BLOGS  
 
RSS
Viết Cho Em
Ngày đăng 16/08/2011 12:52:47 bởi NhuanNT

Tôi nghe tin em bệnh nặng lắm, bệnh nan y. Hơn 30 năm qua không gặp được em, cô gái nhỏ nhắn, dáng vẻ hiền lành, duyên dáng và nhỏ nhẹ ấy ra sao rồi ?

Có vẻ như sự ‘xuất hiện’ của tôi là điều em không chờ đợi. Tôi cũng biết vậy vì chẳng ai muốn bạn bè cũ gặp lại mình khi mình đang bệnh tật thế này, khi mình không còn hơi sức và niềm vui cho cuộc sống nữa thì bạn bè cũng chằng an ủi được bao nhiêu. Đôi khi, sự vui vẻ của bạn bè  lại làm mình tủi thân và mặc cảm, và có khi là sự mệt mỏi.

Nhưng em ạ, bệnh tât là một qui luật của cuốc sống. Theo đạo Phật, có thành thì có hoại. Thân ta dù có lúc đã đẹp đẽ, khỏe mạnh bao nhiêu thì cũng có lúc nó già cỗi, bệnh tật và trở về cát bụi. Chị đang làm việc với những người bệnh nên chị ‘ngộ’ rất rõ qui luật ấy. Chữ ‘ngộ’ không chỉ là hiểu mà gồm cả cảmthông. Chị biết khi cơn đau đến, em phải vật lộn với từng hơi thở , hơi thở mà những người khỏe mạnh rất coi thường và chẳng biết nó quí giá thế nào đối với sự sống. Chị nhìn em thắt lòng, biết nói gì với em? Và em cũng không cần nói gì cả, ngôn từ ở đây thật vô duyên.

Hãy lặng yên nghe từng hơi thở của mình em nhé. Em đã thở hơi thở đầu tiên cùng với tiếng khóc chào đời, em đã thở hơi thở tự do và vô tư của tuổi ấu thơ, em đã thở hơi thở hồi hộp, xao xuyến của tuổi trưởng thành, đã khóc, đã cười cho tình yêu của em. Em đã mang lại hơi thở cho 2 đứa con yêu quí. Mỗi hơi thở là ta gom năng lượng sống của đất trời vào trong lồng ngực, cho ta yêu thương và an lạc đến hết kiếp này.

Chị chẵng muốn an ủi em bằng những lời nhạt nhẽo mà bản thân chị cũng không tin. Chị chỉ thầm cầu mong cho em thanh thản chấp nhận cơn đau. Chị cầu mong có những thiên thần luôn ở bên em, dùng cánh nâng em lên, dùng vai làm chỗ dựa cho em lúc em khó thở và đau đớn. Thiên thần ơi, hãy đưa thêm oxy, thêm hương hoa đồng cỏ cho em thở khi cơn đau đến, hãy hát ru em lời hát của gió  của lá cây, của mây của suối, của biển cả cho em ngủ ngon. Thiên thần ơi, hãy ôm em tôi vào lòng để em thấy ấm áp khi giá lạnh, thấy mát mẻ khi nóng bức và hơn tất cả, thấy được yêu thương.

Tôi viết những dòng này trong tưởng tượng. Tôi thấy em ngồi bên tôi, lặng yên và xa vắng. Chúng tôi không nói gì. Tôi cầm lấy tay em, gày gò. Tay tôi cũng lạnh lắm, nhưng em, em có cảm thấy hơi ấm của lòng tôi ?



Bookmark:

[ Xem thêm Emoticons ]



Xem 1 - 6 của tổng số 6 Comments

Từ: camtumai
21/08/2011 14:31:09


Nhuận ơi, chị rất đồng cảm với nỗi niềm chia sẻ của Em. Chị cũng đến nà và gọi điện chuyện trò cùng Em ấy. Em ấy vẫn dũng cảm chịu đựng và không muốn nhiều người biết về nỗi đau của mình. Chị luôn cầu mong em gái của chúng mình có sức lực chống đỡ và mong có những điều kỳ diệu của cuộc sống sẽ giúp em ấy chiến thắng căn bệnh nan y.



Từ: HuongNT
20/08/2011 22:29:08

Chị Nhuận ơi! Em đọc bài viết của chị mà nước mắt cứ chảy ròng ròng vì em cũng là một người trong cuộc nên em rất hiểu những điều chị nói. Em sẽ nói để bạn ấy đọc bài viết của chị. Cám ơn chị rất nhiều!



Từ: ThoaNP
19/08/2011 17:01:23

Bài viết của Nhuận làm mình nhớ lại những cảm giác khi chăm sóc Ba, Bố chồng, Mẹ lúc bệnh nặng. Giờ các cụ đều đã đi xa, nhưng nhớ lại nước mắt vẫn trào ra.



Từ: NghiPH
18/08/2011 19:03:39

Chị Nhuận ơi! Chắc chắn là cô gái nhỏ nhắn, dáng vẻ hiền lành, duyên dáng và nhỏ nhẹ ấy đã cảm thấy hơi ấm của lòng chị.



Từ: HanhLM
17/08/2011 10:36:00

Chị Nhuận đã chia sẻ một bài viết thật sâu lắng, xúc động.


Anh Phư đã có một bài giảng thật bổ ích đối với tất cả mọi người.


Cám ơn cả hai anh chị nhiều ạ!



Từ: PhuND
16/08/2011 15:12:41

Phư biết chị Nhuận vết cho ai rồi. Hãy cố lên Bạn nhé. Phư gửi một bài viết của mình về



THỞ DUY TRÌ SỰ SỐNG VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE


            &nb sp;                         &nb sp;        Nguyễn Đình Phư


Thở là một trong chín biểu hiện sống của tế bào và là yếu tố bắt buộc của mọi cơ thể sống. Ngưng thở là đồng nghĩa với cái chết. Ngoại trừ một số vi khuẩn yếm khí, chúng chỉ hoạt động khi có ôxy, tồn tại không cần thở, còn lại đa phần sinh vật phải hô hấp mới tồn tại được. Từ tế bào, mô, cơ quan bộ phận đến các cơ thể sống tiến hóa như  động vật và  con người đều phải thở.


Mặc dù phải thở để có ôxy () và trao đổi khí carbonic () nhưng phần lớn chúng ta không để ý rằng chúng ta đang thở. Con người có thể nhịn ăn trong khoảng 8 đến 10 ngày, nhịn khát cỡ 3 - 4 hôm, nhưng nhịn thở thì nhiều lắm là 3 - 4 phút. Trong một ngày chúng ta tiến hành thở khoảng 16.000 - 23.000 lần. Cũng chưa có ai tiến hành nghiên cứu có bao nhiêu phương pháp thở, bao nhiêu kỹ thuật thở, v.v… Chúng tôi muốn giới thiệu ba phương pháp thở sau đây mà con người có thể thực hiện nhằm duy trì sự sống và nâng cao, duy trì bảo vệ sức khỏe.


I. PHƯƠNG PHÁP THỞ PHỔI


Đó là Phương pháp hít vào mũi, đưa ôxy đến Phổi để các phế nang trao đổi khí carbonic lấy ôxy làm sạch máu và trả về cho Tim. Mỗi hơi thở của con người hít vào khoảng 250 cm3 khí ôxy và thải ra khoảng 200 cm3  khí carbonic. Con người có thể điều tiết lượng ôxy thu vào và lượng khí carbonic thải ra nhờ kỹ thuật hít thở. Tồn tại một vùng của não người có thể điều tiết lượng ôxy và carbonic. Khi lượng carbonic trong máu nâng lên thì tính acid tăng theo và vùng não này bắt buộc chúng ta phải thở ra.


Hiện tượng thở gấp chứng tỏ rằng lượng khí carbonic trong máu dư thừa đã làm tăng lượng acid. Cơ thể chóng mệt mỏi.


Khi thở chậm (hoặc thở sâu) kéo theo lượng oxy quá nhiều hoặc thở ra nhiều lượng khí carbonic làm tăng tính kiềm nên gây ra hiện tượng chóng mặt.


Những kiểu thở như gò bó, nhịp thở mất tự nhiên có thể làm thay đổi lượng ôxy và carbonic dẫn đến rối loạn cơ chế phản hồi điều khiển lượng ôxy hít vào và lượng khí carbonic thở ra.


Các chứng bệnh về hô hấp cũng làm thay đổi nhịp thở của phổi và đương nhiên chúng có nguy cơ dẫn đến các rối loạn tương tự.


Để điều khiển được lượng ôxy thu vào và lượng carbonic thải ra một cách hợp lý, chúng ta có thể tạo ra các kỹ thuật hít thở phù hợp. Các kỹ thuật hít thở này nhằm hạn chế được việc thở quá ngắn (nông) hoặc thở không đều. Phải tiến hành hít căng lồng ngực cho không khí tràn vào cả hai lá phổi. Ưỡn ngực ra phía trước. Ngưng thở (nín thở) làm cho lồng ngực căng phồng lên. Thời gian ngưng thở thường là 2 - 4 lần thời gian hít vào. Sau đó thở ra từ từ bằng mũi với thời gian 1 - 2 lần thời gian hít vào. Khi thở ra người ta thường thở hết không khí rồi mới tiếp tục nhịp thở khác. Cũng có kỹ thuật hít vào mũi như trên cho căng lồng ngực, ngưng thở 2 - 4 đơn vị thời gian sau đó thở ra bằng miệng. Có nhiều kỹ thuật hít - thở phát ra âm thanh phì - phì … Khi thở phổi, người ta cũng có thể cúi gập người để nén đẩy hết khí carbonic ra ngoài, cũng có thể kết hợp vung tay và dạng chân như trong các bài tập thể dục hàng ngày. Phương pháp thở phổi hoàn toàn theo bản năng và Y học phương Tây luôn khuyên mọi người hít thở phổi như trên.


II. PHƯƠNG PHÁP THỞ BỤNG


Khác với phương pháp thở phổi, trong Y học phương Đông có một phương pháp thở khác, đó là thở bụng. Theo quan điểm của Đông Y, thì con người không có khả năng co bóp phổi như co bóp tim. Việc đưa được ít hay nhiều lượng oxy vào phổi tùy thuộc vào sự vận động của cơ hoành. Cơ hoành có hình vòm, ngăn khoang ngực và khoang bụng giữa. Khi vận động cơ hoành thì con người có khả năng đưa oxy xuống tận đáy phổi. Đáy phổi lại là nơi phần lớn máu lưu thông. Vì vậy thở bụng là một phương pháp khác thở phổi vẫn có thể làm tăng dung tích của phổi.


Tư thế hít thở bụng có thể đứng, nằm ngồi đều được. Hai tay buông lỏng. Một dạng thư giãn nhẹ. Hít mũi từ từ sâu vào bụng làm cho bụng căng cứng, bụng càng to càng tốt. Tiếp đến là nín thở. Thời gian ngưng thở cũng dài hơn hít vào khoảng 2 - 4 lần. Sau đó thở ra miệng thật chậm rãi với thời gian dài khoảng hai lần thời gian hít vào.


Phương pháp thở bụng đã trở thành nét đẹp văn hóa và là một phương thức dưỡng sinh của Đông Y, có tác dụng bảo vệ sức khỏe của những người Trung quốc, Việt Nam, Nhật bản và Hàn Quốc …


III. PHƯƠNG PHÁP THỞ TẾ BÀO


Khác với hai phương pháp thở phổi và thở bụng nêu trên, chúng tôi đã đề nghị phương pháp hít thở tế bào dưới đây.


Như trên đã phân tích, tế bào là cội nguồn của sự sống, tế bào có chín biểu hiện sống và hô hấp là một trong các biểu hiện đó. Rõ ràng, không chỉ có phổi mà bất cứ cơ quan bộ phận nào trên con người cũng đều có khả năng hô hấp.


Phương pháp thở tế bào được thực hiện như sau: Tư thế thoải mái, an toàn. Hai tay buông lỏng. Chọn đích đến để hít thở (dù là bàn chân hay ngón tay … tới vùng đang đau, đang có bệnh). Hít từ từ vào mũi kèm theo ý tưởng mình thích (thường là ý tưởng tích cực: vui vẻ, khỏe mạnh, bình an, v.v…). Khoảng thời gian hít vào này là một đơn vị. Tiếp đến ngưng thở và lặng yên cảm nhận hơi thở lan tỏa ở vùng đích đến. Thời gian ngưng thở dài bằng  2 - 4 đơn vị thời gian hít vào. Sau cùng thở ra từ từ bằng miệng kèm theo ý tưởng mình thích (thường là ý đuổi hết những tiêu cực ra ngoài: mệt mỏi, phiền muộn, âu lo, căng thẳng, bệnh tật, … ). Thời gian thở ra dài bằng hai đơn vị thời gian hít vào. Hãy hít vào mũi nhẹ nhàng chậm rãi ngưng thở cảm nhận ở đích rồi thở ra bằng miệng từ từ kèm theo ý tưởng mình thích). Đó là một nhịp thở tế bào. Có thể hít thở tối thiểu khoảng 5 nhịp như vậy, nhưng đôi khi, nếu có thời gian thì tăng số nhịp thở tế bào nhiều hơn.


Hít thở tế bào không phải tiến hành thường xuyên, nó chỉ được ứng dụng khi thư giãn, khi muốn làm tan biến cơn đau trên thân thể mình. Thở tế bào giúp thân thể nhanh chóng vào trạng thái thư giãn. Thở tế bào có thể làm dịu nhiều cơn đau chỉ sau dăm nhịp. Thở tế bào là một phương pháp thở mới, nó có tác dụng giúp các tế bào, mô và các cơ quan bộ phận giải tỏa nhanh những ách tắc nhờ tăng cường các phản ứng sinh hóa tại chỗ. Thở tế bào cũng giúp hóa giải những ưu lo buồn phiền và thay đổi trạng thái tâm lý tiêu cực.


IV. THỞ VỚI ĐỜI SỐNG


Trước hết hít thở như là điều kiện đủ để tồn tại. Không khí tuy là của chung vô tận, nhưng không phải ai cũng biết khai thác và quý trọng không khí. Còn thở tức là còn sống. Thở giúp tất cả các tế bào, cơ quan bộ phận trong người chúng ta tổng hợp và giải phóng thực hiện quá trình trao đổi vật chất.


Thí dụ dưới đây nói lên rằng tất cả các tế bào luôn luôn cần ôxy:


C6H12 O 6 + 6O2 + 6H2O   6CO 2 +  12 H2O + Năng lượng.


Như vậy một tế bào có được trao đổi ôxy hay không sẽ là thước đo sức khỏe của cá nhân đó. Ngoài ra hít thở còn giúp điều hòa, thư giãn khi bị căng thẳng. Hít thở tốt là tăng năng lượng, nghĩa là tăng thần khí cho con người khoẻ mạnh.


V. THỞ VỚI BỆNH TẬT 


Nếu con người thiếu dưỡng khí thì chức năng hệ tuần hoàn giảm dẫn đến tăng các độc tố trong máu làm chậm các quá trình trao đổi chất, làm suy kiệt sức khỏe và cơ thể rất dễ bị nhiễm bệnh. Tình trạng này sẽ rất nguy hiểm đối với người lớn tuổi: thở khó, ngộp thở … Vì vậy cần phải biết thở và phải luyện tập hàng ngày.


Khi bi nhiễm bệnh, hoặc có cơn đau đột xuất mỗi người có thể tự hoá giải bệnh đó, cơn đau đó bằng phương pháp hít thở tế bào vừa nêu ở trên. Hít thở tế bào có thể góp phần làm tan cơn đau và giúp làm giảm 30 - 50 % bệnh, nhức mỏi trên thân thể.


VI. KỸ THUẬT HÍT THỞ


Chúng ta đã biết tầm quan trọng của thở và cũng đã biết ba phương pháp hít thở. Bây giờ chúng ta bàn đến kỹ thuật hít thở. Mỗi người nên:


·         Có tư thế thoải mái.


·         Hít sâu vào mũi.


·         Hít đến nơi mình muốn.


·         Kèm ý tưởng tích cực.


·         Thở ra bằng miệng.


·         Kèm ý tưởng đuổi hết tiêu cực.


·         Chú ý sử dụng môi trường trong sạch, bình an.


Mỗi người không nên:


·         Có tư thế gò bó, khó chịu.


·         Gồng người tạo tiếng gió.


·         Thở tức tối.


·         Thở dốc ào ào.


·         Lơ là việc quan tâm môi trường đang hít thở.


VII. KẾT LUẬN 


HÍT THỞ LÀ BIỂU HIỆN CỦA SỰ SỐNG. Con người rất cần không khí, thiếu ôxy có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cần phải chú ý đến phương pháp thở và kỹ thuật thở, thậm chí cả tư thế trong khi thở. Cả ba phương pháp thở đều cần có những kỹ thuật hỗ trợ kèm theo. Mục đích lớn nhất vẫn là duy trì lượng oxy cần thiết và thải carbonic ra ngoài một cách hợp lý. Điều khiển được hơi thở đến nơi mình muốn và theo ý tưởng mình thích không còn là vấn đề nan giải một khi chúng ta biết thở tế bào. Ngoài sự cần thiết thở để duy trì sự sống, chúng ta cần phải biết thở trong thư giãn, điều hòa nhịp thở đến tận các tế bào, các vùng mô hoặc các cơ quan đang có ách tắc.


Thở thật sự là điều kiện bắt buộc để duy trì sự tồn tại của bất cứ cơ thể sống nào. Biết thở cũng có thể tăng cường và bảo vệ được sức khỏe cho chính mình. Thở cũng có thể hóa giải được một số bệnh, hóa giải được những cơn đau  trên thân thể, làm dịu được thần kinh đang bị căng thẳng.


Không khí là của chung, nhưng cũng không phả là vô tận như nhiều người vẫn tưởng. Mỗi người phải trồng và chăm bón cây xanh, ngăn ngừa việc thải khí carbonic … cũng phải biết tạo ra môi trường trong sạch và đầy đủ dưỡng khí cho mình và cho cộng đồng không chỉ hôm nay mà còn cho các thế hệ con cháu chúng ta mai sau nữa.