Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 5597 - Tổng số hồi đáp: 8




Posted By: LyTM on 25/06/2011 22:58:13


Xem phim rồi hãy gọi chim,

Nhưng xem phim Việt phim Tàu ứ xem,

 

 

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 18/06/2011 17:06:07


Mới cởi có một lần mà ông Nông đã kêu hà rầm. Thôi thì xin được sửa lại như sau:

Thà rằng bật cúc xem chim

Còn hơn bật máy xem phim  bán nước

(Không có ám chỉ gì cái bà bán nước kia đâu nhá!)

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 17/06/2011 13:14:45


Ông bạn 3Chai dạo này động tý là "cởi" cái nọ, "cởi" cái kia nghe cũng rất lạ, có gì đó...không phải 3Chai mà mình từng biết? Chợt nhớ câu chuyện ngày xưa về...Trạng...3Chai...như sau:

Trạng Quỳnh - Đón Sứ Tàu

Triều đình chuẩn bị đón sứ nhà Thanh sang nước ta. Chúa nghe nói tên này là kẻ hống hách, hợm hĩnh, bèn kêu Quỳnh vào, giao cho giữ việc nghênh tiếp.
Quỳnh phụng mạng vua, đồng thời xin triệu thêm bà Ðoàn Thị Ðiểm giả làm người bán hàng nước cho khách qua đường, còn mình giả trang làm anh lái đò đưa sứ bộ qua sông.
Khách Tàu đến, đi ngang quán bà Ðiểm, thấy trong hàng có một cô gái xinh xắn ngồi bán, liền hùa nhau kéo vào uống nước, sẵn có buông lời chọc ghẹo, bỡn cợt. Một tên líu lo đọc bâng quơ:
"Nam bang nhất thốn thổ bất tri nhân canh"
(Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày, ý cho rằng đàn bà nước Nam lẳng lơ)
Bà Ðiểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi, đọc:
"Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất"
(Bọn quan quyền phương Bắc đều từ chỗ đó mà ra cả)
Nghe xong câu ấy, cả bọn ngừng uống nước, tròn mắt, há hốc miệng nhìn bà Ðiểm. Chúng không thể ngờ rằng một bà bán nước bên đường lại có sức học kinh người đến thế!
Khách ra đi, xuống đò của Quỳnh. Khi đò đến giữa sông, một tên trong nhóm sứ Tàu nhột bụng, vãi rắm nghe một tiếng "bủm". Không thấy xấu hổ thì thôi, hắn còn đọc một câu chữa thẹn xấc xược:
Lôi động Nam bang (Sấm động nước Nam)
Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng cậy vạch quần đái vòng cầu qua đầu sứ, vừa đái vừa đọc:
Vũ qua Bắc hải (Mưa qua bể Bắc)
Tên sứ Tàu giận điên tiết, xộc lại định đánh Quỳnh, Quỳnh trở cán chèo thủ thế rồi mắng:
"Tiền phát lôi, hậu phát vũ, thiên địa chi lý nại hỉ "
(Sấm động trước, ắt sau sẽ có mưa, luật trời đất là thế)
Cả bọn khách Tàu sửng sốt nhìn nhau, không thốt được một lời vì câu đối đáp bắt bí quá đúng của anh lái đò. Cả nhóm trong bụng vừa tức, vừa sợ, cứ ngậm miệng cho đến nơi.
(Sưu tầm)
Trở về đầu




Posted By: Kẻ ham chơi on 13/06/2011 09:29:42


@3Chai: Cám ơn anh đã ủng hộ "em út".

"Thà rằng cởi cúc xem chim

Còn hơn bật máy xem phim nước Tàu!"

Anh "ngoa" quá (!) Hihi.

@KhoaDT: "Yêu thì yêu cả đường đi...". Cũng có phim tàu hay: Tây du ký, Tể tướng Lưu gù... "Biết địch" cũng tốt chứ anh.

@HaiNV: Cái phim đấy bỏ là phải rùi. Sặc mùi tàu. Lý Công Uẩn là hình ảnh đẹp. Xin đọc "Tám vương triều Lý", MoN em đã có dịp giới thiệu.

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 12/06/2011 20:59:12


@KhoaDT:

Thà rằng cởi cúc xem chim

Còn hơn bật máy xem phim nước Tàu!

 

 

 

 

Trở về đầu




Posted By: KhoaDT on 12/06/2011 08:42:04


Không biết có ai tính thống kê không chứ tôi thường xuyên thấy film Tàu chiếu trên các kênh TV cáp của VCTV (đài trung ương) suốt cả ngày. Cảm giác là film TQ bây giờ lên sóng TV VN nhiều hơn cả film VN, film Hàn Quốc và các nước khác. Đây là một bất cập lớn, không hiểu các bạn KGU thấy thế nào. Sướng nhất là ông 3Chai, ở Úc muốn xem film Tàu trên TV cũng khó (theo kinh nghiệm của tôi từ hồi làm việc ở Melbourne năm 93).  

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 11/06/2011 11:46:20


3Chai ơi, bộ phim mà 3Chai nói đến đã bị hủy chiếu đâu chỉ mình HảiNV ghét? Vấn đề không phải "yêu" hay "ghét", vấn đề là Fond văn hóa của những người sáng tạo ra nó "có vấn đề". Hãy xem Nhật, Hàn họ xây dựng phim cổ trang, mở ra là biết ngay phim Nhật hay Hàn, không thể lẫn với Tàu được! Buồn và bực!  

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 10/06/2011 21:00:56


Bộ phim Việt gian mà ông Nông ghét đã được tuyên bố hủy chiếu!

Hoan hô!!!

Trở về đầu

Posted By: Kẻ ham chơi trên 06/06/2011 19:49:48


10 bộ phim hay nhất mọi thời đại

 (do Viện Phim Mỹ - AFI bình chọn)

Điện ảnh luôn hấp dẫn số đông khán giả bằng hàng loạt những siêu phẩm với những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng, những pha hành động ngoạn mục khiến người xem nghẹt thở. Nhưng, đó chỉ là những bộ phim thời thượng. Trên thực tế những bộ phim hay nhất thời đại lại là những bộ phim tình cảm, với cốt truyện giàu tính nhân văn. Xin trân trọng giới thiệu cùng các ACE KGU.

1. “Công dân Kane” (Citizen Kane). Bộ phim này được sản xuất năm 1941, kể về một câu chuyện dựa trên cuộc đời của William Randolpn Hearst. Nội dung xoay quanh nhân vật Charles Foster Kane - một người đàn ông trẻ, nghèo nhưng đã năng động vươn lên bằng mọi cách trong giới kinh doanh báo chí giàu có. Tham vọng quyền lực của Charles Foster Kane tỏa bóng đen bao trùm cả đời sống riêng tư, đẩy cuộc hôn nhân của anh vào ngõ cụt và bạn bè xa lánh. Diễn viên Orson Weles trong bộ phim “Công dân Kane” đã đóng vai Charles Foster Kane rất thành công. Bộ phim đã giành được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ.

2. Casablanca. Bộ phim này được sản xuất năm 1942, là bộ phim tình cảm gắn liền với hai diễn viên gạo cội là Humphrey Bogart và Ingrid Berman. Bộ phim Casablanca đã nhận được 3 Giải thưởng của Viện Hàn lâm Điện ảnh Thế giới cho các chủ đề: Hình ảnh đẹp nhất, đạo diễn xuất sắc nhất và kịch bản hay nhất.

3. “Bố già” (The Godfather). Bộ phim này được sản xuất năm 1972, dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo. Bộ phim được sản xuất với một sự kết hợp hoàn hảo của ánh sáng, màu sắc, dàn dựng và diễn xuất của diễn viên. Vai “bố già” Don Coleone do Marlon Baranlon đóng.

4. “Cuốn theo chiều gió” (Gone With The Wind). Bộ phim này được sản xuất nắm 1939, dựa vào tiểu thuyết cùng tên của Margaret Metchell, đã giành 9 giải Oscar. “Cuốn theo chiều gió” có sự tham gia diễn xuất của cặp diễn viên Vivien Leigh và Clark Gable.

5. “Lawrence of Arabia”. Bộ phim này được sản xuất năm 1962, dựa trên cuốn tự truyện của anh lính người Anh T. E. Lawrence kể về cuộc phiêu lưu của Lawrence (do diễn viên Peter O’Toole đóng) đã thuyết phục người ả Rập cùng nhau đoàn kết chống lại đế quốc Ottoman. Bộ phim được đánh giá cao ở những cảnh quay đầy ấn tượng tại sa mạc và chân dung O’Toole tràn đầy sức sống, nghị lực trong vai Lawrence.

6. The Wizard of Oz. Bộ phim này được sản xuất năm 1939, kể về chuyến phiêu lưu của một cô gái từ vùng nông thôn Lansas đến một vùng đất thần kỳ.

7. “Người tốt nghiệp” (The Granduate). Bộ phim này được sản xuất năm 1967, với sự khẳng định tên tuổi của hai diễn viên Dustin Hoffman và Katharine Ross.

8. “Trên bến cảng” (On The Waterfront). Bộ phim này được sản xuất năm 1954, kể về câu chuyện của một vận động viên quyền anh thất thế, nhờ có tình bạn đối với một người phụ nữ và một thầy tu dũng cảm đã đứng lên đấu tranh chống lại các nghiệp đoàn tham nhũng. Bộ phim đã giành được 8 Giải thưởng của Viện Hàn lâm Điện ảnh Thế giới và đánh dấu tên tuổi của các diễn viên Eva Marie Saint, Martin Balsam, Fred Gwynne và Pat Hingle.

9. “Danh sách Schindler’s” (Schindler’s List). Bộ phim được sản xuất năm 1993. Bộ phim kể về câu chuyện của một chủ nhà máy người Đức đã cứu được rất nhiều người Do thái khỏi sự thảm sát của phát xít Đức trong chiến tranh. Bộ phim “Danh sách Schindler’s” đã giành được rất nhiều giải thưởng, trong đó có 3 Giải thưởng của Viện Hàn lâm Điện ảnh Thế giới cho các chủ đề: Hình ảnh đẹp nhất, đạo diễn xuất sắc nhất và chuyển thể kịch bản phim hay nhất.

10. “Hát trong mưa” (Singing in the rain). Bộ phim được sản xuất năm 1953, kể về sự thay đổi các diễn viên Hollywood trong quá trình chuyển từ phim câm sang phim có tiếng trong những năm 20 của thế kỷ XX. Bộ phim đã giành giải Quả cầu vàng cho diễn viên nam hay nhất năm 1953./.

 

28/12/2024