Tổng số lần xem: 10603 - Tổng số hồi đáp: 19 |
|
Posted By: HanhLT on 23/03/2011 11:00:38 |
|
@Thông, g/v ở ngoại thành và nông thôn, ngày lễ được phụ huynh biếu cân gạo nếp, nải chuối xanh, con gà... đã là nhiều thế nên nhiều g/v phải bỏ nghề, tiêu cực"nặng" không phải không có. Về cải cách GD trên đài báo nói nhiều, tôi chỉ đá gà đá vịt ít cảm nghĩ của mình mà thôi. Con dại, cái mang... cũng có nhiều trẻ quá hiếu động, nên thày cô giáo vất vả và chuyện phụ huynh phải biết ơn nhà trường cũng là thường thôi mà @ Nhuận, bao giờ GD VN phát triển được như các nước tiên tiến thì thật hạnh phúc... chị nghĩ ai cũng mong được như vậy. Nếu xóa bỏ bao cấp trong GD thì chỉ con nhà giầu mới đi học được. Theo chị, y tế và GD là 2 lĩnh vực không thể theo cơ chế thị trường được. Hiện trạng bây giờ hs nông thôn tốt nghiệp không muốn về quê, còn thành phố thì quá thừa ...
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NhuanNT on 23/03/2011 06:41:38 |
|
Chị Hạnh ơi. em đồng ý với chị là trong nền giáo dục hiện nay, con nhà nghèo dễ bị RA RÌA. Thương cho chúng nó và thấy mình thật may mắn, ngày xưa đâu có thế. Nếu như thế, em bây giờ đang nhổ mạ, cấy lúa ở vùng Nam định, biết có bao nhiêu con cháu xung quanh nhỉ ? Nhìn vào thực trạng giáo dục bây giờ, khó mà bỏ thi đh, nhưng em nghĩ ta cần nhằm đến điều đó. Nhìn vào những gì họ làm ở đây, em thấy phải có một hệ thống đồng bộ: - Cơ sở vật chất như trường lớp, công cụ giảng dạy (kể cả thư viện, IT); - đội ngũ giáo viên có lương đủ sống và có năng lực giảng dạy theo phương pháp mới (không phải đọc/ chép và chỉ có một cuốn sách giáo khoa bắt buộc ) - đến việc tổ chức/ chính sách ở mức độ quản lý như lập chương trình giảng day thống nhất, có hệ thống kiểm tra, thi cử có thể tin cậy được. Học sinh ở đây học và trà thi từng môn như ở đh thôi. Cuối cùng thì cộng điểm. Không phải thi đại học.Theo em, đánh giá quá trình học mới là chính xác. Nói thế để mà nói thôi chị ơi ! Với lại theo em, Hệ thống giáo dục để lo cho mọi đứa trẻ được thành người. đứa hư, yếu thì mới cần 'giáo dục', cần giúp đỡ chứ vài ngươi rất giỏi, rất xuất sắc thì chẳng cần nhiều lắm. Em cứ thấy họ dạy là nhằm ra trường có việc làm, có thể làm việc được và làm việc phù hợp với khả năng. Nhiều kỹ sư dở mà thiếu công nhân kỹ thuật giỏi thì thật phí phạn mọi đàng. Một bác sỹ thì có cả nửa tá điều dưỡng chăm sóc người bệnh, rồi chuyện viên vật lý trị liệu, dinh dưỡng, ngôn ngữ... mà khâu chăm sóc thì phức tạp, lâu dài. Một bạn làm xây dựng ở đây hay than rằng lương thợ giỏi cao hơn lương kỹ sư nhiều. Có chỉ làm nửa năm rồi nửa năm đi chơi ! Em cũng chỉ nhắc lại những gì mình đã đọc, đã tâm đắc. Nhìn vào mình, chẳng thấy lối ra nếu các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị không có gì thay đổi.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: LienTT on 22/03/2011 22:54:35 |
|
Làm giáo viên tuy nghèo và vất vả một chút nhưng sắp xếp thời gian có thể linh hoạt khá phù hợp với nữ (có thời gian đưa đón con, nghỉ con ốm...). Chuyện quà cáp, hoa và thậm chí phong bì đối với giáo viên nhân ngày 20/11 hoặc tết là có nhưng rất nhỏ. Giáo viên cũng có những người dọa học sinh, sinh viên để ăn tiền nhưng số người làm được việc này rất ít. Không ai ủng hộ việc này nhưng phê bình cũng khó vì không có chứng cớ.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NhuanNT on 22/03/2011 21:39:21 |
|
@ThongNV: Phải lập biên bản kỹ càng trước khi sung công dây chuyền. 3Chai (không phải Thị Nở đâu).
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 22/03/2011 20:48:16 |
|
Trời ơi! Bây giờ mình mới nghe thấy phụ huynh tặng giáo viên dây truyền vàng và những thứ đắt tiền. Bà xã mình là giáo viên dạy Vật lý cấp 3 mới nghỉ hưu năm 2008. Hầu như không thấy bà ấy "khai" về quà tặng với mình. Chỉ thấy nhiều hoa vào ngày 20/11 thôi. Ngày mai phải bảo bà ấy đeo dây truyền khác thôi, cả năm đều thấy đeo dây truyền mình tặng.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NhuanNT on 22/03/2011 20:29:22 |
|
3Chai mượn tên Thị Nở phát biểu bậy bạ dăm câu. Lâu ngày bận không vào chợ cũng thấy nhớ, mà vào thì thấy nhiều chuyện nhức đầu quá. "Chuyện GD ở VN... ko tách khỏi các v/đ kinh tế, xã hội để mà có thể giải quyết độc lập...". Chừng đó là đủ hiểu rồi, bàn luận gì thêm chỉ tổ nhức đầu. 3Chai=2Lít
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HanhLT on 22/03/2011 15:11:04 |
|
Khi tôi học lớp 10 ở nơi sơ tán, phụ đạo chỉ dành cho h/s yếu kém, các trò giỏi có thể thay thày giảng cho các bạn kem - Bây giờ h/s học thêm từ hè trước khi vào lớp 1,lương giáo viên cấp 2 chưa đến 2 tr, không bằng lương osin...họ sống và nuối con bằng gì nhỉ? thế nên vòng luẩn quẩn này cứ thế tiếp diễn thôi làm sao có thể cải thiện được! @ HT,HT đề nghị bỏ thi đại học lấy điểm cấp 3 để xét, tôi sợ quá, bây giờ phải thi dẫu sao cũng khá chuẩn, phần lớn h/s giỏi mới vào được, bỏ thi tiêu cực chạy đến đâu nhỉ? nhớ khi xưa có 2 năm tuyển h/s TN cấp 3 loại giỏi được vào thẳng, trường Dược gần hết số h/s này không qua được HK1, thi được cộng điểm giỏi còn bị rởm nữa là.Học phí hiện nay đang là vấn đề:tăng - con em nghèo không theo được, không tăng không có tiền, đào tạo theo kiểu nước ngoài kinh phí đâu để kéo dài còn đuổi học thì nhiều chính sách giàng buộc lắm...hi hi bàn tý cho vui thôi,
|
Trở về đầu |
|
Posted By: SonTM on 21/03/2011 20:36:25 |
|
Hiện tại việc quản lý các trường đại học vẫn hoàn toàn như thời bao cấp. Cán bộ giảng dạy được coi như công chức. Các trường không được trao quyền tự chủ. Bộ GD&ĐT vẫn quản lý hầu hết các trường với cơ chế cũ. Với cách quản lý thế này thì việc cải cách GD& ĐT chỉ là khẩu hiệu suông mà thôi.
|
Trở về đầu |
|
Chuyện GD ở VN là rất dài. Và nó ko tách khỏi các v/đ kinh tế, xã hội để mà có thể giải quyết độc lập. Tôi chưa thấy khả năng giả quyết, cải tiến gì trong thời gian trước mắt, dài hơn càng khó thấy giải pháp. Vì các bác bàn ghê quá, em xin có mấy ý, như suy nghĩ của 1 công dân với nền GD nước nhà: ·Xác định mục tiêu GD cho mỗi cấp học, từ tiểu học đến đại học. Đào tạo ra sản phẩm học sinh là gì? Từ đó mới có chương trình phù hợp. ·Tự do, cởi mở hơn trong đào tạo, trong x/d chương trình giảng dạy. Chỉ cần chương trình khung chi tiết, còn bộ sách giáo khoa ko cứng nhắc, tuân thủ chương trình khung là được. ·Xã hội hóa hơn nữa nền giáo dục, chẳng hạn 30% công lập, 70% dân lập. Công lập tập trung cho những nơi khó khăn, cho những người có thu nhập thấp và 1 tỷ lệ nhỏ cho trường trọng điểm của địa phương và quốc gia. Tạo đ/k thuận lợi cho các trường dân lập (tư thục), thậm chí thuận lợi hơn trường công lập. ·Bỏ kỳ thi đại học. Giống như các nước tuyển sinh đại học dựa trên két quả học phổ thông. Đại học cần sàng lọc kỹ qua mỗi năm. ·Loại bỏ những yếu tố chạy theo thành tích, theo bằng cấp một cách hình thức. Quan trọng là năng lực làm việc, cống hiến chứ ko phải là bằng cấp. ·Mở rộng tự chủ trong giáo dục (nhất là trong đại học). Không cần sự can thiệp quá sâu của NN vào công tác quản lý, công tác giảng dạy, mà NN chỉ quản lý các chuẩn đào tạo và việc tuân thủ các chuẩn. Đại khái nôm na ý của tôi như vậy. Tất nhiên có sự hạn chế và cũng chẳng để làm gì, viết cho vui thế thôi. Ngọc
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhoaDT trên 20/03/2011 10:53:40 |
|
Tôi gửi đến các ACE thông tin đáng tham khảo vừa nhận được qua forum "trí thức": Cuốn sách của GS Hoàng Tụy về giáo dục sẽ được ra mắt vào ngày 24.3 sắp tới trong lễ trao các giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh tại TP HCM, và có tên: "HÃY CHO TÔI NÓI THẲNG"! (Đất nước này nói thẳng khó quá.) Lời đầu tiên chúng ta có thể đọc thấy trong quyển sách là: “Là người đã gắn bó với giáo dục 60 năm nay, qua đủ mọi cấp học, nếm trải đủ mọi khó khăn từ kháng chiến qua bao cấp, tôi hết sức lo lắng cho nền học của nước nhà. Hơn lúc nào hết trong lịch sử, khắp nơi trên thế giới người ta đều hết sức coi trọng giáo dục. Hơn nữa, ngành này đã thay đổi sâu sắc trong mấy thập kỷ qua. Ngày càng rõ là chúng ta không chỉ tụt hậu mà nguy hiểm hơn là đang đi lạc khá xa con đường chung của thế giới. Tình hình nghiêm trọng đó được báo động từ 15 năm nay, nhưng chúng ta vẫn dửng dưng, tự ru ngủ bằng những thành tích giả và lún sâu vào khủng hoảng mà không hay biết. Nếu không sớm tỉnh ngộ để chấn hưng giáo dục thì hội nhập sẽ vô cùng khó khăn.” HOÀNG TỤY VÀ lời cuối cùng của quyển sách: "Cho nên là người Việt xin đừng ai nghĩ gian, dỏm chỉ là chuyện nhỏ, chuyện vặt, không đáng lo. Cách đây mươi lăm năm, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng kêu gọi: ngôi nhà chúng ta đã quá bẩn, phải kiên quyết quét sạch rác rưởi, dọn sạch ngôi nhà, đó là nhiệm vụ khẩn cấp số một. Từ bấy đến nay rác rưởi vẫn đầy nhà. Tiếp lời kêu gọi của nhà lãnh đạo cách mạng quá cố, xin hãy gióng lên hồi chuông báo động đỏ trước khi quá muộn."
|
|