Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 9390 - Tổng số hồi đáp: 24




Posted By: HaiNV on 11/05/2011 19:27:10


Xem ra, PR chưa dễ lên PTT mà mới từ BT Bộ YT nay qua làm BT Bộ KT, rồi CT Đảng FDP rồi...mới PTT chăng? 

Trở về đầu




Posted By: SonTM on 18/04/2011 16:10:10


Không ai phủ nhận vai trò của gen cả. Ta phải nhìn xã hội với con mắt biện chứng chứ anh HaiNV. Môi trường cũng luôn luôn biến đổi và ảnh hưởng đến cả gen ( có thế mới có sự tiến hóa và chọn lọc tự nhiên). Tại sao trong quá khứ ta huy động được sức mạnh của cả dân tộc để làm nên những điều kỳ diệu? Nhưng nay lại không? Theo tôi nghĩ, vẫn những tư duy cũ rích đã kìm hãm chúng ta. Cần có sự thay đổi giống như khoán 10 trong nông nghiệp (nhưng bây giờ khoán 10 bắt đầu lỗi thời lại phải có tích tụ ruộng đất để làm ăn lớn). Cái đó hình như bây giờ ta chưa có. Đến như Nhật Bản một sự thần kỳ trong kinh tế của thế kỷ 20 bây giờ còn phải kêu gọi cải tổ huống hồ là VN ta.

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 18/04/2011 05:31:52


Các bạn ơi,

Các bạn cũng vẫn tuyệt đối hóa, khi nói cái "MT Việt Nam không đủ lành mạnh để nuôi dưỡng nhân tài". Khi nói về "phạm trù xã hội", muốn không muốn, phải dựa trên quan điểm biện chứng, quan điểm lịch sử quan điểm cụ thể.

1. Khi nước Nhà vừa độc lập, trong cuộc kháng chiến chống Pháp cực kỳ gian khổ (tức là MT lúc đó hoàn toàn không thuận lợi cho nuôi dưỡng và phát triển nhân tài) nhưng nhiều nhân tài của đất nước đã tham gia kháng chiến và đóng góp lớn cho dân tộc như: Trần Đại Nghĩa, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng...

2. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang xảy ra gay go ác liệt nhất, thì hàng vạn SV (trong đó có chúng ta) được gửi ra nước ngoài học tập với mong muốn họ học xong về tham gia xây dựng Tổ Quốc (trong khi bạn bè ta ra chiến trường, nhiều người đã hy sinh). Như vậy, MT xã hội ta lúc đó không phải đã hết lòng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân tài đó sao? Thực tế, số người này đã và đang có những đóng góp đáng kể cho công cuộc xây dựng Tổ Quốc hôm nay.

- Cụ thể trường hợp Ngô Bảo Châu: Khi ấy bố mẹ NBC cũng đứng trong số những người may mắn như vậy. Từ truyền thống học tập của gia đình, NBC đã được gia đình và xã hội chăm sóc hết lòng, thì tài năng mới hình thành và phát triển từ sớm. Còn MT của Pháp, Mỹ sau này chỉ giúp cho sự thăng hoa của một nhân tài (đã được nuôi dưỡng từ trước trong điều kiện cụ thể và tối đa có thể!) mà thôi!

- Cụ thể trường hợp Phillip Roesler: Sinh ra trong chiến tranh loạn lạc, bố mẹ mất hoặc không nuôi nổi đã đưa vào Cô Nhi Viện. Từ đây chưa đầy 1 tuổi đã trở thành con nuôi người Đức. Ở đây các bạn không thể "trách móc" MT xã hội ta được, mà hãy lên án chiến tranh, trách kẻ gây ra chiến tranh đau khổ mất mát cho dân tộc này! 

3. Vừa rồi, Nhà nước ta tuy còn nghèo, nhưng đã cấp học bổng 322 do hàng ngàn người đi du học. Một số học xong về, một số học xong "thản nhiên" ở lại "xây dựng Tổ Quốc từ bên ngoài" (mặc dù khi nhận học bổng có ký cam kết học xong phải về!). Ngay ở Viện tôi cũng có khá nhiều "công dân" như thế! Vậy, nên nói thế nào về "đối xử của MT xã hội ta" đối với nhân tài, và quan hệ ngược lại: Nhân tài đối với MT xã hội đây?  

Cuối cùng tôi muốn nói: Một đất nước đã phải qua bao cuộc chiến tranh, bị tàn phá, hậu quả để lại hết sức nặng nề (ví dụ chất độc hóa học/ dioxin với 4 - 5  tr. nạn nhân), mới qua ngưỡng thoát nghèo, vị trí kinh tế vẫn đứng ở nhóm cuối, mà đòi hỏi phải tạo điều kiện cho nhân tài phát triển như các nước giàu (ví dụ: lương cao, trang thiết bị hiện đại, tiền nghiên cứu nhiều...) là những đòi hỏi quá đáng, phi thực tế!  

Ngày xưa Khổng Tử có câu: "Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách" (tam dịch: Quốc Gia hưng thịnh hay suy vong thì một người bình thường nhất cũng phải có trách nhiệm). Ngày nay,  thanh niên ta hát: "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay?" (Lời bài hát "Khát vọng tuổi trẻ", cũng là ý từ câu nói nổi tiếng của JF Kennedy).  Từ lời nói đến hành động = sự vận động của nơrôn thần kinh đến cơ bắp là một quá trình tích lũy và biến đổi năng lượng...

Thực ra, đó toàn là những vấn đề: biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

Tạm biệt các bạn!

Trở về đầu




Posted By: ThanhLK on 17/04/2011 23:49:57


@ HảiNV: anh Hải ạ, em chia sẻ quan điểm với 3chai là về phạm trù "xã hôi" trước các hiện tượng NBC và

Roesler, như 3chai đã phân tích. Còn về vấn đề GenViet  thì em không dám có ý kiến gì vì em "mít đặc" trong vấn đề khoa học này.

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 16/04/2011 21:16:51


Hehehe. Nhưng "Hoan hô"... "Đã công nhận" là ngược lại với "ngay từ đầu". Ông bạn cứ đọc thật kỹ lại Ref. đi. 

 

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 16/04/2011 18:55:27


Hoan hô 3Chai:

1. Đã công nhận GEN là yếu tố QUYẾT ĐỊNH để hình thành một NHÂN TÀI;

 Ref. 3Chai tui thấy là suốt từ đầu cuộc thảo luận này không có ai có ý định phản bác vai trò QUYẾT ĐỊNH của genes trong việc hình thành một nhân tài.

2. Đã chuyển hẳn từ Forum cho TEENS sang Forum dành cho U50 trở lên (dùng "bác" thay "pák", "yêu" thay cho "iêu/iu"...), qua đó tạo điều kiện cho các U này đọc "Studentkgu" không cần phiên dịch nữa và "còm" cùng...dài hơn tý chút rồi!

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 15/04/2011 17:42:03


Ặc ặc ặc. Ông bạn mình đúng là một nhà di truyền học chân chính và full-time. Nghĩa là di truyền học mọi nơi mọi lúc, kể cả trong lúc ăn nhậu (nếu ông ấy có nhậu), lúc tán gẫu tào lao, và có lẽ cả lúc trên giường ngủ!

3Chai tui thấy là suốt từ đầu cuộc thảo luận này không có ai có ý định phản bác vai trò QUYẾT ĐỊNH của genes trong việc hình thành một nhân tài.

Theo tui nghĩ đã có sự lẫn lộn giữa 2 phạm trù.

Genes quyết định sự hình thành nhân tài là một quy luật sinh học, thuộc phạm trù khoa học.

Nỗi buồn trước môi trường Việt Nam không đủ trong lành để nuôi dưỡng tinh hoa Việt Nam là một thái độ xã hội, thuộc phạm trù xã hội.

Thái độ trước thời cuộc như thế nào là quyền của mỗi người. Nhưng không thể áp dụng khoa học đi truyền học trong lĩnh vực này.

Chúc cả nhà cuối tuần vui.

 

 

 

 

 

 

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 15/04/2011 05:03:44


@Em Thanh: Em xuất hiện ở đây để "bênh" ông bạn 3Chai đấy phải không?

@Anh Khánh: Em đọc lại "còm" của anh rồi, đúng là anh không phải nhóm 100%! 

@ALL: HaiNV xin báo cáo các vị "kết quả" của mấy "thí nghiệm" nhỏ về Gen và Môi trường thế này (để "suy ngẫm" thôi!):  

1. Ở cùng Môi trường KGU ngày ấy SV ngoại quốc có: người VN, Đức, Bun, sau này có một số từ châu Phi, Ả Rập, Mỹ Latinh. Kết quả: Người Đức và người VN học giỏi nhất, nhì gì đó (theo đánh giá của Thầy Cô). Vậy do Gen hay Môi trường?

2. HảiNV ở Đức tổng cộng 6 năm (3 năm Đông Đức, 3 năm Tây Đức). Trong đó, có 6 tháng làm việc tại EMBL (European Molecular Biology Laboratory) rất nổi tiếng về Sinh học phân tử. Ngày ấy tại EMBL, mỗi nước Tây Âu + Nhật Bản có 1 nhóm nghiên cứu riêng khoảng 4-5 nhà khoa học, làm việc khá độc lập. Kết quả: Các nhóm Đức, Anh làm việc có hiệu quả hơn (đánh giá nội bộ EMBL qua số bài báo đã công bố), so với các nhóm Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, Nhật Bản... Vậy do Gen hay Môi trường?

Cũng tại Đức, ở Viện nơi mình làm lâu nhất, có các NCS (một số sau ở lại làm Scientist) là dân Việt, TQ, Bun, Hung, Ba Lan, Thổ, Ả Rập...: Xem ra: chỉ có dân Hung, Việt, TQ làm NCS và làm khoa học say sưa, nghiêm túc, chăm chỉ, chịu khó...(có bài báo nhiều hơn và theo đánh giá của các Thầy Cô và các đồng nghiệp Đức), kém hơn là Bun, Ba Lan, rồi đến Thổ, bét nhất là Ả Rập. Vậy do Gen hay Môi trường?  

Tại Đức nữa, báo chí Đức gần đây đưa tin: Học sinh, sinh viên VN tai Đức (du học/ con em người xuất khẩu lao động ở lại thành Việt kiều) học giỏi hơn cả người Đức, tất nhiên, trên tài bọn Thổ (cực đông) Nam Tư, Rumani... Vậy do Gen hay Môi trường?

Tại Nhật: Nhóm NC của mình cùng lúc có 1 người Đức, 3 VN, 3 TQ, 3 Hàn Quốc, 1 quốc tịch Anh (nhưng da đen gốc Gana), 2 Ấn Độ. Kết quả cho thấy người VN và Đức làm việc có hiệu quả hơn (qua số bài báo để lại và ý kiến của Thầy, bạn Nhật).   

Còn nói "Môi trường" VN: Ta từ trong chiến tranh, trong nhóm nước nghèo nhất thế giới, nay mới vươn lên vào nhóm thoát nghèo (GDP đạt >1000USD), làm sao so sánh được với Môi trường G7, G8, G20...?

3Chai và mọi người bắt phải "xấu hổ" vì "nghèo" (môi trường chưa tốt) cho hạt giống Việt "nảy mầm" như vậy là "hơi quá"! Hình như dân gian ta có câu: Con cái không chê mẹ nghèo?

PS. 3Chai và các nhà sinh vật đều biết, người ta đã đánh giá chỉ số IQ và tương tác giữa Gen và Môi trường, thông qua các nghiên cứu hàng vạn cặp song sinh cùng trứng (tức là có gen 100% giống nhau), kết quả cho thấy Gen là yếu tố quyết định!  

Trở về đầu




Posted By: ThanhLK on 15/04/2011 00:23:20


Tôi thấy 3chai xuất hiện rất đúng lúc và tôi hoàn toàn chia sẻ với ý "còm" của 3chai.

Trở về đầu

Posted By: Kẻ ham chơi trên 08/04/2011 10:55:50


Báo Thanh niên điện tử ngày hôm qua đưa tin:

Người gốc Việt trở thành Phó thủ tướng Đức

07/04/2011 23:58 http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110407/Nguoi-goc-Viet-tro-thanh-Pho-thu-tuong-Duc.aspx

 

 

 

 

Sau khi trở thành bộ trưởng trẻ nhất trong nội các của Thủ tướng Angela Merkel hồi năm 2009, Bộ trưởng Y tế gốc Việt Philipp Roesler lại vừa lập thêm một kỷ lục mới trên chính trường Đức.

Hôm 5.4, ông Roesler, 38 tuổi, được chọn làm chủ tịch mới của đảng FDP thuộc liên minh cầm quyền, thay Ngoại trưởng Guido Westerwelle, theo tờ Der Spiegel. Ông sẽ chính thức nhậm chức trong đại hội của FDP vào tháng 5 và trở thành chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử đảng này. Ngoài vị trí Bộ trưởng Y tế, ông Roesler, với tư cách chủ tịch đảng thuộc liên minh cầm quyền, sẽ kiêm nhiệm chức Phó thủ tướng.

Theo đó, ông sẽ trực tiếp điều khiển nội các Đức hai lần trong năm khi thủ tướng vắng mặt. Theo tờ Bild, ông Roesler sinh tại tỉnh Sóc Trăng và được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi từ trại mồ côi lúc mới 9 tháng tuổi. Gia nhập FDP vào năm 1992, ông Roesler đắc cử vào nghị viện vùng Lower Saxony vào năm 2003. Đến năm 2009, ông trở thành bộ trưởng gốc châu Á đầu tiên của Đức.

Lê Loan

 

25/11/2024
Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>