Xin mời đọc cuốn sách: HÓA GIẢI STRESS, dưới đây là bài 24 trích tư cuốn sách:
§24. HOÁ GIẢI STRESS CHO
NGƯỜI VỪA NGHỈ HƯU
Một trong các giai đoạn chuyển tiếp của cuộc đời thường gây shock tạo ra điều kiện dễ bị stress nặng đó là thời điểm con người nhận quyết định nghỉ hưu.
Những cảm giác chán nản, mất tự tin sẽ đẩy con người đến sự mất tự chủ, tay chân nặng nề,..
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS Ở NGƯỜI VỪA NGHỈ HƯU
1. Chưa sẵn sàng nghỉ hưu
Không ít người do đam mê công việc, một số khác vì quyền lợi cá nhân mà chưa sẵn sàng cho việc nghỉ hưu. Nhiều người nhận quyết định về hưu một cách ngỡ ngàng. Những phản ứng tự nhiên của con người trước một bước ngoặt lớn khi đã có tuổi thường là nguyên nhân cho nhiều chứng bệnh ập đến một cách mau lẹ, như bệnh huyết áp, viêm loét dạ dày, các bệnh về đường ruột, …Không ít người vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải nuôi nhiều người trong gia đình, thu nhập thấp, nếu về hưu chỉ hưởng 70 - 80% lương mà không có thu nhập gì thêm thì khi có quyết định nghỉ hưu sẽ làm cho họ lo lắng phiền muộn rất nhiều.
2. Sự thay đổi tình trạng sức khoẻ
Khi đã lớn tuổi thì sự lão hoá theo quy luật nên có nhiều chứng bệnh ập đến một cách mau lẹ, như bệnh huyết áp, viêm loét dạ dày, các bệnh về đường ruột, có sự già nua các cơ quan nội tạng như thận, não,…
Tình trạng sức khỏe không cho phép người vừa nghỉ hưu chịu đựng những thay đổi cảm xúc âm tính, sự lo lắng quá mức và những bức xúc thái quá. Nhiều người chỉ vì nghỉ việc mà tình trạng sức khỏe suy sụp một cách nhanh chóng.
3. Sức ép về sự thay đổi tâm lý
Khủng hoảng của tuổi tác sẽ kéo theo sức ép tâm lý giữa hai quyết định hệ trọng ở lại tiếp tục làm việc hay về nghỉ hưu. Sự mất cân bằng về cảm xúc, suy nghĩ đến hành vi cũng là khủng hoảng mang tính quy luật đối với tất cả mọi người. Riêng đối với việc nghỉ hưu nó mang tính đột biến quá lớn đối với trạng thái tâm lý của chúng ta.
4. Sự thay đổi thói quen và tập tính
Xuất hiện nhiều biến cố khi vừa chia tay với nghề nghiệp. Sẽ không còn những thói quen đi làm mỗi ngày, những tập tính lâu ngày như khi còn làm việc. Tình trạng này sẽ khó khăn cho những người có chức có quyền làm họ bị hụt hững một thời gian.
II. NHỮNG NGUY HIỂM CỦA STRESS ĐỐI VỚI NGƯỜI VỪA NGHỈ HƯU
1. Shock tinh thần
Nếu không giữ được sự bình tĩnh với những biến cố, khi vừa chia tay với nghề nghiệp để về hưu. Hoặc chưa chuẩn bị cho một giai đoạn mới thì người vừa nghỉ hưu có thể bị shock nặng.
2. Biến cố cảm xúc
Nếu không nhận được sự an ủi, của bạn bè, đặc biệt sự an ủi và sẻ chia của người thân thì người vừa nghỉ hưu có thể gặp nhiều biến cố cảm xúc. Tình trạng sức khỏe của nhiều người vừa nghỉ hưu không cho phép chịu đựng những thay đổi cảm xúc âm tính, sự lo lắng quá mức và những bức xúc thái quá.
3. Sự già nua nhanh chóng của các cơ quan và nguy cơ cao bị nhiễm bệnh
Sau khi nghỉ hưu nhiều người không giữ được tình trạng sức khỏe bình thường mà sự lão hoá theo quy luật nên có nhiều chứng bệnh ập đến một cách mau lẹ, như bệnh huyết áp, bệnh xương khớp, viêm loét dạ dày, các bệnh về đường ruột, sự già nua các cơ quan nội tạng như thận, não,… làm giảm trí nhớ, làm cho chân chậm mắt mờ.
III. HOÁ GIẢI STRESS
1. Chuẩn bị trinh thần cho bước ngoặt về hưu
Hãy giữ bình tĩnh với mọi biến cố, đặc biệt là cuộc chia tay với nghề nghiệp. Hãy chuẩn bị cho một giai đoạn mới, nghĩ tới tương lai cũng tốt đẹp không thua gì thời trung niên vừa trải qua.
2. Chia sẻ cảm xúc vớ người thân (Vợ, Chồng, con,..)
Chủ động chia sẻ cảm xúc vui buồn với người thân là giải pháp hay giúp giải tỏa những nổi niềm trong lòng. Hãy tạo ra khoảng thời gian rãnh rỗi để giải trí hàn huyên với người thân. Hãy lên kế họach cùng đi ngỉ ngơi với gia đình đe có thể xả bớt căng thẳng nội tâm của mình.
3. Tập Dưỡng sinh
Luyện tập dưỡng sinh đã trở thành phương pháp tạo dựng sức khỏe hay nhất, phương pháp chữa bệnh hay nhất trong cuộc sống, nó lại càng đặc biết tốt và phù hợp với những người cao tuổi. Vì vậy khi về hưu hãy chọn cho mình một môn dưỡng sinh phù hợp. Trong các môn Yoga, Khí công, Võ thuật,… thì môn Năng lượng Sinh học là khoa học, nhanh , an toàn và hiệu quả nhất.
4. Tham gia các câu lạc bộ người cao tuổi
Để giải tỏa những vướng mắc về mặt tâm lý, không gì hay hơn là tham gia vào các nhóm với những người cùng độ tuổi để sinh hoạt mang tính xã hội như các nhóm thơ ca nhạc họa hoặc nhóm làm công tác từ thiện giúp đỡ những người gặp khó khăn,…
5. Truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ trẻ
Khi về hưu vẫn có ích cho đời. Những người lớn tuổi thường có nhiều kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm về nghề nghiệp. Họ là những kho tàng trí thức quý giá. Nhưng phải thật sự cởi mở ới lớp trẻ, khuyên bảo họ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu đó. Làm được điều đó, những người nghỉ hưu sẽ cảm thấy mình vẫn có ích và nhiệt huyết sống và làm việc lại trỗi dậy, đánh thức những sức mạnh của chính mình.
VIII. KẾT LUẬN
Có rất nhiều thách thức với cuộc sống nói chung và đặc biệt nguy hiểm với thế hệ lớn tuổi đến lúc phải từ giã sự nghiệp, từ giã công danh để…về nghỉ ngơi.
Hãy thật bình tĩnh và tự tin vào chính mình, hãy tự bảo với bản thân rằng bạn đã từng là một người lính trên một thương trường đầy sóng gió, đã từng lăn lộn say mê với công danh sự nghiệp, thì nay phía trước không có gì thách thức được bạn. Hãy tự tin mà tiếp bước trên con đường chinh phục những lĩnh vực mới mà bạn muốn: Sáng tác văn học, viết hồi ký, văn, thơ; hoặc đi du lịch bốn phương; hoặc, nếu cần phải tiếp tục kiếm miếng ăn hàng ngày thì cũng sẵn sàng! Quy luật của cuộc sống vốn là như vậy, không có gì cưỡng nổi, vậy thì hãy đi theo nó và xem mọi thứ đều là chuyện bình thường.
Bạn còn phải biết chăm sóc đời sống tinh thần của mình mà không ai giống ai, nghĩa là bạn hãy chọn cho mình một đức tin, một sự thăng hoa nào đó, nhất là làm việc thiện và tích cực tham gia công tác xã hội. Xin lặp lại một lần nữa điều tâm niệm vừa nêu: Hãy yêu thương tất cả, nhưng trước hết hãy yêu thương chính mình!
Bạn sẽ đủ nghị lực và khả năng để vượt lên mọi thứ!
&