Tổng số lần xem: 11256 - Tổng số hồi đáp: 27 |
|
Posted By: NhuanNT on 30/09/2011 12:27:05 |
|
Thấy các bác tranh luận hay quá. Tôi cứ nghĩ như một số bác, ở VN mà cấm xe máy thì thật lạ lùng, làm sao có thể nói xe máy gây tắc giao thông ? Tôi thiển nghĩ, chỉ có luật rừng mới gây tắc thôi: - luật giao thông ở VN cho các phương tiện tham gia giao thông thật không sao chịu nổi, bất hợp lý, quẹo phải, quẹo trái toàn phải 'qua mặt' các phương tiện khác cùng chiều. Như Kiệt nhận xét, ngoài những đường cao tốc có rào chắn phân làn cho các phương tiện thô sơ, chạy chậm, các đưừng khác thì phân làn theo tốc độ. - ý thức giao thông tôi cho là lực cản lớn nhất. Mình không có luật nhường đường hay sao ấy. Thi bằng lái xe ở bên này phải trả lời đúng 100% các câu về luật nhường đường. Ra đường lái xe không theo luật nhừơng đường là đụng liền. Sử dụng xe ô tô nhiều như các nước dùng toàn xe ôtô vẫn tắc đường kinh khủng nếu mật độ xe trong giở đi làm cao mà đưởng không tốt, nhỏ hoặc chia cắt nhiều đèn giao thông. Tôi tin là nếu VN chỉ dùng toàn xe ôtô thì mức độ tắc đường sẽ không giảm đi. Các bác cứ cho 1/2 số người đang dùng xe máy chuyển sang dùng ôtô mà xem. Một thành phố không có chỗ đậu xe cho các địa diểm tập trung đông người, kể cả các cửa hàng dịch vụ (từ quán phở trở lên) , công sở v.v thì xe chỉ còn đậu ngoài đường, chiếm chỗ lưu thông của các phương tiện khác và của người đi bộ. Đây là việc lớn, nhiều vấn đề. Tôi cũng chỉ nói được những gì mình cảm thấy. Tôi có cảm tưởng lái xe bên này dể dàng, luật rõ ràng, người lái xe biết nhường nhịn Lái xe ở nhà mình thì khó quá. Tôi bái phục các bác lái xe ở nhà.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: CuongLV on 29/09/2011 08:32:23 |
|
Tôi rất tán thành ý kiến của anh Thông, tôi nghĩ có cấm xe máy thì Việt Nam ta vẫn tắc đường vì tỷ lệ diện tích đường đi/số người - phương tiện tham gia giao thông là quá thấp, đường ta nhiều đoạn còn không có vỉa hè, nếu có thì vừa chật hẹp lại luôn bị lấn chiếm thì người dân đi bộ ở đâu ? Ngoài các lý do mà anh Thông đưa ra, tôi xin bổ sung là việc chúng ta sử dụng xe khách cỡ lớn là sai lầm - điều này Bộ GT đã xác nhận nhưng vì đã chót mua rồi nên các ông chủ vẫn sử dụng cho đỡ phí mà thôi. Nếu nhìn kỹ cảnh tắc đường của anh Nghị post, tôi e rằng ta phải nói tắc đường ở Việt Nam là do mật độ ôtô quá cao mà đường lại nhỏ chứ...Tôi rất thích và hào hứng đi ôtô khi cần nhưng tôi không kết tội xe máy...trong vụ này.
|
Trở về đầu |
|
Nếu cho em quyết định thì em cấm tiệt xe máy luôn. À, mà ko phải ngay lập tức, có lộ trình đàng hoàng, phải có thời gian cho dân chuẩn bị và quen với việc ko di chuyển bằng xe máy đã. Trước đây có đi xe máy nhiều đâu? chỉ có xe đạp và xe buýt, với một ít xe hơi mà vẫn ổn. Hiện giờ xe buýt ít vì ko có nhiều người đi, chỉ có giờ cao điểm mới đủ khách còn ko thì những chiếc xe bự chảng chạy lông rông ngoài đường chỉ với vài hành khách, nhà nước bù lỗ yếu luôn. Nếu cấm xe máy thì bắt buộc người dân phải chuyển qua đi xe buýt, có cầu ắt có cung thôi, ko lỗ nữa thì các cty vận tải lại chẳng đua nhau, giành nhau kinh doanh xe buýt ấy chứ. Chẳng có thành phố văn minh hiện đại nào mà xe máy bu kín mọi nẻo đường bất cứ giờ nào trong ngày như ở Ziệt Lam ta cả. Có những đồng chí còn nghĩ ra mọi phương cách để hạn chế xe hơi, trong lúc để tiến lên văn minh thì toàn thế giới chẳng có ai bỏ xe hơi trở về đi xe 2 bánh cả. Thiệt là lạ đời! Thôi em dzọt ko các bác lại ném đá em ạ
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 28/09/2011 17:53:43 |
|
Nếu Nhà Nước chỉ ban hành một cái "Lệnh" cấm xe mày thì thật sự là sai lầm. Người dân và cán bộ đi làm bằng gì trong khi phương tiện công chưa đủ đáp ứng. Muốn cấm xe mày phải có hai điều kiện: 1. Phương kiện vận tài công cộng phải đủ và thuận tiện cho người dân đi lại. Đủ: Vào giờ cao điểm có đủ phương tiện đáp ứng cho người dân. Phương tiện phục vụ 24/24. Thuận tiện: Phương tiện công cộng chạy trên các tuyến phố đảm bảo sao cho người dân đi xa nhất đến bến không quá 1000 m. 2. Xây dựng tập quán đi bộ và đi phương tiện công cộng. Nhà nước phải xác định bù lỗ cho phương tiện vận tài công cộng nội thị. Trước mắt có thể trợ cấp phương tiện đi lại cho viên chức, công chức và ngươi lao động, học sinh, sinh viên, người về hưu để tạo một lớp người quen đi bộ và phương tiện công cộng. Nếu chúng ta quan sát việc tắc đường thì chủ yếu không phải do xe mày, mà do các lý do sau đây: 1. Đừơng lớn nhưng giành một phần đường cho ô tô đỗ; 2. Xe ô tô buýt quá lớn và dài. Khi vào bến ra bến làm tắt đường. 3. Ý thức người tham gia giao thông kém.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KietNA on 27/09/2011 21:16:38 |
|
Tôi đã từng chạy xe máy từ thời ở Kis. Có lẽ là sinh viên Việt đầu tiên chạy xe máy ở đó, có bằng lái đàng hoàng. Đường phố Kis không phân biệt làn cho xe hơi, hay cho xe máy. Xe máy không được vào một số đường ở trung tâm thành phố. Nhưng ở đâu xe máy được phép chạy thì cả hai loại (xe máy, xe hơi) chạy chung các làn đường. Đường chỉ được chia làn theo: -Tốc độ chạy: nhanh chạy bên ngoài, chậm chạy bên trong, sát lề đường. -Quẹo trái, chạy thẳng, quẹo phải,... chạy theo làn từ giữa vào dần về phía lề đường bên phải. Như vậy tránh được sự đan chéo vào nhau của các xe, rất hợp lý. Hà Nội và Tp.HCM thì hơi khác Kis một chút là lượng xe máy rất nhiều so với xe hơi. Còn ở Kis thì lác đác có vài chiếc xe máy chạy, chủ yếu là thanh thiếu niên. Họ chạy xe máy như chơi thể thao, chứ không như là một phương tiện giao thông.
|
Trở về đầu |
|
Ý kiến cá nhân tôi thì cấm xe máy là đúng. Đồng thời tôi thấy ý của anh Cường LV rất đáng để các chuyên gia nghiên cứu.
|
Trở về đầu |
|
Tôi đi TQ nhiều lần, thấy việc cấm xe máy trên nhiều tuyến phố là đúng, sao ông Việt Hùng lại bảo là sai lầm?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: CuongLV on 27/09/2011 08:21:46 |
|
Không phải chuyên gia trong lĩnh vực giao thông đô thị, tuy nhiên, tôi nghĩ những ý kiến xác đáng của TS Khuất Mạnh Hùng là rất có cơ sở. Vừa qua , một số tuyến phố của HN áp dụng phân làn xe otô, xe máy/xe đạp...tôi thấy không ổn vì xe buýt cứ lượn ra lượn vào đón trả khách khiến xe máy không biết đâu mà lần. Các phương tiện GT (xe ôtô muốn rẽ phải, xe máy muốn rẽ trái (mà điều đó hay xẩy ra vì đường phố ta quá ngắn) thường phải lấn sang làn đường dành cho các phương tiện GT khác nên rất nguy hiểm. Tôi ngĩ đơn giản hơn là chia đường thành 3 làn dùng chung cho các phương tiện GT theo thứ tự : đi-rẽ phải/đi thẳng/đi- rẽ trái. Như vậy, các phương tiện không có cảnh tạt ngang đầu xe của các phương tiện GT khác, điều này trên thực tế luôn đưa đến các tai nạn.
|
Trở về đầu |
|