Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 4509 - Tổng số hồi đáp: 7




Posted By: HanhLM on 23/03/2011 09:01:31


Ơ, chỗ này là Phòng chẩn trị đông y để LiênNT "kể lể" bệnh tình xin ông lang ThongNV bắt mạch kê đơn đấy à? Anh em nhà này lâu ngày gặp nhau, không gặp nhau ở đâu cho nó "hoành tráng" mà lại rủ nhau đến Phòng mạch thế này!

Nói vui thôi, "ông lang" ThongNV cứ việc hành nghề ở "Phòng mạch KGU" này cho người KGU được nhờ nhé. Những bài thuốc của "ông lang" rất hữu ích, thiết thực đối với tất cả ace KGU đấy, cả "Nam, Phụ, Lão, Ấu". Xin cám ơn tấm lòng và công đức của "ông lang" Thông nhé! 

Trở về đầu




Posted By: LienTT on 22/03/2011 22:02:42


Anh Thông có bài thuốc đau lưng không chỉ bảo cho em với(Loại trừ gai và vôi đốt sống). Nếu có anh cho em bài đơn giản, phức tạp em không đủ kiên nhẫn để theo đâu.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 17/03/2011 11:30:23


@ Liên: Giá đỗ chỉ chữa mất giọng thôi. Nhưng khi giảng bài nhiều để cho giọng nó trong thì cũng nên uống. Các ca sĩ thường hay dùng cách này để giữ giọng mà.

Bài thuốc Liên dùng cũng tốt, nhưng đường phèn khó kiếm và người cao huyết áp không nên dùng đường phèn. Trên 40 tuổi là phải quan tâm đến huyết áp rồi.

Trở về đầu




Posted By: LienTT on 16/03/2011 22:49:43


Anh Thông ơi chỉ giá đỗ xanh hấp mà chữa được đau họng của giáo viên thì tốt quá còn gì bằng. Em vừa qua qua 10 ngày giảng liên tục nên đợt này không biết còn cơ hội thử bài thuốc của bác không. Đợt vừa rồi em dùng gừng hấp với chanh+đường phèn nên thoát viêm họng.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 16/03/2011 22:26:01


Tùy theo người nào hợp với bài thuốc nào sau đây, nhưng trước tiên dùng bài số 1,nếu không hợp thì dùng bài số 2.

 Gừng tươi, loại già. Rửa sạch sau đó nướng chín. Lấy một vật nhọn cắm vào củ gừng cho vào bếp (bếp ga hoặc bếp than) nướng, khi cắt ngang củ ngừng thấy dẻo và chuyển sang mầu vàng hết là chín. Lấy giấy ăn lau sạch (không rửa nước, nếu rửa nước thì hiệu quả giảm đến 70%) sau đó cắt lát mỏng.

1. Cho vào chén nhỏ và chộn với một ít muối tinh. Đậy lại.

2. Cho vào chén nhỏ và đổ mật ong vào. Đậy lại

Cách sử dụng: Đánh răng, súc miệng nước muối. ngậm một lát gừng. Không nhai chỉ ngậm. Khi nước miếng chảy ra cứ để nó chôi xuống cuống họng. Khi cảm thấy hết vị cay thì ngậm miếng khác. Đi ngủ cũng ngậm.

Liên là giảng viên thương hay bị khan giọng thì làm như sau.

Mua giá đỗ xanh khoảng 200 g. Rửa sạch. hấp cách thủy với một hai hạt muối nhỏ hoặc bằng hạt đậu xanh muối tinh. Vắt lấy nước uồng. Mỗi ngày 2-3 lần.

Trở về đầu




Posted By: LienTT on 16/03/2011 21:45:29


Bác Thông bảo cho em bài gững chữa ho với

Trở về đầu




Posted By: HanhLM on 14/03/2011 22:13:30


Cám ơn ông lang Thông của KGU nhé! Công nhận anh universal thật.

Anh Thông cứ như con tằm nhả tơ cho người KGU ấy nhỉ?

Trở về đầu

Posted By: ThongNV trên 14/03/2011 20:39:40


SỬ DỤNG GỪNG

1.    Đông y chữa bệnh dựa trên cơ sở kinh dịch. Điểm mấu chốt nhất là cân bằng âm, dương. Theo kinh dịch thì bất kỳ vật thể (tổng thể hoặc vật cụ thể ) nào cũng có phần âm và dương. Ví dụ: xét về tổng thể một con người thì đỉnh đầu là dương (+), chân là âm (-); bụng là âm và lưng là dương. Nhưng khi xét cụ thể về bàn tay hoặc bàn chân thì mu bàn tay (bàn chân) là dương, lòng bàn tay (bàn chân) là âm. Trong con người âm dương cân bằng thì không phát sinh bệnh tật. Cần bằng có cân bằng thấp, cân bằng trung bình, cân bằng cao và cân bằng cực cao. Cân bằng thấp, con người không phát phát sinh bênh nhưng không khỏe (yếu). Vì vậy, có những người “chói gà không chặt” nhưng không bị ồm hoặc chỉ ốm vặt và rất thọ. Nhưng có những người thời thanh niên rất khỏe (thời điểm đó cân bằng cao hoặc cực cao), nhưng khi nhiều tuổi hay mắc bệnh hiểm nghèo (mất cân bằng).

Đối với cây cối hoa quả cũng vậy. Thân cây (từ trên mặt đất) là dương, dưới (củ hoặc rễ) của cây là âm. Củ: vỏ là âm, ruột là dương. Quả: tuy theo từng loại quả mà xác định âm dương khách nhau. Nếu không vì mục đích chữa bệnh thì tốt nhất ăn hoa quả ăn cả vở, ăn củ không cần gọt. Ví dụ: Bác Hồ ăn hành không bao giờ bỏ rễ (gọi là tiết kiệm). Gừng nướng, đập dập cho vào nồi phở không bao giờ gọt vỏ. Hành củ, Tỏi củ không được bóc trắng hết, phải để một lớp vở mỏng (nếu không dung làm vị thuốc).

2.    Củ gừng:

-        Vở củ gừng là âm; ruột củ gừng là dương. Khi nấu ăn nên rửa sạch và thái lắt hoặc đập dập.

-        Khi chữa bệnh tùy theo loại bệnh mà bỏ vở hoặc dùng cả: Nếu cảm lạnh mà không có trà gừng thì lấy ruột củ gừng xay vắt nước uống,  bã đánh cảm. Nếu cảm nắng thì gọt vỏ củ gừng xay nhỏ vắt nước uống, bã đánh cảm. Tốt nhất mua gừng già, rửa sạch, xay nhỏ ngâm rượu dung để đánh cảm, xoa bóp chân tay đau khi trở trời hoặc trời lạnh.Không được dùng dầu cao Sao vàng hoặc dầu gió có tinh dầu để đánh cảm. Nếu dung không khéo sẽ bị liệt hệ thống thần kinh vận động. Nguyên nhân, chất dầu bịt lỗ chân lông không cho mô hôi và nhiệt thoát ra. Thời học dự bị ở Erevan (Liên xô) sinh viên VN tặng cô giáo mấy hộp dầu cao sao vàng, do tiếng còn kém không chỉ dẫn cụ thể nên bà giáo bị lạnh đã bôi gần hết hộp dầu và phải đi cấp cứu vì bỏng da.

-        Khi dùng Sâm hấp cơm cho người ốm hoặc cho trẻ em cần cắt một lát mỏng gừng nướng bỏ vở cho vào cùng để tranh lạnh bụng. Đặc biệt trẻ em từ khi sinh ra mà mỗi năm vào tháng 1 đến ba âm lịch mà cho uống khoảng 15 lần sâm hấp cơm (cách một ngày uống một ngày) thì cả năm không có mụn nhọt mặc dù chạy nắng suốt ngày. Uống sâm cần theo dõi phân khi đi đại tiện để điều chỉnh tăng hoặc giảm gừng.

 

Nhân Hàm gửi mọi người File công dụng của Gừng tôi có cảm hứng viết mấy dòng để ACE KGU tham khảo.

28/12/2024