Tổng số lần xem: 10165 - Tổng số hồi đáp: 29 |
|
Posted By: ThongNV on 24/04/2011 10:25:38 |
|
Tôi đã nghe Cố giáo sư Trần Quốc Vượng nói về cách đặt tên người của VN và TQ. Đặt tên theo nghĩa của chữ hán, chữ nôm, theo tên của người mà bố mẹ sùng bái, ngưỡng mỗ, mang ơn, trả thù; theo nghề nghiệp của gia đình. Có trường hợp còn là để trọc tức ai đó. Ở quê tôi, hai gia đình cách nhau một cái ao to, gia đình bên này ao đặt tên con là: Có - Của - Lừng -Lẫy - Thiên -Hạ - Khen ( Ông Khen này đến năm 14 tuổi thì chết đuối); Gia đình bên kia ao đặt tên con: Dình -Mò -Trộm - Cắp - Ngày (Bà Ngày là du kích xã huy sinh năm 1953) -Đêm. Thực ra hai gia đình này đều giầu có ngang nhau và khi cải cách ruộng đất đều bị quy là địa chủ và tịch thu hết. Lớn lên các ông bà đi công tác, một số ông bà đã đổi tên khác, nhưng khi về quê thì người làng vẫn gọi tên cũ.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhoaDT on 21/04/2011 11:37:30 |
|
Tôi có người quen tên là "Bùi Như Lạc" và Cty bà xã có một cộng sự tên là "Đỗ Tiến Sỹ" (mặc dù mới bảo vệ luận án ThS nhưng đã là TS từ lúc sinh ra, cách đây 2 hôm Sỹ cùng được giải thưởng KHCN Vifo truyền TT trên VTV2). Năm ngoái tôi cho sửa lại xa lông ở nhà, thợ chữa xa lông tên là "Nguyễn Vở" (như là vở viết ấy mà cậu này lại không biết chữ mặc dù rất khéo tay !!!). Tên người VN thì nhiều giai thoại buồn cười lắm.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HanhLM on 20/04/2011 23:44:38 |
|
Xin bái phục "sư phụ" Ánh Tuyết về câu chuyện của cậu Nguyễn Tử Cung ở HVQY, "sư phụ" Diệu Linh về câu chuyện của 2 nhà thông gia họ Từ và họ Trần, "sư phụ trẻ" Chỉ biết cười trừ về cặp vợ chồng Giang - Mai, "sư phụ" Thanh Bình về sếp Kinh nhất quyết không nhận cô nhân viên nào tên là Nguyệt... @Thu Thủy (dạo ở Kis phải đổi là Txy Txy): Chuyện là thế này: Có một anh ở cơ quan mình đi công tác nước ngoài. Ngồi trong hội thảo anh ấy cứ nhìn biển tên đặt trước mặt mà tủm tỉm cười suốt, chẳng chú ý nghe và thảo luận gì cả. Mọi người ngạc nhiên, tưởng anh ta bị ...man mát. Lý do đơn giản là trên đó có hàng chữ to "tổ bố": BUOI TO (Tên anh là Tô Bưởi được viết theo kiểu Tây).
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThoaNP on 20/04/2011 23:35:09 |
|
Mình có ông chú ruột đặt tên các con (cả gái và trai) là: Tự, Lực, Cánh, Sinh, Sản (đến đây thì hết con để đặt tiếp; ông định đặt thêm Xuất, chắc nghe lời kêu gọi của Bác Hồ!). Tuy nhiên chỉ trừ Lực và Sinh còn giữ tên, những người khác đều đổi tên sau này. Mình có bạn gái tên Nguyễn Thị Dũng; Hiệu Trưởng trường mình tên Dương Ái Phương (nam); một đôi vợ chồng bạn thân tên Tâm (vợ) và Nhẫn (chồng), khi gọi luôn phải lưu ý gọi Tâm Nhẫn. @Diện: Nhờ đọc comment của Diện mình mới tra từ điển và bây giờ mới biết nghĩa của từ "dung" tiếng Anh. Chả là ông xã tên Dũng, con dâu (đang ở Mỹ) tên Dung mà. May mà khi phiên âm hay ghi là Zung.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: TuyetHA on 20/04/2011 22:43:45 |
|
A đề tài này nghe cũng hấp dẫn quá nhỉ? Xin được góp một câu chuyện có thật 100%: Ở đại đội nọ thuộc HVQY có một chiến sỹ, học viên tên Nguyễn Sinh Cung, một hôm chính trị viên đại đội gọi cậu ta lên gặp và bảo:" Cậu có biết Nguyễn Sinh Cung là ai không? Về đổi lại tên đi!". Cậu chiến sỹ nọ quay về, vừa đi vừa lẩm bẩm: Sinh Cung không được thì Tử Cung vậy! Thế là từ đó ở đại đội xuất hiện một Nguyễn Tử Cung.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: Khửu on 20/04/2011 22:22:49 |
|
Tên Huy trong tiếng Việt thì quá đẹp rồi, chỉ vì sang Nga mới phải đổi thôi. Mình có cậu bạn tên Trường An rất hâm mộ tên Huy nên mới đặt tên con là Trường Huy, nhưng cậu ấy nhất định không cho con sang Nga vì sợ khi phải dịch ra sẽ là длинный ху...thì quá rách việc, thế là đành cho con sang Mỹ du học. Còn chuyện của Hàm mình có nghe là có lần Hàm và đ/c Khôi nào đấy sang Nga công tác, khi phải phiên dịch ra tiếng Nga thì Trưởng phó đoàn là 2 đ/c Хай và Xой. Nghe thì như là 2 tên Khai và Thối, âm tiếng Việt nghe cũng như nhau việc gì mà phải đổi tên. Xin lỗi Hàm nhé chuyện vui ấy mà. @Diện: Trong tiếng Anh còn cần nên tránh gọi tên Phúc. Truyện kể có cô giáo Nga hỏi tên họ 1 học sinh, cậu ta liền thưa: Меня зовут: Ху.. вам дам, cô bảo viết ra giấy, cậu ta viết: Huỳnh Văn Đạm. Cô mới à 1 tiếng rồi nói: Giờ tên em là Вам Дам (Văn Đạm) thôi không cần Ху... nữa.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: LinhND on 20/04/2011 18:02:24 |
|
Con trai ông anh họ tôi họ Từ, lấy con gái nhà người họ Trần. Không thể kính thưa hai họ Từ Trần đc, nên đành trọng nữ khinh nam. Người ta bảo: "Vợ chồng nhà nọ ..." là trọng nữ đấy chứ, và khi già quá thì thành hai cụ cho bình đẳng.
|
Trở về đầu |
|
@HanhLM: em có biết một cặp chồng tên Giang vợ là Mai. Cũng đã ly dị nhưng không phải vì tên. Các anh chị đã đi LX về nếu muốn con mình đi Nga thì tránh các tên Huy, Hàm ... Trong hội KGU mình có mấy người tên Huy phải đổi tên, còn Lê Huy Hàm dính 2 từ liền nên phải đổi thành Ле Зуй Хай. Không hiểu Hàm có gặp rắc rối gì với văn bằng tốt nghiệp không vì khi dịch sang tiếng Việt thì Duy Hải và Huy Hàm khác nhau nhiều. Và tuyệt đối đừng đặt tên là Huy Nhã (như một nhạc sỹ nổi tiếng). Tiếng Moldova thì từ foot là từ tục cũng nên tránh. Còn tiếng Anh thì tránh các tên Dung và Dũng.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: BinhLT78 on 20/04/2011 16:28:31 |
|
@Hạnh LM ơi, quanh chuyện ghép tên và những tên "hàng độc" thì đúng là còn nhiều lắm. Ngày trước, ở một vụ của Bộ Tài nguyên môi trường, có ông cục trưởng tên là Kinh. Vì vậy ông tuyên bố sẽ không nhận cô nhân viên nào tên là Nguyệt cả để tránh "nhạy cảm". Những tên gọi đa dạng và nhiều thú vị kiểu như thế này chắc chỉ có trong ngôn ngữ tiếng việt thôi nhỉ?
|
Trở về đầu |
|
Việc bất bình đẳng giới theo tôi còn thể hiện qua tên gọi. Có những tên như Hùng, Dũng chỉ đặt cho nam giới. Trong khi đó hầu như tên nào nữ giới có thì người ta cũng đặt cho nam giới luôn. Ngoài những tên thông dụng như Tâm, Huyền, Châu, Vân, Hà, ... có những tên lẽ ra chỉ nên đặt cho nữ như Lan, Cúc, Hồng, Mơ, Huệ, ... nhưng lại khá nhiều đấng mày râu chiếm. Chẳng lẽ cánh mày râu lại tham lam quá đáng vậy sao? Có ai biết tên nào thuần nữ (không có anh nào xí phần) không?
|
|