầm quan trọng của các đảo, nên các thế lực nước ngoài đã tìm mọi cách để xâm chiếm. Nhất là bọn Trung Quôc.Vây nên, quân chủng Hải quân luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, nên đã bảo vệ được toàn vẹn các đảo mà chúng ta đang kiểm soát. Thấy khó giành giật các đảo, TQ vẽ ra “đường lưỡi bò” tạo ra sự chồng lấp vùng đặc quyền kinh tế. Sự tranh chấp chủ quyền các đảo được mở rộng thành tranh chấp quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 400.000 km vuông.
Đối với chúng ta, các đảo là biểu tượng quan trọng. Nhưng không chỉ có đảo, mà Tổ quốc rộng 400 nghìn cây số vuông trên biển Đông là tài nguyên vô giá mà Tổ tiên để lại, phải bảo vệ bằng mọi giá.
Quân chủng hải quân Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ không chỉ các đảo, mà là bảo vệ toàn bộ vùng biển rộng lớn 400 ngàn cây số vuông trên biển Đông. Không chỉ các chiến sĩ trên đảo, mà còn rất rất nhiều những đơn vị khác đang ngày đêm đối mặt với gian khổ, hiểm nguy, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc,
Ở nơi đó ,nơi các anh chiến sỹ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo quê hương nằm ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, cách đất liền 250-350 hải lý, khu vực nhà giàn DK1 gồm sáu cụm:¬ Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Tư Chính, Ba Kè với 15 nhà giàn. Mỗi nhà giàn tự thân là một cột mốc đánh dấu chủ quyền lãnh hải thiêng liêng bất khả xâm phạm của nước ta ngoài biển khơi. Một ngày với lính nhà giàn DK1 giúp chúng tôi cảm nhận được sự lựa chọn cao cả của các anh ở vị trí tuyến đầu của T¬ổ quốc..... Hàng hóa tiếp viện cho nhà giàn thường phải dùng ròng rọc để kéo lên. Vào mùa biển động, sóng đánh lấp nhà giàn. Việc đưa người, hàng lên được nhà giàn cực kỳ gian khổ. Có nhiều chuyến tàu đưa quân ra đây neo đậu 15 ngày mới đưa được người lên nhà giàn. Các chiến sĩ nhà giàn DK1 làm nhiệm vụ ngoài biển Đông ít nhất 8-9 tháng mới về lại đất liền nghỉ phép một lần. Nhiều người lính khi về phép muốn ôm đứa con yêu vào lòng nhưng chúng cứ thấy mặt là chạy trốn, khóc vì còn lạ lẫm. Con khóc, bố cũng nghẹn ngào. Và khi con chưa kịp quen hơi, bố đã phải tất bật khoác balô lên vai ra lại nhà giàn tiếp tục làm nhiệm vụ... "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai..." Nhà giàn DK1 rộng chừng 100m2 được dựng lên từ những cột sắt cắm sâu xuống biển. Để tránh nguy hiểm cho nhà giàn, các tàu hải quân khi đưa lính ra đây phải đậu ở xa rồi dùng thuyền nhỏ đưa người lên nhà giàn. “Tiêu chuẩn” cho một ngày tắm giặt của lính nhà giàn là một xô nước 15 lít. Nước tăm xong được giữ lại trong thau để giặt giũ và tưới cây. Với 17 năm kinh nghiệm ở nhà giàn, thiếu tá Hoàng Văn Thảnh có thể giật được gần 100 con cá kìm trong một ngày để phơi khô dự trữ cho những ngày biển động.
“Tôi là người lính đã có 25 năm phục vụ trong ngành hải quân, trong đó có 18 năm gắn bó với biển đảo và thềm lục địa DK1. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là tuần tiễu bảo vệ khu vực thềm lục địa được phân công, sẵn sàng nhận các nhiệm vụ khác khi có lệnh. Ngoài những lúc tàu đi làm nhiệm vụ, vị trí trực sẵn sàng chiến đấu của chúng tôi là neo hoặc chạy chống sóng dưới khu vực chân nhà giàn DK1. Bình thường sóng yên biển lặng, phong cảnh khu vực rất nên thơ. Chúng tôi có thể hạ xuồng nhỏ vào thăm anh em trên nhà giàn và mời anh em xuống tàu chơi, những lúc như thế tình cảm thật là nồng thắm. Nhiều anh em không chịu được sóng nhưng vì ở trên nhà giàn lâu nhớ đất liền, ”khát” tin tức, vì vậy cũng cố gắng xuống để nghe những câu chuyện về đất liền, gia đình, đơn vị, quê hương…
Nhưng những khoảnh khắc như vậy cũng rất hiếm hoi, lâu lâu thời tiết mới ưu ái ban tặng cho một buổi, còn lại triền miên là những tháng ngày cả tàu và nhà giàn chúng tôi phải gồng mình chịu đựng, chống chọi với những cơn sóng gió rất vất vả. Nếu sóng gió cấp 7-8 thì tàu chúng tôi cứ chạy vòng quanh nhà lô chống sóng, đồng thời cũng sẵn sàng cấp cứu khi có sự cố hoặc nhà lô đổ. Chỉ có vậy song đối với chúng tôi cũng đã là một hạnh phúc lớn, vì tuy vất vả, nguy hiểm nhưng có tàu dưới chân nhà giàn anh em cũng bớt đi những nỗi lo đang rình rập của thiên tai.
Điều làm chúng tôi day dứt và thương nhất cho các đồng chí của mình là khi gặp cơn bão nào tràn qua khu vực, lúc đó tàu chúng tôi có ở lại cũng bị sóng gió nhấn chìm, chính vì vậy những lúc cam go nhất lại là lúc chúng tôi phải nói lời tạm biệt đồng đội gấp rút đi tránh bão. Những lúc như thế chỉ có những người trong cuộc mới thấu hiểu được tâm trạng tinh thần quyết tâm của các anh khi ở lại.
Ngoài những công tác chuẩn bị an toàn sẵn sàng nếu nhà lô đổ, các anh còn phải có những bước chuẩn bị cho sự hy sinh của chính bản thân mình và đồng đội. Những đêm mưa giông gió giật, những cơn sóng hung dữ cứ ầm ầm dội vào chân nhà giàn, có khi nước đánh lên cả phòng ở, toàn bộ nhà rung lên bần bật, đồ đạc rơi loảng xoảng. Không ai có thể ngủ được, họ thức để chống chọi với sóng, để nhận sự chỉ đạo từ sở chỉ huy, để sẵn sàng đón nhận sự hy sinh vì sự sống còn của vùng biển và thềm lục địa của Tổ quốc. Sự hy sinh, vất vả thầm lặng của các anh đã âm thầm có từ 20 năm nay, để cho đến hôm nay dù đã phải trải qua và chống chọi với nhiều âm mưu nhằm chiếm đóng của nước ngoài nhưng vùng biển và thềm lục địa DK1 vẫn hiên ngang đứng vững và là một phần không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam.
Xin gửi lời cảm phục và tri ân tới toàn thể các anh. Các anh sẽ mãi là những người con ưu tú của Tổ quốc, của nhân dân Việt Nam." - Phạm Huy Liệu
Qua đó ,chúng ta có thể hiểu được sự khó khăn gian khổ của các chiến sỹ ,bộ đội hải quân khi vừa sống trong điều kiện thiếu thốn ,vừa gánh vác trên vai trọng trách nặng nề ,thiêng liêng của Tổ Quốc .
Từ bao đời nay tự hào Việt Nam ta đó,vẫn bước hiên ngang qua bao phong ba ông cha chúng ta kiên cường.Một lòng tin yêu luôn sắc son.Một dòng máu nóng yêu nước non.Một lòng bên nhau ta sát vai giữ trọn bờ cõi Việt Nam. Hoàng Sa, Trường Sa sẽ mãi mãi là của chúng ta.Dù phải hi sinh nhưng ta quyết giữ biễn đảo quê hương.Từ nghìn năm nay đã chiến thắng lũ giặc ngoại xâm.Là người Việt Nam ta xin ngã xuống vì biển đảo quê hương .Bạn và tôi đây hãy xứng đáng là người Việt Nam. Một lòng bên nhau ta giữ trọn bờ cõi Việt Nam.
Tags: Cucnt Sưu Tầm