Tổng số lần xem: 9776 - Tổng số hồi đáp: 14 |
|
Posted By: Meomun on 31/03/2011 19:05:01 |
|
(Note: Các anh chị ơi, "Còm "này là của Kẻ Ham Chơi, em đoán chắc do ham chơi 1 tý nên bỏ quên chìa khóa KGU ở đâu đó, không đăng nhập được. Em mạn phép gửi lên để tiếp tục thảo luận chủ đề rất hay này) Tiến về Hà Nội (Văn Cao) Nghe hát tại: http://www.youtube.com/watch?v=cGZjuhHMBhw&feature=player_embedded#at=21 Trùng trùng quân đi như sóng Lớp lớp đoàn quân tiến về Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố Trùng trùng say trong câu hát, lấp lánh lưỡi lê sáng ngời Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về Cả cuộc đời tươi vui về đây Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về Như đài hoa đón mừng, nở năm cánh đào, chảy dòng sương sớm long lanh Chúng ta ươm lại hoa sắc hương say ngày xa Ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu Những bông hoa ngày mai đón tương lai vào tay Những xuân đời mỉm cười vui hát lên Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần Như mùa xuân xuống cành đường nghe gió về Hà Nội bừng tiến quân ca Trong bài hát nhạc sĩ Văn Cao viết: "Năm cửa ô đoàn quân tiến về", tuy nhiên đây chỉ là cảm hứng sáng tác của ông. Ông viết bài hát này năm 1949 năm năm trước khi Giải phóng Thủ đô. (xem thêm NgocBQ). Trong cuốn "Trưởng thành trong chiến đấu", Trung tướng Vương Thừa Vũ viết: “Đại đoàn tiến vào Hà Nội theo ba hướng, tất cả gặp nhau ở Hồ Gươm. Dẫn đầu là trung đoàn Thủ đô, tiếp theo là trung đoàn 36, trung đoàn 88. Ngày 9 tháng 10 nǎm 1954, tại sở chỉ huy đại đoàn đặt ở bên đường Hà Đông-Hà Nội, chúng tôi vui sướng, hồi hộp theo dõi từng bước đi của ba cánh quân tiến về Hà Nội theo kế hoạch đã được Bộ Tổng tư lệnh chuẩn y. Mỗi cánh quân là một tiểu đoàn : Cánh thứ nhất, qua ô Cầu Giấy vào vườn hoa Cửa Nam rồi quang sang trái vào tiếp nhận Thành Hà Nội, nhà máy nước, Phủ toàn quyền. Cánh thứ hai, theo đường số 6 qua Cầu Mới vào đến Ngã Tư Sở rẽ phải vào tiếp quản sân bay Bạch Mai, bệnh viện Bạch Mai, khu ga Hà Nội. Cánh thứ ba, tiếp nhận các công sở từ khu vực Việt Nam học xá, Đồn Thủy, khu hồ Hoàn Kiến.
TS: Cho đến đầu thế kỷ Hà Nội còn năm cửa ô: Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng... Nay chỉ còn một Ô Quan Chưởng. (Cổng có tên là cửa Đông Hà, 東河門, tức cửa phường Đông Hà) nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương. Năm 2010, dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Ô Quan Chưởng đã được tôn tạo.
|
Trở về đầu |
|
Thêm giai thoại, dù tôi biết rất ít: TCS viết về VC: "Trong âm nhạc VN, VC sang trọng như một ông hoàng" Khi mở vận động sáng tác Quốc ca mới, nhiều bộ đội của chúng ta đã phát biểu: "Nếu đổi Quốc ca, chúng tôi sẽ xuất ngũ hết làm dân thường. Chúng tôi cầm súng là vì bài Tiến quân ca" VC dừng sáng tác từ năm 1949, sau bài "Tiến về HN" bị phê bình là lạc quan tếu. Do bị phê bình như vậy nên người nghệ sỹ mất hứng sáng tác. Mặc dù sau này, tháng 10/1954, bộ đội cụ Hồ tiến qua 5 cửa ô hệt như bài hát của VC. Sau này VC sáng tác đúng 1 bài "Một Xuân đầu tiên" vào năm 1976, mùa xuân đầu tiên của nước VN thống nhất. Bài hát VN mà tôi ưa thích nhất là bài "Trường ca sông Lô" của VC
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HuyenBT on 30/03/2011 02:35:05 |
|
Ô, anh HienVC ơi, về chữ ký của Văn Cao thì em lại được biết cụ thể hơn: Từ khi gia nhập nhóm Nhân văn-Giai phẩm, thì tên tuổi VC bị vào sổ đen rồi. Bị cấm cả chữ ký nữa. Khủng khiếp không? Bao nhiêu bức họa, bao nhiêu tác phẩm ddeuf không được phép ký tên.Mà Nhạc sỹ thì không muốn đội danh nào khác. Chỉ có ở những bức vẽ (vô bổ, không mấy quan trọng- theo cách tu duy bấy giờ) là các bức vẽ minh họa cho bìa sách, và vỏ bao diêm...thì được ký, nhưng cũng không được đầy đủ, chỉ một chữ "Văn".Còn về cái gạch chân ngay thẳng ở dưới chữ ký, thì em không biết. Có lẽ cái này do tác giả thích thế, chứ chắc không có giai thoại. Em biết có một người KGU, khi ký tên mình, anh ấy còn dùng thước kẻ, để gạch chân bên dưới, rất chân phương! Em cảm ơn anh về các thông tin của anh cho em nhé! @ HaiNV ơi, thì chính là em đang muốn biết thêm về "ông bạn thân" Từ Linh ấy đấy. Anh bảo, cứ viết tên ông bạn này vào cho tình cảm...nghĩa là thế nào đấy?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HienVC on 29/03/2011 14:29:11 |
|
@em Huyền : Anh có thể cho em biết thêm chút ít về Văn Cao. Trong những năm 1965-1968 anh học tại PT3 Hà nội A1 (sơ tán tại Văn Đức sau chuyển đi Liên Nghĩa Văn giang Hưng Yên) lớp 10A, Nguyễn Nghiêm Bằng - con trai thứ của VC học 10B. Tuy là hai lớp nhưng sơ tán cùng 1 thôn lại cùng khối 10 nên biết nhau khá rõ. Anh là học trò " sủng thần " của thầy giáo dạy môn Vật lý, thầy đồng thời lại là chủ nhiệm lớp 10B - lớp của Nghiêm Bằng. Do sự tình cờ qua thầy, anh có được xem đơn xin phép nghỉ học cho con vì ốm do chính tay VC viết. Hình thức, văn phong đơn từ thì không có gì đáng nói vì các cụ ngày xưa được rèn từ một khuôn mẫu rất chỉn chu, tóm lại là " miễn chê". Duy chỉ có chữ ký là đặc biệt, chữ Văn Cao viết toàn bộ bằng chữ in, liền và có gạch chân " VĂNCAO" gây ấn tượng rất mạnh, vì thông thường rất khó đọc được tên người ký thông qua chữ ký. Trường hợp này khác hẳn, rất rõ ràng, toàn bộ bằng chữ in, gạch chân hẳn hoi. Anh cũng được biết và cũng được tận mắt chứng kiến một số bìa sách mà VC trình bầy trong những năm này và bao giờ cũng có chữ ký " VĂN ". Anh rất thắc mắc nhưng chưa có giải đáp về các chữ ký đặc biệt này. Đấy là những gì anh được mục kích. Những giai thoại anh được nghe về chữ ký này: " VC đã có lần trả lời : tên tuổi của tác giả Tiến quân ca - là Quốc ca của nước VNDCCH do QH khoá đầu tiên năm 1946 quyết định lựa chọn theo đề nghị của đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cả nước đều biết , không việc gì phải che dấu cả do vậy nên toàn bộ tên được viết bằng chữ in rõ ràng và được gạch chân vì đó là chữ ký." Thêm một giai thoại nữa về Tiến quân ca : "Trong thời kỳ MTDTGP Miền Nam, Lưu Hữu Phước ( Huỳnh Minh Siêng) - là Bộ Trưởng Văn hoá của Chính quyền MTDTGP là tác giả của cả hai Quốc ca tồn tại song song tại Miền Nam khi đó ( Giải phóng Miền Nam và Tiếng gọi thanh niên ) trong một lần ra Bắc công tác có tranh luận với VC về vai trò của ca khúc cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc , giành độc lập tự do cho đất nước. Hai nhạc sỹ đáng kính tranh luận rất lâu, nhưng cuối cùng VC nói : - Hai bài hát anh sáng tác khi cử lên mới có nửa nước đứng nghiêm nhưng Tiến quân ca của tôi mà cử lên thì cả nước đứng nghiêm kể cả Cụ Hồ !. Lưu Hữu Phước im lặng vì không thể nói gì thêm." Đã là giai thoại thì em cũng đừng cố công tìm hiểu xem thực hư thế nào.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 29/03/2011 06:49:05 |
|
Em Huyền ơi, câu hỏi của em khó quá. Anh không biết gì nhiều hơn em đâu, mọi thông tin anh cũng chỉ xem qua internet thôi. Có 4 Cụ: Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy và Đoàn Chuẩn (Từ Linh thì chỉ là ông bạn rất thân của Đoàn Chuẩn, không phải nhạc sỹ, nhưng Đoàn Chuẩn sáng tác gì thì ghi tên vào cùng, cho nó tình cảm thôi!). Cả 4 Cụ đều là 4 cây đại thụ (nhiều người còn tôn lên là "thiên tài"!) trong làng âm nhạc Việt Nam, nên người ta viết nhiều về các Cụ lắm! Em chịu khó gõ tên từng cụ vào Google sẽ tìm ra đủ thứ tài liệu ấy mà (tuy nhiên, Đoàn Chuẩn ít nổi tiếng hơn 3 Cụ trên thì cũng ít thông tin hơn), còn nếu như anh tìm được gì thì anh sẽ chia sẻ với em sau nhé! P.S. Em Huyền đã đọc bài này chưa? http://www.baomoi.com/Home/AmNhac/vtc.vn/Doan-Chuan-Bong-hong-va-chuyen-tinh-si/3392010.epi Từ bài trên, em đọc bài này: http://ohdear.vn/?name=nghenhac&op=listenmusic&songId=1910&albumId=72 Và hãy nghe "người ấy một thời" của ĐC hát nhé: http://www.youtube.com/watch?v=m1ckpRAlytY
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HuyenBT on 29/03/2011 03:31:05 |
|
Anh HaiNV ơi, em cảm ơn những chỉ dẫn của anh. Nhưng những gì có trong Vikipedia thì em đã tìm đến đọc đầu tiên rồi; em cần những thứ khác nữa, những bài viết, những câu chuyện, những giai thoại về những người vĩ đại ...tóm lại là những thứ không ở trong sách giáo khoa cơ. Lúc em xem một phóng sự về Văn Cao, thì điều để lại cho em ấn tượng mạnh lại là người vợ của nghệ sĩ, bà Thúy Băng, người vẫn âu yếm giữ gìn chiếc đàn cũ kỹ của chồng, nầng niu những bản nhạc, những bài thơ chép tay của chồng, và bằng ấy tuổi, bà vẫn nhớ từng chi tiết hoàn cảnh viết nên những tác phẩm ấy. Đúng là "đứng sau mỗi người đàn ông vĩ đại là những người phụ nữ ...của ông ta!!!". Vì thế mà anh Hải ơi, cho em hỏi tí, anh có biết gì nhiều về "bóng hồng" của cặp nhạc sĩ Đoàn Chuẩn-Từ Linh không? Em cũng muốn tò mò chuyện này!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: SonTM on 27/03/2011 22:19:15 |
|
Quân tử gian nan, Hồng nhan bạc mệnh! Cuộc đời của Nhạc sỹ Văn Cao là một khúc bi tráng. Lịch sử đã đánh giá đúng chân dung một con người. Ông là một nhà văn hóa lớn của VN.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HienVC on 27/03/2011 21:17:55 |
|
Mình cũng có mặt trong đêm nhạc Văn Cao đầu tiên tại Nhà hát Lớn Hà nội, lấy vé cực khó nhưng chương trình thì tuyệt vời. Đấy là lần đầu tiên các tác phẩm tiêu biểu của VC được công diễn sau hàng chục năm và lại công diễn ở một địa điểm hết sức trang trọng. VC và vợ bà Nghiêm Thuý Băng ngồi dự trên hàng ghế đầu. Khi kết thúc tất cả đứng lên vỗ tay, không ai muốn về, cơ man nào là hoa. Có lẽ tất cả những người tham dự hôm ấy muốn bày tỏ sự kính trọng với một nghệ sỹ tài danh bậc nhất trong lịch sử hiện đại Việt nam, vì những gì mà VC đã đóng góp cho văn học nghệ thuật đương đại Việt nam, vì những gì mà VC đã trải qua, đã phải chịu đựng trong giai đoạn sung sức nhất của sự nghiệp sáng tác. Mặc dù Giải thưởng HCM về VHNT, huân huy chương ( kể cả bậc cao nhất ) đã được trao cho VC một cách muộn mằn, thôi thì có vẫn hơn không. Nhưng dù sao đi nữa vẫn còn có sự muối tiếc, nếu không có mấy chục năm chìm nổi thì chắc là VC sẽ còn cho công chúng được thưởng thức nhiều tuyệt tác hơn nữa.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NghiPH trên 26/03/2011 18:48:26 |
|
Về bài thơ: Ba biến khúc ở tuổi 65 của Văn Cao . Bài thơ: Ba biến khúc ở tuổi 65 Văn Cao Những ngày buồn không nói được Tôi chỉ tìm ra sự sống của tôi 1. Một người cho tôi con dao găm Không biết dùng làm gì Đêm nhìn qua cửa sổ một khoảng trống đen tôi ném vào khoảng trống con dao găm ấy có phải đấy là sự nghịch ngợm bỗng nhiên có tiếng ngã ngoài sân một người trúng tim đã chết tôi không hề biết người ấy tôi là kẻ không muốn giết người chỉ biết bóng tối mà tôi đã ném dao 2. Tôi đi trên phố bỗng nhiên mọi người nhìn tôi một ai đó kêu lên: thằng ăn cắp tôi chạy sao tôi lại chạy tôi không hiểu tôi cả phố đuổi theo tôi xe cộ đuổi theo tôi tôi chạy bạt mạng gần hết đời tới chỗ chỉ còn gục xuống tỉnh dậy mồ hôi chảy tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội 3. Tôi rơi vào mạng nhện mạng nhện cuốn lấy tôi không cách gì gỡ được tôi như con sâu tằm cuộc đời vẫn như thế muốn phá cái mạng nhện tôi không đủ tay . Đôi lời bình: Ở biến khúc 1: Có phải do ma xui, quỷ khiến không… Bạn ta quý ta cho ta con dao. Bạn đâu có ngờ… Trong một phút giây không biết có phải do ma xui, quỷ khiến không mà ta quẳng mạnh con dao qua khoảng trống đen bên ngoài cửa sổ. Thật bất ngờ, thật thất kinh! Con dao găm vào tim một con người. Ta bỗng chốc trở thành kẻ giết người “không muốn giết người”. Ở biến khúc 2: Sự rượt đuổi trường kỳ… Ta đang sống bình thường trên cõi đời này. Ta đang ung dung dạo trên con phố thanh bình. Bỗng mọi người nhìn ta. Rồi một người chỉ vào ta hét vang: Thằng ăn cắp! Về lý, ta đâu phải là thằng ăn cắp, ta có quyền gân cổ lên cãi lại lắm chứ. Tuy nhiên, linh tính mách bảo: Lúc này mà dừng lại cãi vã là bị đánh hội đồng. Không chạy nhanh ta sẽ bị đám đông thực thi công lý đập nát. Ta phải chạy chí chết. Ta“chạy bạt mạng/gần hết cuộc đời”! Thật ai oán: Gần cả một đời người bị rượt đuổi phải chạy bạt mạng. May quá ta thoát chết! Nhưng nghiệm lại: Ta chẳng có tội tình chi. Ở biến khúc 3: Bị cuốn vào mạng nhện mà không thể thoát ra… Ta bị cuốn vào mạng nhện cuộc đời. Mạng nhện trông thật mỏng manh nhưng ta lại như cái kén, con sâu vướng vào sao mà thoát được. Muốn phá bỏ cái mạng nhện ấy nhưng ta “không đủ tay”, ta như không có tay.
|
|