Tổng số lần xem: 6803 - Tổng số hồi đáp: 7 |
|
Posted By: TungDX on 22/08/2011 18:44:31 |
|
Có ai biết dân tộc nào có tục lệ cướp dâu không?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: SonTM on 22/08/2011 17:19:02 |
|
Xem chừng con gái ngày càng có giá!
|
Trở về đầu |
|
@ThoaNP: Chị Thoa ơi, ở Miền Bắc, Lễ Nhập trạch là thủ tục phải làm khi về nhà mới (tân gia) thôi chứ nhỉ. Lần đầu tiên em nghe nói có lễ nhập trạch khi cưới xin. Nhưng mà, nghĩ cũng phải, người ta nuôi mấy chục năm mới được đứa con gái vàng, gái bạc, bây giờ cho đến nhà mình làm dâu, thì bảo sao chả phải nghe. Em có hai thằng con trai. Sau này phải học kinh nghiệm của chị rùi.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThoaNP on 16/08/2011 22:54:43 |
|
À mà cả hai con trai mình cưới thì nhà trai toàn làm theo các yêu cầu của nhà gái (từ ngày, giờ, các lễ nghi, ...). Do vậy Hội Kis mình ai có con gái phải tranh thủ yêu cầu nhà trai thật khắt khe vào. Để "bù lỗ"!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThoaNP on 16/08/2011 22:49:57 |
|
Mình cũng đã tổ chức cưới cho cả hai con trai. Ngoài các lễ như anh Tung nói, với đứa thứ hai nhà gái còn đề nghị cần có lễ Nhập trạch. Mình thực sự không hiểu biết về lễ này, về cơ bản cũng đơn giản thôi, nhưng vì nhà trai ở SG, nhà gái ở Hà Nội nên cũng hơi phức tạp. Nhà gái xem ngày giờ và "lệnh" cho nhà trai làm như sau: 7 giờ sáng Bố chồng (chỉ có bố chồng thôi, không có mẹ chồng) mang theo ít trầu cau có mặt ở nhà gái (do vậy bố chồng phải bay từ đêm trước từ SG ra HN), làm lễ vái gì đó rồi cả đoàn (Bố chồng, bố vợ, cô dâu, cô dì chú bác của cô dâu, ...) ra sân bay để kịp bay chuyến 9 giờ. Trong SG cả đại gia đình mình (bà nội, cô dì chú bác anh em của chú rể, ...) đã chuẩn bị sẵn sàng. Máy bay xuống thì chỉ có bố chồng về nhà trước, còn đoàn nhà gái ngồi tạm ở quán cà phê đầu ngõ chờ đúng giờ (12g) mới đi vào cổng nhà mình. Lúc này mẹ chồng mới được xuống đón con dâu. sau khi thắp hương, vái ở bàn thờ (mẹ cô dâu có dặn qua điện thoại là phải khấn gì đó xin thổ địa cho con dâu về Nhập trạch, nhưng thật sự mình quên hết, chỉ biết khấn thầm như mình vẫn khấn hàng ngày là mong ông bà phù hộ các con cháu, ...), cả bầu đoàn thê tử kéo ra nhà hàng (đã đặt sẵn), ăn uống. Thế là xong, ngay chiều đó đoàn nhá gái bay ra Hà Nội. Mấy tháng sau thì mới làm đủ các lễ hỏi, rước dâu, lễ cưới, ... Đứa đầu thì không thấy nhà gái yêu cầu lễ Nhập trạch này.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: GiangHV on 16/08/2011 14:56:32 |
|
Xin chào anh Tung! Em là Giảng-dân OB77, không biết anh còn nhớ không? Về phần mình, em vẫn rất nhớ anh. Với hình thể "tròn như quả bóng", anh đá bóng rất giỏi, đặc biệt là đá vào cột rổ trên sân bóng rổ. Anh và anh Sơn (VL 75) là hai người đá bóng vào cột rổ giỏi nhất. Trên sân đất (cạnh sân bóng rổ) em đã nhiều lần được chứng kiến những pha anh "đi qua" bọn Tây to cao rất ngoạn mục. Cách đây hơn nửa năm, trong vòng có hơn hai tháng (trước Tết và sau Tết) em đã cưới vợ liền tù tỳ cho hai thằng (không có thằng hay con thứ 3 đâu đấy nhé). Em quê Hà Nam, đang sinh sống tại Xuân Mai thuộc Hà Tây (cũ), song các dâu gia đều dân Hà Nội xịn, nên mọi thủ tục cưới xin đều phải tuân thủ theo phong tục Hà Nội. Tất cả đều như anh nói, có 3 bước chính thức: Dạm ngõ, Ăn hỏi và Cưới. Tuy nhiên bọn em còn phải thực hiên thêm một nghi lễ "sép" nữa được gọi là lễ Xin cưới. Được sự thống nhất của họ nhà gái, lễ này được tiến hành ngay sau lễ ăn hỏi (cùng một buổi). Lễ xin cưới có kèm theo hiện vật được gọi là Lễ mặn (Lễ đen) để nhà gái dâng lên gia tiên báo cáo xin phép cho cháu, chắt hay chút đi lấy chồng. Trước đây lễ vật thường là thủ lợn + xôi trắng (thường là 4 lễ để dâng lên gia tiên tại Từ đường của 4 họ-nội ngoại bố cô dâu và nội ngoại mẹ cô dâu). Còn bây giờ thì thường là 4 phong bì cùng với lời nhờ bên nhà gái chuẩn bị lễ dùm cho chủ động, vì quê gốc của nhà gái thường không phải ở Hà Nội. Trong ngày cưới lại có hai nghi lễ tách biệt nhau là Xin dâu và Đón dâu. Duy nhất trong nghi lễ Đón dâu không có lễ vật đi kèm. Tưởng rằng phức tạp, song lại rất thuận lợi và ngon lành. Vì cả hai bên đều rất có trách nhiệm cho đám cưới của con cái, có sự bàn bạc (qua điện thoại thôi) thường xuyên và rất kỹ với nhau.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: TungDX on 14/08/2011 22:11:26 |
|
Thời gian ở Kim bôi xem đám cưới dân tộc Mường nhà gái chuyên chở về nhà trai rất nhiều của hồi môn thành hàng dài
|
Trở về đầu |
|
Posted By: TungDX trên 14/08/2011 14:30:35 |
|
ACE ta có người đã lo xong cho các con yên bề gia thất, có người được một phần, có người chưa lo cho cháu nào; Phong tục tập quán các nơi đa dạng, tôi cho là một diễn đàn hay có thể nói là truyền kinh nghiệm cho nhau, hoặc là phổ biến cái hay cái đẹp trong phong tục cưới hỏi của quê mình; Theo quê tôi thì dứt khoát phải có 4 bước giới hạn thông tin, mục đích ý nghĩa... như sau: 1-Không chính thức (inoficial) chưa có sự tham gia của bề trên bên Nam (Anh đến xin phép bố mẹ em để tìm hiểu nhau) - nhưng loan tin trong phạm vi gia đình; 2-Dạm (Chạm) ngõ (Sơ bộ đặt quan hệ - có bề trên trong gia đình)và (loan tin trong phạm vi họ) nghe đâu như có nơi gọi là "lễ bỏ trầu" hay còn gì nữa? 3- Ăn hỏi -Chính thức về lệ làng- có sự tham gia của bề trên của 2 Họ - lần này mới chia trầu loan tin cho cả cộng đồng làng- (chắc là giống như đoạn Cầu hôn?) 4-Cưới - Chính thức về pháp lý Sau cưới có thể có: Lại mặt, Báo hỷ... tùy tình hình cụ thể; Không biế các nơi có gì đặc sắc và khác biệt? Hãy cho nhau mở tầm mắt
|
|