Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 5735 - Tổng số hồi đáp: 3




Posted By: ThanhLK on 07/09/2010 22:51:06


Sếp Châu ơi,

thế có bao nhiêu cẩm nang dành cho "Thư ký" của các sếp?.

Kim Thanh - Chai lọ 77

Trở về đầu




Posted By: AnhLD on 07/09/2010 19:28:27


Nhưng sếp Châu đã biết rồi vì vậy tốt nhất 1) làm từ điều thứ 9 trở đi, hoặc 2) cùng làm 1 hoặc vài trong 7 điều như tinh vi hơn thì sếp trong lúc bận suy nghĩ 'chiến lược' không kịp phát hiện ra.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 07/09/2010 11:29:28


Sếp Châu quá rành các mẹo của các nhân viên như vậy thì không ai dám và cũng không thể qua mặt sếp được.

Trở về đầu

Posted By: ChauHM trên 07/09/2010 10:11:36


8 CẨM NANG NHÂN VIÊN

 

1. Trong giờ làm việc, muốn ra ngoài đi chơi, hãy cầm theo một tập tài liệu.

Một người cầm tài liệu trên tay, luôn tạo ra cảm giác họ chuẩn bị đến khách hàng hay một cuộc hội thảo nào đó. Nếu bạn cầm báo thì dễ bị lầm là đi toilete, cầm sách thì bị nghi là đi uống cafe, không cầm gì thì rất giống đi chơi. Chỉ có cầm tài liệu mới gây ấn tượng tốt. Đặc biệt, nếu cuối ngày, bạn rời công sở với một tập tài liệu trên tay, bạn sẽ làm cho sếp tưởng rằng bạn mang công việc về nhà để làm vào ban đêm.

2. Khách hàng là bình phong tốt nhất.

Sếp có thể la nhân viên, nhưng tuyệt đối không thể la khách hàng. Nếu bạn đang chat với bạn bè, thấy sếp đến thì đừng hoảng hốt, mà hãy bình tĩnh tiếp tục chat, kèm theo một câu nhận xét bâng quơ: "khách hàng này thích chat quá". Nếu bạn đang chơi games, bị sếp bắt gặp (điều này sớm muộn cũng xảy ra) thì hãy nói rằng đang tìm hiểu games hay để giới thiệu cho khách hàng. Có thể, bạn sẽ được sếp khen vì biết quan tâm đến cả nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng.

3. Giữ cho bàn làm việc luôn bề bộn

Bàn làm việc của nhân viên mà cũng gọn gàng (như của sếp) thì sẽ có cảm giác anh ta không làm việc. Hãy chồng thật nhiều hồ sơ, năm ngoái cũng như năm nay, lên thật cao, chật cứng bàn làm việc. Nó sẽ tạo cảm giác bạn có quá nhiều việc cần làm. Khi thấy một sếp nào đó sắp đến thăm, hãy nhét tập tài liệu mà bạn đang phải xử lý vào giữa đống tài liệu lớn. Sau đó bạn cố gắng tìm nó giữa đống tài liệu khổng lồ trước sự chứng kiến của sếp. Điều này sẽ gây ấn tượng khủng khiếp.

4. Đừng trả lời điện thoại của sếp

Đừng bao giờ nghe điện thoại trực tiếp khi sếp gọi. Bạn hãy nhớ lại xem, có mấy khi sếp gọi bạn vì muốn tặng một cái gì đâu? Bao giờ sếp cũng gọi để nhờ bạn làm một việc gì đó khẩn cấp. Nếu bạn nghe điện thoại thì hết đường trốn tránh. Đợi đến giờ nghỉ trưa hãy gọi lại. Nếu sếp ngủ không trả lời thì bạn có bằng chứng đã gọi lại nhưng không gặp. Nếu sếp trả lời thì hãy nói "Em đi họp để quên máy trong phòng, không biết bây giờ sếp có cần em giúp gì không"? Tất nhiên, việc sếp cần gấp, nhân viên khác đã làm rồi, vì sếp thiếu gì nhân viên để nhờ vả.

5. Dời công sở sau sếp

Thỉnh thoảng sếp cũng ở lại công sở muộn và bạn nên tạo cơ hội cho sếp chứng kiến bạn "thường xuyên" đi làm về muộn. Lúc này, bạn có thể đọc bất cứ sách báo nào mà bạn ưa thích. Ít nhất nó cũng tạo ấn tượng là ban ngày bạn quá bận công việc, bây giờ mới có thời gian đọc sách. Những đêm lỡ thức khuya uống rượu hoặc xem bóng đá, hãy gửi những email quan trọng cho các sếp. Điều này sẽ tạo ra ấn tượng, bạn làm việc cả ban đêm.

6. Thu thập vốn từ mới

Hãy đọc một số tạp chí máy tính và kinh doanh, gạch chân những khái niệm mới, công nghệ mới, sản phẩm mới. Sau đó luyện những từ này để có thể sử dụng thoải mái trong cuộc nói chuyện với các sếp. Nên ghi nhớ: bạn không cần hiểu và cũng không cần làm cho sếp hiểu bạn nói gì. Càng khó hiểu, càng gây ấn tượng.

7. Hãy tỏ ra thường xuyên bị căng thẳng.

Một người quá bận rộn với công việc chắc chắn phải bị căng thẳng và không thích bị quấy rầy. Hơn nữa, khi thấy bạn căng thẳng, sếp cũng sẽ không giao thêm công việc cho bạn.

8. Đừng bao giờ cho các sếp biết những điều này.

27/12/2024