Tổng số lần xem: 7388 - Tổng số hồi đáp: 15 |
|
Xưng hô thế nào theo MoN tôi, không quan trọng lắm. Miễn là thể hiện cái tình của mình. Đối với những người hơn tuổi ta gọi anh, chị, chú, bác... cho trân trọng. Trong môi trường làm việc thì gọi anh, chị xưng tôi. Ở cơ quan mình, các sếp ít tuổi mình gọi là "đồng chí" (gọi mãi thành quen, vẫn đủ độ thân tình - "đồng chí" thuộc bản quyền được chấp nhận của mình rùi). Những người có tên là Ninh, Văn, Dương... tuyệt đối không nên gọi là cụ.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: Meomun on 12/04/2011 08:45:13 |
|
@Anh Dien: Tuy Huyen hoc cung Luat 88 nhung do Huyen hoc he 10 nam, con Van sau khi chuyen vao Nam thi hoc he 12 nam, vi the moi gia hon 1 tuoi va cham hon ban be 1 nam va co diem phuc duoc cung nam Luat 88 voi cac ban khac. 1 ly do nua la cai mat Van rat gia, hoc cung nam Luat 88 co may ban khac cung sinh nam Meo 63 nhung goi Van la chi, lai con tuong la Van di Thanh nien xung phong ve nua co! Mai roi cung quen,xung chi cho khoi bi thac mac la sinh nam 63 ma sao cai mat gia the! Bay gio khong buon chu hoi day cung...hoi buon buon,hihi!
|
Trở về đầu |
|
Huyền à, anh cũng thường xuyên bị gọi là em đấy. Rất nhiều người cứ nghĩ anh mới 30-35 nên xưng chị ngay khi mới gặp. Đúng như Huyền đã viết: Thói quen xưng chị với người khác giới đôi khi mang lại những nuối tiếc, làm lỡ những cơ hội, trở nên khó ăn, khó nói đôi trường hợp. Anh thì rất thoáng trong việc xưng hô, người kém mươi tuổi mày tao cũng không sao. Nếu ở VN mà chuyển sang hệ Nga, tức là chỉ có Ты и Вы thì anh ủng hộ cả hai tay.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HuyenBT on 12/04/2011 00:53:31 |
|
@ Chị Hạnh hay có "vè" hay thế, em thuộc hết rồi đấy! @Anh Diện PV, nguyên ccows nào mà lại có chủ đề "xưng hô" vậy? Em với Vân là vấn đề "lịch sử". Ở trường Thái bình, năm dưới ngưỡng mộ năm trên lắm. dù có ít tuổi hơn cũng được gọi là anh chị. Quy tắc nghiêm ngặt, nhưng rất tự nguyện. Khi đến KGU, em còn bị gọi nhiều người khác là chị, chỉ vì em mắc tội :hơi bị bé nhỏ ("Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!).Ai cũng tưởng em ít tuổi hơn, nên tự nhiện xưng chị với em. Sau khi khóa luật 84 về nước, tụi luật 88 của em nghiễm nhiên trở thành anh chị cả. Khi được đón các em dự bị luật đầu tiên, thì bọn em rất ý thức được vai trò anh chị: nghĩa là ra ga tàu đón, nói tiếng Nga băng băng(các em hơi run), nấu bữa cơm Việt nam đầu tiên (ở nước ngoài) cho các em ăn, thường là tráng trứng, rồi làm nước sốt cà chua dội lên.Nhìn các em dự bị ăn ngon lành, thỉnh thoảng mắt ngước lên nhìn trộm các chị đầy ơn huệ, thấy mình xưng chị là đúng quá. Sau vài ngày được các em tâm sự là các em đã từng đi bộ đội, "cái hồi chị còn đang học phổ thông!". Thói quen xưng chị với người khác giới đôi khi mang lại những nuối tiếc, làm lỡ những cơ hội, trở nên khó ăn, khó nói đôi trường hợp...
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HanhLM on 11/04/2011 23:57:47 |
|
Xưng hô của nữ lớp Luật 80: - Trong lớp: tao - mày (kể cả những bạn trên 1,2,3 tuổi và bạn nam); - Với các khóa trên: Anh, Chị; - Với các lớp Luật năm dưới: + Với nữ: Chị, Em; + Với nam:"Sáng chú-Chiều anh/Đến tối loanh quanh vừa anh vừa chú!" hoặc Cụ (toàn là các chú bộ đội mà).
|
Trở về đầu |
|
Nghỉ đông năm 1978 tôi xuống trường Kinh tế Kiev chơi. Ở đó có 2 cô sinh viên là Chi Mai và Vân, người nhỏ nhắn lại hơn tôi có 1 tuổi nên tôi không gọi là chị. Sau đó có ngay thông điệp: nếu gọi là chị sẽ được chiêu đãi Киевский торт. Đã biết tiếng món bánh Киевский торт từ lâu nên tôi đồng ý liền. Và khổ thân hai chị, trời mùa đông rét mướt vẫn phải dậy từ 5 giờ sáng đi xếp hàng. Tôi được thưởng thức Киевский торт trong hoàn cảnh như vậy đó.
|
Trở về đầu |
|