Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 8187 - Tổng số hồi đáp: 14




Posted By: HaiNV on 30/06/2011 12:29:41


Việt, theo âm Hán - Việt được hiểu là "ưu việt",  vượt trội lên. Trong bóng đá có việt vị - chính là khi cầu thủ chạy/ đứng xuống/ dâng lên quá cao, vượt quá/ thấp hơn vị trí của hậu vệ đối phương, dẫn đến phạm quy! Gen trội hay lặn, ảnh hưởng của Gen hay MT nhiều hơn lên tính cách con người cũng có thể hiểu theo nghĩa này. Tóm lại, người Việt, từ tên gọi đến tính cách, đều luôn mong muốn vượt lên trên người khác, cả ở ngã tư, cơ quan, công ty hay ở nước ngoài...luôn nóng vội và dễ...việt vị...

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 16/04/2011 05:03:41


Hì hì. Bác Nông ơi vấn đề không phải ở chỗ "cả" hay là "bộ phận" nữa khi chúng ta nhìn xã hội như một cơ thể. Khi cơ thể đó mắc bệnh thì vấn đề không phải ở chỗ bao nhiêu phần trăm tế bào bị bệnh có phải không bác?

Sự so sánh xã hội với người bệnh cũng khập khễnh phết bác nhỉ.

Chúc các bác Thứ Bảy vui.

 

 

Trở về đầu




Posted By: SonTM on 15/04/2011 22:16:52


Sự suy thoái đạo đức hoặc kinh tế của xã hội thì phải tìm nguyên nhân thông qua khoa học xã hội hoặc kinh tế học chứ không thể dùng sinh vật học như khoa học vạn năng để giải thích các quy luật đó được. Anh HaiNV ạ!

 

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 15/04/2011 20:06:29


Ref. 3Chai's comment:...Nhưng việc xuống cấp đạo đức của cả một xã hội thì rõ ràng là không phải do genes quyết định.
2. 3Chai lại tuyệt đối hóa khi dùng cụm từ "xuống cấp đạo đức của cả một xã hội"! Cái này theo mình là hoàn toàn sai, thực chất: chỉ là một bộ phận (có thể là không nhỏ, hay khá lớn, rất lớn đi chăng nữa) thì cũng không phài là cả (toàn bộ) một xã hội! 3Chai có tính đến dân số VN (cả nước): năm 1945: ~22 tr., 1975 ~ 50 tr.; 2000: 78 tr.; 2008: 86 tr., 2010: 89 tr...2050: dự kiến ~112 tr...? Cứ cho là bộ phận "có đạo đức xuống cấp" là một con số % không đổi nào đó thì ta cũng có giá trị tuyệt đối tăng nhanh như thế nào?   
Quay lại Hội KGU, số thành viên đăng ký là >220. Số này cũng "tồn tại" với "đạo đức theo kiểu cũ" từ hơn mấy chục năm rồi. Vậy thử hỏi 3Chai xem cái "xã hội thu nhỏ" của Người KGU, ví dụ từ 1975 đến nay có bị "xuống cấp đạo đức" quá hay không? 

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 15/04/2011 20:05:41


1. 3Chai ơi, mình rất ngạc nhiên là ông bạn mình cái gì cũng tuyệt đối hóa hết cả. Mình không nói gen quyết định 100%. Mình theo trường phái: mỗi ngày ta tiệm cận gần chân lý thêm 1 chút thôi. Thực tế qua nhiều phương pháp nghiên cứu (phân tích phả hệ/ gia hệ, nghiên cứu các cặp sinh đôi cùng trứng/ khác trứng...di truyền học hành vi/ ứng xử - Behaviour Genetics) cho thấy: IQ, thông minh, tài năng, thiên tài, tội phạm, các tính xấu...đều do gen quy định (từ 50 ->90 %),  tức là môi trường có thể ảnh hưởng không nhỏ (từ <10 đến 50%)! Tuy nhiên, cả 2 (nhóm) yếu tố G và MT đều chỉ là tiềm năng, còn hiển nhiên là sản phẩm bộc lộ ra như thế nào là do tương tác giữa 2 nhóm yếu tố ấy! 

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 15/04/2011 18:14:04


@MON & SonTM. Phải nói thế này cho nó công bằng và không làm bác HaiNV quá buồn. Cũng có những genes xấu làm cho một số cá thể mang genes đó có nhiều khả năng trở thành tội phạm hơn so với người trung bình. Khả năng thôi, chứ không bắt buộc.

Nhưng việc xuống cấp đạo đức của cả một xã hội thì rõ ràng là không phải do genes quyết định.

 

Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 13/04/2011 16:24:51


MoN em đồng ý với anh SonTM, hóa ra tại "môi trường" chứ không có "gen " xấu đẹp gì hết. Cũng chẳng phải tại "nền văn minh lúa nước". Ta có quyền tự hào về nền văn hóa của chúng ta. Một số nhà nghiên cứu khi tìm hiểu nguyên nhân chúng ta chiến thắng trong các cuôc chiến tranh chống xâm lược cho văn hóa là yếu tố quyết định.

Trở về đầu




Posted By: SonTM on 13/04/2011 15:07:02


Tất cả các diễn giải đều mang tính lý thuyết hết. Hình như xã hội nó biến đổi phức tạp hơn chúng ta nghĩ nhiều. Nhớ lại cũng xã hội VN ta sao trong những thập niên 60 của thế kỷ trước, nhiều đức tính tốt đẹp được phát huy thế. Cuôc sống tuy khó khăn nhưng tệ trộm cắp ít và bị lên án mạnh mẽ; hầu nhưng không có những thói côn đồ ngoài đường phố. Đường phố, đường làng ở nông thôn sạch sẽ. Mọi người thương yêu đùm bọc nhau. Bây giờ chúng ta giàu hơn nhưng đạo đức xuống cấp, thói hư tật xấu hoành hành trong xã hội. Nếu theo logich thói tiểu nông thì trước kia phải tồi hơn bây giờ chứ. Vì sao nên nỗi này?

Trở về đầu




Posted By: ThanhLK on 13/04/2011 00:54:13


Tự trào để nhận ra và sửa các "tính xấu" là điều nên làm. Tuy nhiên, tôi cũng nhất trí với Nghị là không có mối liên hệ giữa giữa nông nghiệp tiểu nông và các tính xấu do Ngô Mơ liệt kê vì: ngay cả ở các xã hội văn minh thì cũng vẫn có những người mang tính xấu đó, chỉ có mức độ ít hay nhiều mà thôi. Phàm là xã hội thì bao giờ cũng có người này người kia. Không nên đổ tội cho "nghề trồng lúa nước". Các cụ nhà ta xưa kia không có trình độ học vấn nhiều nhưng xử sự còn có tình người và "có văn hóa" hơn nhiều người có trình độ học vấn cao hiện nay.

Trở về đầu

Posted By: Kẻ ham chơi trên 12/04/2011 10:40:39


Nghề trồng lúa nước đã in đậm dấu ấn lên văn hóa Việt. Nông nghiệp tiểu nông làm cho người Việt có nhiều tính xấu. Cơ hội chủ nghĩa, gian lận, vô trách nhiệm,  đố kị, tự ti, “chí phèo”, “mẹ hát con khen hay”… chỉ là những liệt kê ban đầu trong một chuỗi dài. Chúng ta có dám tự trào như người Trung Quốc (họ dần bỏ được thói quen nói to và khạc nhổ nơi công cộng!) để “tự sửa mình” không nhỉ?

27/12/2024
Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>