GIỜ TÝ, THÁNG TÝ, VÀ NGUỒN GỐC TẾT ÂM LỊCH
Người phương Tây gọi Trung Quốc là China, chữ này có gốc từ Qin (Chin), tức là vương triều nhà Tần với Tần Thủy Hoàng khét tiếng bạo ngược. Người China tự gọi mình là quốc gia ở giữa (Tung Của), xung quanh là người Man, Di, Rợ, Khương… Người Việt bị nô dịch rồi cũng bắt chước gọi theo là Trung Quốc.
.
Thời cổ đại trên vùng đất bây giờ là China có nhiều quốc gia nhỏ, gồm hai chủng tộc chủ yếu, là người Hán, và các tộc Bách Việt. Người Hán ở phía Bắc, Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử (Trường Giang). Hán Khẩu có nghĩa là “cánh cổng vào nước Hán” là một địa danh cổ nơi Hán Giang nhập vào Dương Tử, bây giờ đã nhập vào thành phố Vũ Hán.
.
Cư dân Bách Việt vốn gốc trồng lúa, không giỏi kiếm cung cưỡi ngựa như người Hán gốc săn bắn, nên dần dần đã bị đồng hóa gần hết vào nước Hán. Khi chinh phục Bách Việt, người Hán cũng thu nhận các nét văn minh của Bách Việt, trong đó có Tết Âm lịch gắn liền với thời vụ lúa nước. Sách Kinh Lễ chép lời Khổng Tử nói rằng: “Ta không biết Tết là gì. Nghe đâu đó là tên của một lễ hội lớn của bọn người Man (cách người Hán gọi Bách Việt). Họ nhảy múa như điên uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó. Họ gọi ngày đó là: Tế Sạ".
.
Vậy Tết Âm lịch nguyên thủy có phải lúc nào cũng là vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai Dương lịch như bây giờ không? Câu trả lời là không.
.
Năm Âm lịch gồm các tháng Dần (Giêng), Mão (Hai), Thìn (Ba), Tỵ (Tư), Ngọ (Năm), Mùi (Sáu), Thân (Bảy), Dậu (Tám), Tuất (Chín), Hợi (Mười), Tý (Một), Sửu (Chạp). Một ngày cũng được chia thành 12 giờ theo tên gọi các con giáp như vậy. Cái cũ đã đến tận cùng thì hẳn phải là bắt đầu của cái mới. Giờ Tý, tức là nửa đêm, được coi là bắt đầu của ngày mới, vì khi âm khí đạt tới cực tận thì dương khí đến lúc sinh ra. Tháng Tý là tháng có ngày Đông Chí (giữa Đông), sau khi trời đạt đến lạnh nhất thì trời hẳn sẽ phải ấm lên. Bởi vậy người Bách Việt cổ đã chọn tháng Tý là tháng đầu năm. Có lẽ không phải là ngẫu nhiên mà tháng Tý lại có tên gọi là tháng Một, nhưng tiếc thay bây giờ nhiều người Việt vẫn gọi lầm tháng Tý là tháng Mười Một. Như vậy, Tết Âm lịch ở Bách Việt cổ cũng gần trùng với Tết Dương lịch bây giờ, sang đến đời Hán, Tết của người Bách Việt mới bị chuyển sang tháng Dần [Nguyễn Ngọc Thơ: "Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong quan hệ với văn hóa truyền thống Việt Nam", Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, 2011].
.
Sử China cũng chép rằng Tết cũng thay đổi nhiều lần theo các triều đại: Triều Hạ thì chọn Tết vào tháng Dần, triều Thương thì chọn tháng Sửu, triều Chu thì chọn tháng Tý, triều Tần thì chọn tháng Thìn, triều Hán đổi lại về tháng Dần…
.
Như vậy, Tết Âm lịch có nguồn gốc từ văn minh lúa nước của Bách Việt, và nguyên thủy là vào tháng Tý. Người Việt Nam coi trọng Tết Âm lịch, điều ấy cũng chính đáng, nhưng nhất quyết đừng gọi nó là Tết Tàu hay Tết China mà oan uổng cho truyền thống cội nguồn. Việc đặt Tết Âm lịch vào tháng Giêng (tháng Dần), hay hay tháng nào khác thật ra cũng chỉ là do các triều đình ngày xưa do người Hán thống trị trên đất nước China tự thay đổi đi, người Việt bị nô dịch cả ngàn năm nên cũng bị bắt buộc mà theo. Giả sử bây giờ người Việt có đổi lại Tết âm lịch vào tháng Tý để cho trùng với Tết dương lịch thì cũng chỉ là khôi phục lại một truyền thống xưa đã mất mà thôi.
Tags: 3Chai