Theo luật "Cãi cọ" thì án tại hồ sơ, đó là câu chữ thật, cộng với phần mà các cụ ta nói: "ý tại ngôn ngoại" mà xét. Đây là một kỷ niệm học văn lớp 8 vào năm 1965-1966, không gian giảng bài là lán xung quanh có hầm trú ẩn chữ A. Thầy đọc xong thì báo động chạy ra hầm. Giờ học kết thúc. Sau đó tôi bất ngờ chuyển trường. Từ đó đến nay chưa được gặp lại thầy nữa. Nghĩa là ta phải tự giải với nhau thôi.Các ý kiến ACE ta đều nghiêng về phía cô gái sẽ ăn trầu, mặc dù có dẫn lời răn của cha mẹ như một cái cớ để từ chối:
Thưa rằng:"Bác mẹ Em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người"
Tuy trả lời thế, thế nhưng những từ dùng bên trên đã đầy tình ý, hai bên đã gọi nhau rất thân tình:"anh ấy", "cô ấy" đầy hàm ý. trong văn phong một khi đã đối đáp bằng loại ngôn ngữ "ngô nghê" là có vấn đề bên trong rồi. Tại sao hỏi xã giao mà ngắn quá là ngắn đến mức cộc lốc, mà lời đáp cũng chẳng kém phần, hỏi cái đã biết, trả lời cái đã thấy:
Hỏi rằng: "Cô ấy vội vàng đi đâu?
"Thưa rằng:"Em đi hái dâu"
Có lẽ cao dao cố ý để cho cái tình nó ngân thầm trong lòng người thoại giống như Nguyễn Du viết:"Tình trong như đá mặt ngoài còn e";
Toàn những người từng trải tình trường nên đã "ăn ngay trầu mình".
Câu nói cuối là lời thưa không hẳn là từ chối mà chỉ là một thông báo điều cấm kỵ "không ăn trầu người (ngoài, lạ)" ; thoạt nghe như khép lại cơ hội hy vọng nhưng lại là khởi đầu cho một sự thừa nhận kín đáo... nếu em ăn thì...các anh đây đâu tính là người ngoài xa lạ.
Thế mới thực là:"yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu"