Tổng số lần xem: 6080 - Tổng số hồi đáp: 9 |
|
Posted By: LyTM on 16/07/2011 11:11:44 |
|
Đúng là cả nhân loại cảnh giác thôi chưa thể đủ! khi họ (TQ) dám xả đại bác vào đám đông và đọa đày dân họ thì không thể cư xử nhân đạo với người nước khác! Có ai đầy đọa người nhà mà yêu quý bạn hữu và người ngoài đâu!..rất hiếm. Các dòng sông đều chảy đã trở trành mơ ước viển vông không chỉ ở một số quốc gia nữa. Hà Nội cũng đã có một thời: Trời trong veo, nước trong veo, ai đưa mái chèo trên dòng Kim Ngưu,...Dòng Tô lịch thanh lịch một thời nay là nơi chớ đến gần không dễ bị viêm mũi, sông Lừ nước chảy cuồn cuộn còn đâu nữa! Nếu xây đường cống ngầm dọc hai bờ sông để thu nước xả, cho sang nguồn khác để dòng sông sạnh trở lại liệu có làm được không?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: 3Chai on 12/07/2011 20:46:56 |
|
"HỠI NHÂN LỌAI, HÃY CẢNH GIÁC" (Julius Fucik) ... "Chúng ta có 600 con sông ở Trung Quốc, 400 trong số này đã bị chết bởi ô nhiễm… chúng ta sẽ phải gửi ít nhất 300 triệu người (Hoa) tới Phi Châu trước khi chúng ta bắt đầu chứng kiến kết cục các vấn đề nghiêm trọng của chúng ta" (“China Safari”).
...
“Các công ty Trung quốc đang trả lương cho người lao động rẻ mạt và bắt họ làm việc nhiều giờ hơn; làm sao có thể kỳ vọng họ làm khác hơn khi ở nước ngoài? Với hơn 6.700 thợ mỏ Trung Quốc chết vì tai nạn mỗi năm (khoảng 17 người chết/ngày) …. Làm thế nào có thể kỳ vọng các liên doanh Trung quốc có thể làm tốt hơn phần còn lại của thế giới? … Trung Quốc đã phá hỏng hệ sinh thái và môi trường sống của chính họ trong quá trình hiện đại hóa nhanh chóng; làm sao có thể kỳ vọng họ có đủ lương tri để thực hiện các kế hoạch làm ăn thân thiện và bảo vệ với môi trường kiểu phương Tây tại những nơi khác?” - Wenran Jiang, University of Alberta. Các bạn có thể xem chi tiết trong sách của Peter Navarro
|
Trở về đầu |
|
Posted By: TungDX on 12/07/2011 10:10:07 |
|
Xung đột T-V Các bạn phân tích trúng vấn đề, báo chí nước ngoài mới đề cập đến 4 vấn đề mang tính khách quan; Chính trị, Quân sự, Địa lý và chiến thuật (vũ khí), họ chưa đề cập đến yếu tố con người; Ở đâu đó có thể yếu tố vũ khí là quyết định, nhưng với VN ta thì đã nhiều lần trong lịch sử con người là quyết định.và: Lịch sử Việt nam chín phần đánh giặc Một phần xây - tiêu huỷ bởi chiến tranh Di sản Cha Ông mình - phi vật thể Toàn dân năm châu kính nể nghiêng mình Hai trong mười tướng bầu ở nước Anh Đúc tượng vàng vinh danh toàn nhân loại Danh nhân văn hoá- Nguyễn Trãi, Bác Hồ Nhã nhạc, đàn Bầu, đàn đá, Nguyễn Du Thắng Nguyên ba lần, hai Thực dân đổ Giải thưởng vàng khoa học trẻ lừng danh Không phải "không" mà "có" thực đấy anh Từ vũ trụ chỉ thấy Trường thành, Đê Việt Trên đất liền ta đã thắng...; Thủy chiến ta cũng đã từng thắng trên sông, trên biển (Trần Khánh Dư đánh tan Trương Văn Hổ; Bắt sống Ô Mã Nhi...); LiTM phân tích đúng như là Nguyễn Trãi: "mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có"; Điều phân vân là vào thời mở cửa khi mà phân hóa giàu nghèo quá lớn thì ngọn cờ ...(ở sau) Đuổi 20 vạn quân Tưởng là một thắng lợi ngoạn mục nhất của Cụ Hồ; Sau Điện Biên Phủ (9 năm) thì dứt điểm với Pháp, nhưng thử nghĩ liệu hậu quả sẽ ra sao, đến bao giờ nếu 20 vạn quân đó ở lại... Ta có cách đánh của VN, trên đất liền từ thời Trần có chính sách "ngụ binh ư nông", hiện nay nếu theo dõi thì thấy đang hình thành các tổ đánh cá từ 5 thuyền... có phải là "ngụ binh ư ngư"? Ý kiến của NghiPH là xác đáng không nước nào triển khai làm ăn ở vùng chiến sự, nhất là đó lại là giàn khoan... Tinh thần dân Việt (Lao động Việt) LiTM yên tâm: 8 - Đoàn kết trong khó khăn Kém đồng lòng khi khá Thêm một ví dụ trích từ báo tường Viện TPTN sau sự kiện 2-1979 tác giả là một nữ chiến sĩ quê Thái bình, sau là phu nhân HoanhTV CL74, đằng sau cái ngồ ngộ là tinh thần Việt: ¤Ôi cái ngày 17 tháng hai sao mà bực tức Thành thị, nông thôn náo nức căm hờn Quân giặc bành trướng tràn sang Thể như nhà của bọn my không bằng
Chuyến này ta quyết xung phong Đánh cho chúng xà phòng nổi bọt Đánh cho hoảng hốt chạy về Giữ từng bờ suối ngọn khe nước nhà
Quen thói xâm lược xưa xa Rập rình cắn trộm như là chó điên Cùng nhau đăng ký xông lên Đánh cho tan tác và đền tội ngay
Trời xanh, núi biếc, đất này Là cảa dân Việt chúng mày nhớ chưa Quên đi cái thói ngày xưa Bầnh trướng thì phải nhớ chừa Việt nam &nb sp; Tác giả: Bùi Thị Thu Cuối cùng xin trích lại lời của Quang Trung Hoàng đế:"Đánh cho chúng, đen răng dài tóc, Đánh cho mảnh giáp không còn, Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ": Nguyễn Huệ cũng là người không coi tàu của Pháp do Nguyễn Ánh mướn vào đâu cả - nghĩa là có liệu pháp điều trị.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NghiPH on 02/07/2011 19:42:14 |
|
Trong chiến tranh thì không biết thế nào cả. Nhưng xét về địa chính trị, tác chiến trên biển Đông thuận với quân đội Việt Nam hơn về khả năng tiếp cận mục tiêu nhanh hơn, các khâu hậu cần cũng thuận lợi hơn. Nếu Trung Quốc đưa dàn khoan đến vùng biển đang tranh chấp hoặc đưa sâu vào vùng biển của Việt Nam, Philippin là thất sách vì rủi ro cho dàn khoan này là rất lớn. Trên thế giới không ai xử sự như vậy.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: LyTM on 02/07/2011 18:42:46 |
|
Em nghĩ nếu khai chiến ở đất liền thì chúng ta có thế mạnh hơn ngoài biển. Ý anh HảiTB rất hay, vấn đề lòng người là quan trọng nhất, rồi mới đến vũ khí. Có lòng người sẽ có chiến lược, chiến thuật, có vũ khí tốt,... kẻ thù đi tới đâu cũng bị bao vây. Vậy Ai sẽ đứng lên để lòng người chung về một mối và nhân lên thành sức mạnh? Lịch sử dân tộc ta đều có những người con áo vải xuất hiện, để sau này dân ta phong Thánh. Đất nước lâm nguy thì người đứng đầu ở bất kỳ thời đại nào, dù là đảng phái nào, quyền lực nào cũng phải ý thức được nguy cơ cao nhất ấy. Có thế mới duy trì được quyền lực và người dân mới tin cậy được! còn nếu chịu để ngoại bang lấn sang thì máu sẽ phải đổ nhiều hơn mới dành lại được phần đất đai ông bà đã mất, bài học ngàn đời nay đã thế! Hôm rồi mấy chị cựu chiến binh tự nguyện đóng góp những đồng lương hưu còm cõi để tập hợp lại cho Trường Sa (tivi chiếu), thấy có gì đó không phải với dân!Cạnh nước lớn cần lúc cương lúc nhu để không bị hy sinh người dân và mất đất, nhưng dứt khoát không được để dân phải nuốt nhục !
|
Trở về đầu |
|
Posted By: 3Chai on 02/07/2011 18:14:37 |
|
Đồng ý rằng mọi ý kiến chỉ là tham khảo. Nhưng theo tôi bài viết này của diễn đàn Ka Hát phân tích hơi phiến diện. Đồng ý là trong chiến tranh, máy bay và tàu chiến dĩ nhiên cực kỳ quan trọng. Nhưng trong mọi cuộc chiến tranh vệ quốc của VN, lòng người là loại vũ khí nỏ thần đã làm bất ngờ mọi đạo quân xâm lược hùng mạnh. "Chúng tôi ghi nhận lòng yêu nước của các anh chị. Nhưng các anh chị hãy giải tán, việc đối phó với TQ đã có Đảng, Nhà nước lo". Lòng yêu nước đang bị xem như thứ hàng phân phối bao cấp. Nỏ thần đang sắp bị trao vào tay giặc? Xin lỗi admin. Nếu các bạn thấy ý kiến của tôi phương hại đến tôn chỉ mục đích của trang web này thì có thể cắt bỏ.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: SonTM on 01/07/2011 22:30:22 |
|
Chiến thuật của ông cha ta từ xưa đến nay là "dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều". Chưa bao giờ ta dàn quân để đối kháng lại chúng cả. Và sức mạnh hơn cả chính là " Đại nghĩa thắng hung tàn", sức mạnh của đoàn kết chống ngoại xâm của toàn dân tộc. Những kẻ xâm lược trước đây không bao giờ tính đến điều này và đều phải chuốc lấy thất bại. Trung quốc hãy xem bài học từ Mý trước đây và dừng lại nếu không muốn đi vào vết xe đổ đó!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: BinhPT on 01/07/2011 17:06:34 |
|
Cám ơn anh Khoa. Xem cũng thấy phấn chấn hơn tý chút, và cũng hy vọng là Bắc Kinh cũng nghe theo các chuyên gia quân sự. Hy vọng hơn nữa là Tổ Quốc ta luôn được toàn vẹn lãnh thổ và yên bình.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhoaDT trên 30/06/2011 14:46:29 |
|
Trên diễn đàn Ka Hát có người forward đến thông tin này. Gửi các ACE quan tâm cùng tham khảo và bình luận. Thân mến, Khoa VL76. Nếu khai chiến trên biển Đông, Hoa lục có thể sẽ thua Việt Nam Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như "Đại công báo", “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Hoa Lục trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Hoa Lục gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Hoa Lục chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Hoa Lục cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Hoa Lục còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này. 1- Rào cản chính trị: - Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Hoa Lục về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Hoa Lục tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Hoa Lục gọil à Nam Sa). Còn khả năng Hoa Lục và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng, vấn đề quan trọng là Hoa Lục áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, thế tất sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Hoa Lục tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Hoa Lục sẽ tăng cao. - Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Hoa Lục áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam . Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển. - Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ - Xinhgapo - Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”. - Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam - Malaixia, cách Hoa Lục xa như vậy, nói là của Hoa Lục thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Hoa Lục áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Hoa Lục, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Hoa Lục. 2- Rào cản về quân sự- Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Hoa Lục với Việt Nam, phía Hoa Lục có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa - quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Hoa Lục. Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v. - So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Hoa Lục tham gia cuộc chiến tranh này thành phần chính sẽ là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu trang bị phi đạn tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO-636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Hoa Lục.- Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Lục phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị hoả tiễn siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300km.- Về năng lực phòng không, Hoa Lục và Việt Nam đều được trang bị tên hỏa tiễn đối không “S-300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Hoa Lục là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Hoa Lục) có căn cứ trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế. 3- Rào cản về địa lý- Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su-22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Hoa Lục và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân tung tâm của đối phương. - Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Hoa Lục kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 - 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 - 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J-10” và “J-8D” và cả “Su-30MKK” và “Su-27SK” của Không quân Hoa Lục đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.- Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Hoa Lục nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam. - Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su-27SK” và “J-10A” của Hoa Lục, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG-21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG-21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Hoa Lục đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào. 4- Rào cản về chiến thuật- Máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Hoa Lục chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, Không quân Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu mặt nước của Hoa Lục và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân Hoa Lục.- Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Hoa Lục áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của Hoa Lục không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam.Nhưng phán đoán từ loại tàu đổ bộ từ đất liền tiến ra đảo, bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 - 500 tấn trở xuống, hơn thế phần nhiều là được đóng bằng gỗ, cho nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không cần thiết
|
|