Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 15413 - Tổng số hồi đáp: 34




Posted By: KietNA on 30/10/2011 11:19:01


Những tranh cãi cơ bản trong thuyết tương đối thường liên quan đến:
-Vận tốc ánh sáng (trong chân không) là như nhau đối với "mọi người quan sát" (hay nói cách khác là với "mọi hệ qui chiếu").
-Vận tốc ánh sáng (trong chân không) là giới hạn của mọi vật tốc.

Còn một vấn đề cơ bản nữa ít thấy bàn đến hơn là "Lực Quán Tính".
-Theo Newton, khi một vật có khối lượng m chuyển động với gia tốc a, lực quán tính tác động lên vật là F = -m*a, tức là không liên quan gì đến các vật thể khác xung quanh nó. Người Quan Sát sẽ bị ép vào ghế ngồi khi con tàu của anh ta tăng tốc (ví dụ bằng động cơ tên lửa).
-Theo thuyết tương đối tổng quát, lực quán tính gây ra bởi tất cả các vật thể khác trong vũ trụ.
.Với vũ trụ như hiện có, Người Quan Sát sẽ bị ép vào ghế ngồi khi con tàu của anh ta tăng tốc.
.Nhưng nếu vũ trụ chẳng có gì khác ngoài Người Quan Sát và con tàu của anh ta ra, thì lực quán tính sẽ biến mất. Người Quan Sát sẽ không bị ép vào ghế ngồi khi con tàu của anh ta tăng tốc.

Thí nghiệm để kiểm chứng lực quán tính kiểu Newton đúng, hay kiểu thuyết tương đối đúng, rất khó thực hiện.

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 29/10/2011 09:46:51


Hôm qua CERN tuyên bố họ sẽ lặp lại thí nghiệm bắn hạt neutrino để kiểm chứng vận tốc của nó.
Lần này nhóm chuyên gia vật lý bắn hạt proton, chứ không phải hạt neutrino, bằng máy gia tốc hạt lớn.
Sau hàng loạt tương tác phức tạp, các hạt neutrino được sinh ra từ luồng hạt proton và đâm xuyên qua lớp vỏ trái đất để tới Gran Sasso.
“Trong vài ngày qua chúng tôi đã bắn luồng hạt từ Geneva tới Gran Sasso. Việc đó sẽ cho phép các nhà vật lý lặp lại các thao tác đo, loại bỏ những sai lầm mang tính hệ thống có thể phát sinh”, tiến sĩ Sergio Bertolucci, giám đốc nghiên cứu của CERN, cho hay.
Ông Bertolucci cho rằng thực hiện lại thử nghiệm là việc cần thiết do mức độ quan trọng của phát hiện. Nó sẽ dập tắt những lời chỉ trích và cho phép các nhà vật lý phân tích kết quả thử nghiệm trước khi công bố rộng rãi.
http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/10/lam-lai-thi-nghiem-nhanh-hon-anh-sang/

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 27/10/2011 19:02:33


Nghịch lý ba đồng hồ...
Thí nghiệm này (do tôi đưa ra) là một phiên bản phức tạp hơn của nghịch lý anh em song sinh, nhưng có vẻ thuyết phục hơn :
-Có 3 đồng hồ nguyên tử giống hệt nhau, gọi là dhA, dhB và dhC.
-dhA đặt trên tàu cao tốc TcA
-dhB đặt trên tàu cao tốc TcB
-dhC đặt trên mặt đất ngay cạnh Người Quan Sát
-Cả 2 tàu đều có 2 đường ray của mình là 2 đường tròn khép kín quanh trái đất, và
-Cả 2 tàu đều đang đứng yên tại cùng một vị trí với Người Quan Sát.
-Tại thời điểm to = 0 Người Quan Sát khởi động cùng một lúc cả 3 đồng hồ dhA,dhB,dhC và hai tàu TcA,TcB.
-Tàu TcA và TcB chạy giống hệt nhau với vận tốc Vc (so với mặt đất), nhưng ngược chiều nhau.
-Cứ để cho hai tàu TcA và TcB chạy nhiều vòng quanh trái đất, rồi
-Khi đồng hồ dhC chỉ thời gian là t1c, cả hai tàu TcA và TcB đừng lại tại vị trí ban đầu (trùng vị trí của Người Quan Sát).
Lúc đó Người Quan Sát thấy:
-đồng hồ dhA chỉ thời gian là t1a,
-đồng hồ dhB chỉ thời gian là t1b,

Nghịch lý:
-Người Quan Sát thấy t1a = t1b vì hai đồng hồ dhA,dhB cùng chậm đi một lượng như nhau so với đồng hồ dhC.
-Nhưng t1a phải khác t1b vì hai đồng hồ này chuyển động tương đối với nhau với vận tốc lớn hơn Vc !!!

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 23/10/2011 18:08:31


Cám ơn Kiệt đưa nhanh tin này. Ngay hôm sau (21/10) các trang mạng của ta đều đưa tin chi tiết thông tin đó. Mình UP lại ở đây:

Neutrino bay nhanh hơn ánh sáng vì...đo sai?

3 tuần trước, một nhóm các nhà khoa học Ý tuyên bố họ đã tìm thấy hạt neutrino di chuyển nhanh hơn cả ánh sáng, phá vỡ mọi định luật căn bản của vật lý.

Kể từ khi thông báo các số liệu đo được, nhóm tác giả đã thu nhận được nhiều ý kiến hoài nghi hoặc phản bác và mới đây nhất, một chuyên gia vật lý thông báo đã phát hiện thấy những lỗ hổng trong phương pháp ghi nhận tốc độ của hạt neutrino. Nếu sửa lại những lỗi đo lường này cho đúng thì tốc độ của hạt neutrino sẽ không còn ấn tượng được như vậy.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu tiến hành thí nghiệm OPERA vẫn bảo lưu quan điểm của mình, rằng các hạt neutrino đã di chuyển từ Thụy Sĩ đến Ý với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng tới 60 phần tỷ giây. Họ cũng đã công khai mời cộng đồng khoa học cùng kiểm chứng, xác minh phát hiện này.

Nhà khoa học Ronald van Elburg của Đại học Groningen, Hà Lan tranh luận trên LiveScience rằng, các nhà khoa học Ý đã không tính đến việc vệ tinh GPS mà họ sử dụng để bấm giờ trên thực tế cũng đang chuyển động. Nếu như nhóm OPERA quy chiếu chuyển động của các vệ tinh theo thuyết tương đối đặc biệt của Einstein, họ có thể sẽ không đo được tốc độ di chuyển nhanh hơn ánh sáng nữa.

“Phương pháp bấm giờ đó có lỗ hổng, bởi vì đồng hồ GPS cũng chuyển động theo quỹ đạo từ tây sang đông phía trên CERN và Gran Sasso (phòng thí nghiệm ngầm dưới đất tại Ý – nơi “đón” hạt neutrino từ Thụy Sĩ bắn sang). Thuyết tương đối đặc biệt cho thấy, chuyển động này của đồng hồ sẽ làm thay đổi khoảng cách giữa nó với hai địa điểm dưới đất, dù sự thay đổi này là cực nhỏ”, Van Elburg phân tích.

Theo Van Elburg, OPERA đã không sử dụng đúng phương pháp đo khoảng cách vì họ đã không tính đến hiệu ứng thu ngắn khoảng cách mà chuyển động của đồng hồ GPS tạo ra.

“Nếu họ đo đúng thời gian xuất phát của neutrino tại CERN, họ sẽ phải đo sớm thêm 32 nano giây. Và thời gian cán đích tại Gran Sasso sẽ phải cộng thêm 32 nano giây nữa. Như vậy là tổng cộng, thời gian hạt neutrino di chuyển trên thực tế sẽ lâu hơn 64 nano giây so với OPERA đã công bố. Điều này đồng nghĩa với việc hạt neutrino chậm hơn ánh sáng 4 nano giây.

Về phần mình, OPERA cho biết họ đã tính đến hiệu ứng của thuyết tương đối lên hệ thống GPS, song Van Elburg cho rằng ý kiến của mình đã không được hiểu đúng và ông sẽ tiếp tục mổ xẻ để chỉ ra những bằng chứng thuyết phục.

Trọng Cầm

(Nguồn: Vietnamnet)

PS. Mấy câu cuối trong bài viết mà Kiệt dẫn nguồn rất hay!

If it stands up, this episode will be laden with irony. Far from breaking Einstein's theory of relatively, the faster-than-light measurement will turn out to be another confirmation of it.

Tạm dịch là: Nếu (luận điểm của Van Elburg) đứng vững, thì đoạn/ hồi kịch này sẽ được gói ghém lại với sự trớ trêu. Còn xa lắm (trái ngược) với việc phá vỡ Thuyết Tương đối của Einstein (Anh-XTanh), việc đo đạc nhanh hơn ánh sáng hóa ra lại là một sự khẳng định thêm nữa cho Thuyết Tương đối này!

 

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 20/10/2011 16:12:28


Giải thích kết quả thí nghiệm của CERN...

Một cách giải thích được cho là thuyết phục về kết quả thí nghiệm "nhanh hơn ánh sáng" của CERN.
http://www.technologyreview.com/blog/arxiv/27260/ 

Theo như tôi hiểu thì bài viết đó có mấy ý chính như sau:
-Trong thí nghiệm, vận tốc được tính bằng cách đo khoảng cách 2 đầu và thời gian bay của hạt qua khoảng cách đó.
-Khoảng cách đo được dễ dàng và có độ chính xác cao (sai số khoảng 20cm trên tổng chiều dài 73200000cm).
-Thời gian được đo bằng các đồng hồ đồng bộ đặt ở hai đầu. Các đồng hồ này đứng yên so với nhau, nên không có sai lệch tương đối tính.
-Nhưng các đồng hồ này lại được đồng bộ thời gian theo đồng hồ trên vệ tinh GPS. Vệ tinh GPS lại di chuyển so với mặt đất.
Chính do có sự di chuyển tương đối này nên thời gian phải được hiệu chỉnh theo thuyết tương đối.
Độ hiệu chỉnh này, đã được tính toán là 64ns, rất gần với kết quả 60ns do CERN đo được.
Nếu cộng thêm thời gian này vào, thì kết quả đo vận tốc của hạt neutrino sẽ không lớn hơn vận tốc ánh sáng .

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 19/10/2011 16:31:49


...

Hình minh hoạ:
-Một vật thể di chuyển (thẳng) theo hướng Ox với vận tốc Vv lớn hơn vận tốc ánh sáng Vs
-Người quan sát đứng tại vị trí C, đứng yên so với đường thẳng Ox
-Khi vật thể nằm tại vị trí O, thời gian được tính là to = 0
-Tại thời điểm t1 (> 0) người quan sát sẽ nhìn thấy 2 ảnh A và B của vật thể nếu t1 thoả mãn hai điều kiện sau:
t1 = OA/Vv + AC/Vs (1)
t1 = OB/Vv + BC/Vs (2)
-Từ thời điểm t1 trở đi, người quan sát sẽ thấy ảnh A di chuyển về phía O, và ảnh B di chuyển về phía x (ngược chiều nhau).

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 19/10/2011 14:30:36


Một ý tưởng chứng minh có vật thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng...

Hiện nay chúng ta quan sát được rất nhiều điểm sáng trong vũ trụ đang di chuyển ra xa dần trái đất.
Nếu có ít nhất 2 trong số rất nhiều điểm sáng đó đang di chuyển ngược hướng nhau (như mô phỏng trong chương trình tôi viết) thì có thể khẳng định rằng đã có ít nhất một vật thể bay ngang qua trái đất nhanh hơn vận tốc ánh sáng.
Trong chương trình mô phỏng, quĩ đạo di chuyển của vật thể là một đường thẳng để đơn giản việc tính toán vị trí của 2 ảnh. Nếu quĩ đạo đó là một đường cong, thì phương trình quĩ đạo phức tạp hơn, nhưng bản chất vấn đề không thay đổi.

Đây là ý tưởng do tôi đưa ra .

Anh Khoa có biết một ý tưởng nào tương tự như vậy không, và hiện nay có ai đó đang cố gắng tìm một cặp điểm sáng như tôi nói không.

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 15/10/2011 21:18:49


Mô phỏng chuyển động nhanh hơn ánh sáng.
Trong link dưới đây là chương trình tôi viết mô phỏng một vụ nổ trong vũ trụ sinh ra một vật thể bay đến Trái Đất với vận tốc rất lớn. Vận tốc bay của Vật Thể có thể gần bằng hoặc lớn hơn Vận Tốc Ánh Sáng.

Cách chạy thử:
-Tải VuNo102.zip từ link này http://www.midiutility.com/Element/DownLxx.asp?sID=VuNo
-Xả zip vào một thư mục, rồi chạy VuNo102.exe
-Nhấn phím Space để bắt đầu vụ nổ

Quan sát:
-Vụ nổ bắt đầu ngay khi mình nhấn phím Space
-Một quả cầu Màu Sáng bắt đầu bay từ vị trí vụ nổ đến Trái Đất với vận tốc gọi là "Vận Tốc Vật Thể" (vận tốc thực của vật). Trên thực tế, người quan sát không thể nhìn thấy quả cầu sáng này.
-Sau vài giây người quan sát bắt đầu nhìn thấy vật thể đó (biểu diễn bằng 1 hoặc 2 hình cầu Màu Cam) vì ánh sáng cần thời gian để bay đến mắt người quan sát.

Bằng cách thay đổi tỷ lệ VậnTốcÁnhSáng / VậnTốcVậtThể (bằng phím mũi tên Lên hoặc Xuống) có thể thấy các hình cầu Màu Cam di chuyển khác nhau.
Khi VậnTốcÁnhSáng / VậnTốcVậtThể = 0.5 sẽ thấy rất rõ hiệu ứng "KếtQuả" được nhìn thấy trước "NguyênNhân", tức là vụ nổ trên trái đất được nhìn thấy trước vụ nổ trong vũ tru.

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 13/10/2011 16:21:32


Nếu có vật thể nào đó di chuyển nhanh hơn ánh sáng thì "luật nhân quả" có bị vi phạm không.
Theo tôi thì không, "nguyên nhân" phải xảy ra trước "kết quả".
Nhưng ta có thể "nhìn thấy" được "kết quả" trước "nguyên nhân".

Ví dụ có một "vụ nổ" trong vũ trụ sinh ra một loại "thiên thạch" nào đó bay đến trái đất nhanh hơn ánh sáng. Ta sẽ thấy thiên thạch đâm vào trái đất (và bốc cháy) trước khi ta nhìn thấy được vụ nổ đó (ví dụ bằng kính thiên văn).

Trở về đầu

Posted By: KietNA trên 24/09/2011 12:58:24


Liệu phát hiện này (nếu đúng) sẽ ảnh hưởng ra sao đến "thuyết tương đối": http://www.vietnamplus.vn/Home/Neutrinos-chuyen-dong-nhanh-hon-toc-do-anh-sang/20119/106755.vnplus
07/01/2025
Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>