Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 6117 - Tổng số hồi đáp: 2




Posted By: 3Chai on 22/08/2011 19:27:04


Đại Tỷ! Đệ chỉ có 4 ngày ở Miền Bắc thì việc đi lại về quê đã mất 2, ở HN có 2 ngày nên đành thất hẹn với rất nhiều bạn bè. Kính chúc Đại Tỷ sức khỏe.

 

 

Trở về đầu




Posted By: camtumai on 21/08/2011 09:28:25


Chào 3chai! Tỷ tỷ đồng tình với Đệ. Internet cho ta rất nhiều thứ (thế giới trở nên phẳng như cái màn hình vậy). Tuy nhiên, lượm nhặt và chắt lọc thông tin quả là không dễ. Sao Đệ ghé Hà Nội mà im tiếng vậyCry?

Trở về đầu

Posted By: 3Chai trên 19/08/2011 20:58:33


Internet chứa đựng kho tàng thông tin đồ sộ của nhân lọai. Nhưng vì Internet là chốn ra vào tự do nên các tài nguyên bị lẫn rất nhiều rác. Chẳng hạn, khi tìm trên Google với tổ hợp 4 từ khóa “microwaved”, “ food”, “ health, “risk”, trong nháy mắt bạn thu được 67 triệu kết quả, tuyệt đại đa số không liên quan đến vấn đề chúng ta đang thảo luận, tức là liệu sử dụng thức ăn nấu bằng lò vi sóng có hại cho sức khỏe hay không. Trong số những bài liên quan, thì phần lớn chúng lại được viết ra và tung lên mạng một cách tự do, không cần kiểm chứng.  Tôi thành thật khuyên các bạn đừng vội tin tất cả những gì đọc được trên Internet theo cách này, và đừng vô tình chuyển rác thông tin cho bạn bè bằng cách gửi qua group email những bài viết chưa được kiểm chứng.

Trước khi chia sẻ cho bạn bè một thông tin liên quan đến sức khỏe, bạn có thể kiểm chứng bằng nhiều kênh khác nhau.

Wikipedia là một kho kiến thức tham khảo khá tốt trên Internet. Vẫn với 4 từ khóa “microwaved”, “ food”, “ health, “risk”, nói trên, vào Wikipedia bạn sẽ có 116 kết quả. Sau đây là một số ví dụ.

“Bisphenol A” (BPA), BPA là một thành phần rất thông dụng trong nhiều sản phẩm chất dẻo. Năm 2008 chất này được chính phủ nhiều nước khuyến cáo có nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ và thai nhi. Tại các nước phát triển, các sản phẩm nhựa đều phải in ký hiệu, người sử dụng căn cứ vào ký hiệu có thể biết có nguy cơ tiếp xúc BPA hay không.  Nói chung nên tránh dùng đồ nhựa đựng thức ăn nóng hay những thực phẩm như dưa chua... Và dĩ nhiên, nên tránh hâm nóng thức ăn bằng vi sóng trong các hộp nhựa.

“Carcinogen”. Chương về các bức xạ có khả năng gây ung thư: các sóng điện từ nói chung không có tác dụng này (đề tài này khá phức tạp, xin miễn bàn ở đây). Chương về các phương pháp nấu ăn: lò vi sóng gây ra rất ít chất có khả năng gây ung thư so với nướng, chiên. Có cả lời khuyên nên dùng vi sóng làm nóng thịt 2-3 phút trước khi chiên, để giảm bớt thời gian chiên (tức là giảm bớt các chất có khả năng gây ung thư).

“Microwave oven”. Trong bài này bạn sẽ được khuyên là nếu cho trứng hay hạt dẻ vào lò vi sóng, chúng sẽ nổ bục, bạn vừa mất ăn, vừa mất công dọn dẹp. Và nếu đun lâu quá thì cũng như trên bếp thường, thực phẩm cũng sẽ bị cháy trong lò vi sóng.

Mặc dù các bài viết trên Wikipedia tương đối nghiêm túc, chúng vẫn KHÔNG được coi là nguồn tài liệu tham khảo trong khoa học.

Nếu bạn muốn kiểm chứng một vấn đề nào đó liên quan đến sức khỏe một cách thực sự khoa học, thì hãy tìm vào PubMed (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/). Phần lớn bài đăng ở đây được thẩm định vì cơ chế bình duyệt (peer reviewing) của các tạp chí khoa học. Khi vào PubMed với phối hợp 4 từ khóa “microwaved”, “food”, “ health, “risk” nói trên, bạn sẽ chỉ tìm được 2 bài liên quan. Bài thứ nhất nói về khả năng trẻ nhỏ bị bỏng mắt do đụng phải đồ ăn quá nóng vừa lấy ra từ lò vi sóng [Causes of eye burns in children. Pediatr Emerg Care. 2011 Feb;27(2):151-6. Ratnapalan S, Das L. Division of Emergency Medicine, The Hospital for Sick Children, Toronto, Ontario, Canada]. Bài thứ hai nghiên cứu hàm lượng các amin dị vòng có khả năng gây ung thư trong các thực phẩm nguồn gốc thịt heo được đun nấu bằng các phương pháp khác nhau, trong đó các phương pháp như chiên, nướng... gây ra nhiều amin dị vòng hơn so với lò vi sóng [Heterocyclic amine content of pork products cooked by different methods and to varying degrees of doneness. Food Chem Toxicol. 1998 Apr;36(4):289-97. Sinha R, Knize MG, Salmon CP, Brown ED, Rhodes D, Felton JS, Levander OA, Rothman N. Division of Cancer Epidemiology and Genetics, National Cancer Institute, National Institutes of Health, Rockville, MD 20892, USA].

Tiếp theo, vẫn dùng tổ hợp 4 từ khóa nói trên nhưng thay đổi từ khóa “microwaved” chút ít, thành ra “microwave”. Bạn sẽ tìm được 29 bài, nhưng phần lớn là các bài không liên quan đến vấn đề chúng ta đang thảo luận. Ngoại trừ 3 bài nói về tỷ lệ bệnh hô hấp tăng trên những nhân viên làm việc trong các cơ sở sản xuất bỏng ngô bằng phương pháp vi sóng  [Fixed obstructive lung disease in workers at a microwave popcorn factory--Missouri, 2000-2002. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2002 Apr 26;51(16):345-7. Centers for Disease Control and Prevention (CDC).]; [Airway obstruction related to diacetyl exposure at microwave popcorn production facilities. Eur Respir J. 2009 Jul;34(1):63-71.Lockey JE, Hilbert TJ, Levin LP, Ryan PH, White KL, Borton EK, Rice CH, McKay RT, LeMasters GK. Department of Environmental Health, University of Cincinnati, 3223 Eden Ave ML 0056, Cincinnati, OH 45267-0056, USA]; [Occupational lung disease risk and exposure to butter-flavoring chemicals after implementation of controls at a microwave popcorn plant. Public Health Rep. 2011 Jul-Aug;126(4):480-94. Kanwal R, Kullman G, Fedan KB, Kreiss K. Centers for Disease Control and Prevention, National Institute for Occupational Safety and Health, 1095 Willowdale Rd., MS H-2800, Morgantown 26505, USA].

Để kết bài này, tôi sẽ vẫn không dám khẳng định hộ các bạn ”dùng thực phẩm qua lò sóng có hại cho sức khỏe hay không". Trong việc quyết định cho mình và gia đình mình các món ăn, cũng như việc có sử dụng điện thoại di động hay không, hoặc là việc có nên tin vào các nhà ngoại cảm hay không..., mỗi người chúng ta sẽ đều có cách của riêng mình có phải không?    

24/11/2024