Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 9190 - Tổng số hồi đáp: 11




Posted By: TungDX on 30/07/2011 20:36:14


Đạo diễn "Dân gian", vậy là khá tinh tế trong  dàn cảnh câu chuyện "trầu người". Miếng trầu gắn bó với người Việt trong rất nhiều hoàn cảnh, đã nói đến trầu ACE xin cho biết thêm các giai thoại về trầu cau, ví như bài mời trầu của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, ý tình uẩn khúc thế nào ấy:

Quả cau nho nhỏ, lá trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi

Cái chữ "Này" cứ làm tôi băn khoăn, liệu có phải đơn thuần là dấu hiệu của "Bút tre" không? Tại sao không là "Đây của ..." mà là "Này" nghe nó cộc cằn miễn cưỡng lắm;

 

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 28/07/2011 22:04:51


Rất hay vì anh Thông đã làm rõ khái niệm "trầu người". Đúng là câu hỏi cần câu trả lời thẳng vào vấn đề. Như trên đã phân tích và ta tiếp tục tưởng tượng như một cảnh trong phim, hai anh - chắc chắn mỗi anh có một gói trầu và chìa ra trước mặt nàng, để rồi nàng e lệ đáp: Làm thân con gái chớ ăn trầu người" và nàng từ từ đưa tay ra nhặt một miếng trong gói của "anh ấy". Vậy là lời đáp trên là một lời dẫn đường đặng khẳng định ý lựa chọn của mình và xin người còn lại thứ lỗi vì trầu anh là "trầu người". Thế thí đáp án có là cái chắc./.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 27/07/2011 21:12:06


Xin cung cấp một số thông tin về miếng trầu

Nhân ngày 27/7, vợ chồng mình về nghĩa trang quê thắp hương cho cụ ông và ông anh trai. Nhân dịp có trao đổi với các bậc lão làng về miếng trầu của quê hương. Các bậc bô lão cho biết ngày xưa mỗi người (trai, gái) đều có một chiếc túi hoặc miếng vải vuông để dựng (gói) trầu mang theo người khi xa nhà. Nguyên liệu tạo nên miếng trầu gồm: một phần lá trầu không + 1 ít vôi đã tôi chín cuộn lại nhỏ như đầu ngón tay. Khi ăn trầu người ta thường ăn với một miếng cau (tươi hoặc khô) , một miêng vỏ cây chay. Một số người nghiện thì còn cho thêm một ít thuốc lào. Khi ăn trầu có thêm thuốc lào vào thì rất say. Vì vậy, thời đó những thanh niên nghịch ngơm thường cho thuốc lào vào miếng lá trầu gói lại để mời chị em phụ nữ ăn. Khi ăn phải những miêng trầu này thường những người chưa quen sẽ bị say, chân tay bủn rủn không phản xạ được với những hành vi bất nhã. Vì vậy, ba mẹ thường khuyên con gái ra ngoài không ăn trầu người.

Mình cũng hỏi khái niệm về "trầu người" thì được các cụ giải thích là trầu của người không phải là anh em họ hàng. Một cụ còn giải thích thêm những cô gái kỹ tính thì cũng không ăn trầu của người anh họ, nếu người đó tính nết không đứng đắn. Mình cũng hỏi thêm về trầu của người yêu thì sao? các cụ giải thích là chỉ trầu của người đã được ăn hỏi (đính hôn) mới không bị coi là "trầu người".

 

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 27/07/2011 10:11:22


@ Anh Tung DX: Cũng phải nói rằng đáp án của anh Tung khác với câu hỏi đặt ra: "Câu hỏi đặt ra là liệu cô gái có ăn trầu hay không ăn?". Nhẽ ra phải là: Cô gái có ăn trầu của hai anh ấy không mới đúng. 

@ Nội dung câu ca dao là cô gái kể lại cuộc gặp gỡ với hai chàng trai trong buổi đi hái dâu. Cho dù cô gái có gọi là anh hai ấy thì vẫn chưa là "người minh" được. Nếu là người mình rồi thì cô gái đã không dấu tên. Ví như trong hát quan họ, các cô gái vẫn gọi anh cả, anh hai đó ơi. Còn dấu tên khi kể chuyện thì vẫn phải rào đón. Thời nay cũng thế, khi hai gia đình chưa gặp nhau mà con gái/con trai dẫn bạn về nhà thì gia đình và cả người bạn khi kể chuyện vẫn phải giữ í hơn khi đã chính thức ra mắt rồi chứ.

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 26/07/2011 20:03:05


Cũng cần nói thêm rằng, với giáo lý, lễ nghi kiểu "Nam nữ thu thụ bất thân" thì cái buổi đầu đang còn phải rất ý tứ , giữ gìn thì không thể chỉ là một "anh ý" được; Nếu đã chuyển sang "anh hai ấy" thì chắc chẳng còn phải rào đón:

Thưa rằng:"Bác mẹ Em răn

Làm thân con gái chớ ăn trầu người"

Có thể là hai "anh ấy" lọt vào mắt xanh, nhưng chưa phân định được anh nào; Lời thưa ra như một câu TEST thử xem anh sẽ xử lý ra sao, anh nào được chấm hay không còn xem ứng xử thế nào? Nếu anh nào đáp lại bằng sự xuồng xã thì trượt là cái chắc

 

 

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 26/07/2011 15:56:21


Đúng là chỉ có một "anh ấy" thôi, nhưng cái buổi đầu em biết là biết hai, ba anh, trong đó có cái anh ấy mà em đã chấm; Giống như:

Ba cô đội gạo lên chùa

Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư

Cái chữ "ấy" chỉ dành cho một thôi

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 26/07/2011 09:24:53


Phân tích như của anh Tung DX thì câu ca dao phải được viết như sau:

Hôm qua Em đi hái dâu

Gặp Anh hai ấy ngồi câu thạch bàn

Anh hai giữ lại hỏi han

Hỏi rằng: "Cô ấy vội vàng đi đâu?

"Thưa rằng:"Em đi hái dâu"

Anh hai giữ lại mở trầu cho ăn

Thưa rằng:"Bác mẹ Em răn

Làm thân con gái chớ ăn trầu người"

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 25/07/2011 15:42:45


Theo luật "Cãi cọ" thì án tại hồ sơ, đó là câu chữ thật, cộng với phần mà các cụ ta nói: "ý tại ngôn ngoại" mà xét. Đây là một kỷ niệm học văn lớp 8 vào năm 1965-1966, không gian giảng bài là lán xung quanh có hầm trú ẩn chữ A. Thầy đọc xong thì báo động chạy ra hầm. Giờ học kết thúc. Sau đó tôi bất ngờ chuyển trường. Từ đó đến nay chưa được gặp lại thầy nữa. Nghĩa là ta phải tự giải với nhau thôi.Các ý kiến ACE ta đều nghiêng về phía cô gái sẽ ăn trầu, mặc dù có dẫn lời răn của cha mẹ như một cái cớ để từ chối:

Thưa rằng:"Bác mẹ Em răn

Làm thân con gái chớ ăn trầu người"

Tuy trả lời thế, thế nhưng những từ dùng bên trên đã đầy tình ý, hai bên đã gọi nhau rất thân tình:"anh ấy", "cô ấy" đầy hàm ý. trong văn phong một khi đã đối đáp bằng loại ngôn ngữ "ngô nghê" là có vấn đề bên trong rồi. Tại sao hỏi xã giao mà ngắn quá là ngắn đến mức cộc lốc, mà lời đáp cũng chẳng kém phần, hỏi cái đã biết, trả lời cái đã thấy: 

Hỏi rằng: "Cô ấy vội vàng đi đâu?

"Thưa rằng:"Em đi hái dâu"

Có lẽ cao dao cố ý để cho cái tình nó ngân thầm trong lòng người thoại giống như Nguyễn Du viết:"Tình trong như đá mặt ngoài còn e";

Toàn những người từng trải tình trường nên đã "ăn ngay trầu mình".

Câu nói cuối là lời thưa không hẳn là từ chối mà chỉ là một thông báo điều cấm kỵ "không ăn trầu người (ngoài, lạ)" ; thoạt nghe như khép lại cơ hội hy vọng nhưng lại là khởi đầu cho một sự thừa nhận kín đáo... nếu em ăn thì...các anh đây đâu tính là người ngoài xa lạ.

Thế mới thực là:"yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu"

 

Trở về đầu




Posted By: ThanhLK on 19/07/2011 22:19:00


Ngày xưa "Bác mẹ" có răn: "Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu!", nhưng tôi vẫn mê nghe đàn bầu vô cùng, vừa nghe vừa ngắm anh nghệ sĩ chơi đàn bầu, thế mới chết chứ ! 

Trở về đầu

Posted By: TungDX trên 15/07/2011 23:05:30


ACE phân giải cho nỗi băn khoăn về bài ca dao VN:

Hôm qua Em đi hái dâu

Gặp hai Anh ấy ngồi câu thạch bàn

Hai Anh giữ lại hỏi han

Hỏi rằng: "Cô ấy vội vàng đi đâu?

"Thưa rằng:"Em đi hái dâu"

Hai Anh giữ lại mở trầu cho ăn

Thưa rằng:"Bác mẹ Em răn

Làm thân con gái chớ ăn trầu người"

Câu hỏi đặt ra là liệu cô gái có ăn trầu hay không ăn? 

25/11/2024
Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>