Tổng số lần xem: 13432 - Tổng số hồi đáp: 10 |
|
Posted By: TungDX on 15/07/2011 15:04:54 |
|
Có ba đáp án:1-Cảnh tấp nập của cánh đồng với cách nhìn tập thể làng quê có các ngôi chồng, vợ đảm trách cày cấy, vậy còn các ngôi khác chưa thành chồng, lên vợ đi bừa:(như mọi người phân tích) 2-Nếu nhìn từ góc độ một gia đình thì "chồng cày", "vợ cấy" còn con trâu không ai quản thì nó đi bừa đi phứa lung tung chứ không phải bừa ruộng; 3-Ta thấy chồng, vợ rồi vậy con đâu? "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa" Hải NV đã phân tích song vấn đề là án tại hồ sơ, thế thì giữa chữ "con" và "trâu" cần có dấu và hoặc gạch ngang, khi đọc thì ngắt để có thể hiểu đứa con và con trâu đi bừa; Mở đầu của MƠ là "Ca dao là thi ca truyền miệng. Ca dao làm ra để hát. Nó..." Đây chính là cái bẫy MƠ ta giăng để bắt ACE ta; Điều chính yếu là sự khác nhau giữa văn viết và nói; Tỷ như: "Khen cho con mắt tinh đời Anh hung thấy giữa trần ai mới già" nếu ngắt sáu chữ con sẽ được nghĩa khác.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 27/06/2011 16:12:50 |
|
Ai đã từng lội đồng tháp mười, nhậu khô cá lóc thì đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư càng thấy "đặc sản" miền Tấy Nam Bộ.
|
Trở về đầu |
|
Có thể anh hay chị chưa ghé topic này. Câu chuyện sau, truyện ngắn sau của Nguyễn Ngọc Tư... viết riêng cho anh, cho chị, cho MoN em trước cả chục năm: Mơ thấy mùa đang tới Nguyễn Ngọc Tư Nếu cuộc sống của bạn đã mệt nhoài, nếu rã rượi với công danh, chức tước rồi, nếu ho khan với khói bụi thành phố rồi... thì về quê tôi làm một tour du lịch dài ngày, dài cả năm, sống vật lộn làm một thuở nông dân chơi. Tour của tôi không kén khách, bạn có thể đã từng là nông dân nhưng bây giờ thì quên mất, bạn có thể chưa một lần đặt chân xuống sình đất quê hương, chưa biết sống đời nông dân như thế nào... Tôi chấp nhận hết. Tôi sẽ dẫn bạn về gặp má tôi. Má tôi sẽ dẫn bạn đi hết một mùa của má. Má tôi ấy à, bà là một người nông dân chân chính…. Xin đọc tiếp ở đây.
Ai yêu văn Nguyễn Ngọc Tư xin đọc ở đây.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 25/06/2011 15:35:38 |
|
HảiNV đã phân tích rất cụ thể các khái niệm rồi. Nhưng về ngữ cảnh của câu: " Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa" thì tôi thấy các từ "chông", "vợ", "con trâu" là chỉ khái niệm chung. Không thể ghép chồng /vợ thành đôi vợ chồng và con trâu là của đôi vợ chồng ấy. Nếu hiểu như vậy thì câu Ca dao trên đâu còn ý nghĩa là câu tả cảnh làm ruộng. Nội dung câu ca dao mô tả cảnh trên đồng cạn cũng như dưới đồng sâu đều có những ông chồng đi cày (có thể là cày trâu, có thể là bò), những bà vợ đi cấy và những con trâu đi bừa. Vì đầu câu đã chỉ rõ chủ thể là chồng -cày; vợ -cấy rồi nên cuối câu tác giả muốn làm nổi bật một đối tượng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp là con trâu (con trâu là đầu cơ nghiêp)
|
Trở về đầu |
|
@HaiNV: anh là nhà "lông" thực sự rùi. Chúc mừng anh, GS không sợ bùn. Hôm trước đọc bài của các anh/chị KGU cảm phục các Cụ nhà anh thật đấy. Cầu chúc các Cụ luôn mạnh khỏe và bách niên giai lão. Ảnh minh họa Đi bừa thời hợp tác xã Bầm ra ruộng cấy bầm run. Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non. Hạnh phúc
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 23/06/2011 17:42:59 |
|
Khi còn đi học phổ thông, mình đã từng làm thành thạo tất cả các việc nhà nông. như: cày, bừa, gieo/ nhổ mạ, cấy, gặt/ hái, đập, xay thóc, giã gạo, gánh gồng, ...Hè nào về cũng tham gia giúp đỡ bố mẹ thực sự! Vậy, anh chị em hãy để cho ông "nông dân thực thụ" này giải thích nhé. 1. Đồng cạn: Đồng (ruộng cạn) không có nước, soi, bãi, nương: cần cày, bừa khô (không nước), tra hạt giống trực tiếp (lúa cạn/ ngô/ đậu...), không có khái niệm "cấy" ở đây. 2. Đồng sâu: Đồng/ ruộng có nước, thường có bùn ngập đến đầu gối, còn ngập đến bụng là đồng trũng. Nếu ngập đến ngang đầu gối thì cần cày, bừa rồi cấy (mạ = mầm lúa 2 - 4 tuần). Đồng trũng thì không cần cày chỉ cần bừa, có khi sâu quá không thể bừa (trâu/ người đều dễ bị sa lầy) thì phải cấy trực tiếp luôn. 3. Cày: dứt khoát phải có người cầm cày đằng sau và điều khiển cho lưỡi cày nông, sâu, thẳng hàng (không bị "lỏi" tức có chỗ đất không có lưỡi cày chạy qua và không cày lật đất lên). Học cày thạo rất khó! 4. Bừa: cơ bản cũng có người cầm bừa, nhưng bừa dễ hơn cày nhiều. Bừa lúc đất cày xong còn lổn nhổn thì khó, nhưng sau khi bừa vài lượt đất khá tơi rồi, mà con trâu thạo việc thì có thể người không cần cầm bừa nữa mà trâu ta tự kéo bừa cũng xong (nhà mình đã từng có con trâu làm được như thế!). Như vậy, một trong những khả năng xảy ra là: Anh chồng cày xong một khoảnh/ thửa ruộng, cầm bừa cho trâu đi vài lượt cho tơi đất, trâu ngoan và thạo việc tự kéo bừa đi tiếp, anh chồng lại quay sang cày chỗ khác. Chỗ nào bừa kỹ rồi cô vợ có thể cấy luôn. Khả năng khác: nhà nông này có cậu con trai nhỏ (giống như mình học lớp 5, lớp 6...) đã giúp việc bố mẹ công đoạn dễ nhất là đi bừa. Do dáng vóc em bé nhỏ, đi lọt thỏm sau cái bừa lại bị bóng con trâu che khuất nên nhìn từ xa cứ tưởng con trâu tự đi bừa! Dù khả năng 1 hay 2 thì một bức tranh toàn cảnh vào một thời điểm cụ thể hoàn toàn có thể xảy ra như thế đấy: Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa! PS. Bên TQ thời Cách mạng Văn hóa, khi mình đi tàu qua 1970 đã từng nhìn thấy người nông dân kéo cày/ bừa thay trâu/ bò/ ngựa (họ ít trâu, chủ yếu dùng bò/ ngựa!)
|
Trở về đầu |
|
@LiM: Chị Lý ơi, nhiều khi tinh tế cũng tốt nhưng dể bị hiểu lầm lắm. VD: Ông hàng xóm... trên cánh đồng nhà mình là sao ạ? "Nhà ông ấy" hay "nhà mình"? "...ông hàng xóm nhà ấy cũng đang trên cánh đồng nhà mình..." Hehe.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: LyTM on 23/06/2011 15:41:29 |
|
Ở đây xét theo trật tự thời gian thì phải cày trước, bừa sau rồi mới cấy. Câu ca dao này muốn cho chú ngưu có một vị trí như ông chông và bà vợ. Còn hiểu theo nghĩa của Mơ thì chắc phải có 3 thửa ruộng đấy. Đã đọc câu thửa ruộng ba bờ chưa... cạnh dốc ấy...? Đang họp, phải dùng máy nên cứ việc vào mạng KGU để viết lung tung, ra vẻ đang tập trung nghe và ghi chép! hahaha chắc ông hàng xóm nhà ấy cũng đang trên cánh đồng nhà mình chứ không mất ruộng. Ngô Mơ, là đồng nhà mình theo vế ông ấy còn nếu lạc sang đồng nhà mình là nhà ta thì chắc phải đổi chỗ, đấy!
|
Trở về đầu |
|
Khó hiểu Ca dao là thi ca truyền miệng. Ca dao làm ra để hát. Nó đã qua lửa và nước. Nó hợp lý nên nó trường tồn.
Nghi vấn ở đây là: Cái "vô lý" là do “tam sao, thất bản”, hoặc ông cha ta đã có tính khái quát “triết học” “đồng nhất không/thời gian”? Một số câu vẫn khiến kẻ hậu sinh này khó hiểu. Các Pak KGU giải thích giùm nhe! Ví dụ hai câu sau: "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa" “Còm”: 1. Ông chồng đi cày bằng… gì? (máy cày, máy công nông, bò… hay con trâu khác?) 2. Ai điều khiển “con trâu đi bừa”? Hay là ông hàng xóm? Hay là con trâu là một lực lượng lao động đã được nhân cách hóa, nó… tự đi bừa?
|
|