Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 11082 - Tổng số hồi đáp: 16




Posted By: KhanhT on 23/09/2012 21:32:12


Cái cách "xã hội hoá" giáo dục của ta cần phải điều chỉnh, xem phát biểu của TS Lê Trường Tùng trong bài này thấy có vấn đề đó:

Hai điểm ngược của giáo dục Việt Nam

15/08/2012 06:28:00 AM (GMT+7)

http://m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/84427/hai-diem-nguoc-cua-giao-duc-viet-nam.html

 - Một tỉnh có chất lượng giáo dục vào hàng top của cả nước như Thanh Hóa lại bị liệt vào hàng chậm phát triển nhất. 

Một nước nghèo nhưng lại ôm đồm quá nhiều sinh viên công và không đủ sức lo cho giáo dục phổ thông, tạo nên bức tranh trái ngược trong sự phát triển giáo dục.

Ông cho biết, nửa thế kỷ qua, bức tranh giáo dục đang có sự thay đổi lớn ở quy mô toàn cầu.  Trong đó, có một trào lưu mà không một quốc gia nào cưỡng nổi là hiện tượng đại chúng hóa giáo dục sau phổ thông. Các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, khu vực Tây Âu đều gia nhập mạnh mẽ vào trào lưu này, đẩy số lượng dân số có trình độ sau phổ thông tăng lên vượt bậc.

Tuy nhiên, Việt Nam lại đang phát triển theo một hướng hoàn toàn ngược lại. 

Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam và Myanma có tỷ lệ giáo dục ngoài công lập của bậc đại học là thấp nhất, năm học 2008-2009 là 14, 43%. Trong khi đó, tỷ lệ ngoài công lập của hệ nhà trẻ, mẫu giáo lại lớn nhất, năm học 2008-2009 là 63,93%.

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 01/08/2012 21:13:00


Làm sao mà giáo dục có chất lượng khi tồn tại nghịch lý sau:

Những giáo viên sợ… nghỉ hè

http://dantri.com.vn/c25/s25-618218/nhung-giao-vien-so-nghi-he.htm

(Dân trí) – “Trong khi các giáo viên biên chế tranh thủ dịp hè để nghỉ ngơi thì hàng trăm giáo viên diện hợp đồng ngắn hạn tại Nghệ An lại cuống cuồng tìm một công việc để bù đắp khoản thu nhập ít ỏi đã bị cắt trong 2 tháng nghỉ hè… Cũng giống như hầu hết các giáo viên hợp đồng khác, vừa bước vào hè cũng là lúc mức lương 830.000 đồng của cô giáo Nguyễn Thị Hiền, Trường THCS Phúc Thành (Yên Thành) cũng bị cắt…”

Trần Đăng Khoa: Khối C lụn bại, ai có tội?

http://vov.vn/Home/Tran-Dang-Khoa-Khoi-C-lun-bai-ai-co-toi/20127/217264.vov

“Năm nay, số lượng các em xin thi khối C còn tụt xuống đến mức thê thảm. Ở một số trường, số hồ sơ đăng ký dự thi vào khối C chỉ chiếm chưa đến 0,2%. Tình hình bi đát của khối C (Văn, Sử, Địa) diễn ra ở hầu khắp các trường được khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ở một số trường, số hồ sơ đăng ký dự thi vào khối C chỉ chiếm chưa đến 0,2%. Trong tổng số 2.034 hồ sơ đăng ký thi tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thượng Hiền thì chỉ có 3 hồ sơ xin dự thi khối C gồm 2 hồ sơ thi vào Đại học Luật và một vào Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tình hình cũng không khá hơn ở các trường khác khi tỷ lệ cũng không vượt quá 1%. Ở Hà Nội cũng vậy. Theo thống kê của Sở Giáo dục Đào tạo, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi Đại học Cao đẳng năm nay của Hà Nội là 159.660 hồ sơ, giảm 33.156 hồ sơ so với năm 2009. Trong đó, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào khối C rất ít, chỉ đạt 5,2%.

Văn học là nhân học. Một hiền triết nước ngoài đã nói như vậy. Ở ta, các cụ cũng bảo: “Học văn là học làm người!”… Ở một nước Văn hiến, có truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo, với nền văn hiến lâu đời, đã được xây đắp qua rất nhiều thế hệ, mà bây giờ, trong đời sống thực dụng, ô trọc, người ta không còn khao khát, mơ mộng, không còn muốn “học làm người” nữa thì thật đáng sợ. Có lẽ cũng về thế chăng mà những năm gần đây, bạo lực lan tràn từ gia đình đến học đường. Đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng. Luật rừng lấn luật pháp. Tình yêu thương đồng loại thành món hàng xa xỉ…”

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 10/07/2012 20:50:39


Xét về nội dung của Thanh: “Nhất là khi họ bị chi phối bời "cái ghế" và cái "lợi ích cá nhân" của một nhóm người” thì là vấn đề lớn, còn nếu có nêu TpHCM khác HN chỉ là hỏi để “minh họa” có phải ko thôi Thanh à. Theo hiểu biết của mình thì “Lợi ích nhóm” là khái niệm một số chuyên gia nêu ra, sau rồi đưa ra nói ở QH, rồi có ông lãnh đạo cũng nói, nhưng chưa ở đâu, bao giờ chỉ rõ nhóm đó có tồn tại hay ko, và cụ thể nó như thế nào? 

Thời gian rồi chuyển nhà mình biết các cháu nhà mình chuyển “học” vào SG, nên thấy có những khác biệt, ví dụ trẻ mẫu giáo vào lớp một thì Bộ đã cấm không được dạy chữ trước, TpHCM thực hiện đúng như thế, nhưng HN thì không, rất phổ biến các nhà trẻ ở HN người ta dạy chữ cho các cháu, cả dạy ngoài, dạy thêm nữa. Bố mẹ cháu cứ theo kiểu HN vào nên tìm mọi cách gửi cháu đi học thêm, thế là phải xin vào học ở Trung tâm bồi dưỡng văn hóa thành phố, chỉ có ở đó mới có các lớp dạy thêm, thầy cô là “chung” ko phải những thầy cô ở trường (để bảo đảm khách quan chăng). Nhiều cái ở SG khác HN lắm, như GTVT, hay Y tế cũng vậy. Ở SG mua thuốc là phải có đơn bác sỹ (chỉ trừ thuốc thông thường theo quy định, cứ như hồi mình ở Liên xô vậy), không như ở HN, mua thuốc kháng sinh… thoải mái, người bệnh và người bán thuốc tự làm bác sỹ luôn à!

Trở về đầu




Posted By: ThanhLK on 07/07/2012 03:41:11


@KhanhT: anh Khánh ơi, em trao đổi ý kiến của anh HiềnVC mà, nên mới gửi riêng cái @ HiềnVC. Còn vấn đề anh nêu ra quá nghiêm túc nên em chưa có thời gian xem xét kỹ để "còm". Anh thông cảm nhé.

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 06/07/2012 22:10:03


Nói như Thanh nghĩa là TpHCM tăng học phí là do lợi ích nhóm của TpHCM, còn Hà lội giảm là lợi ích nhóm của Hà lội nó muốn giảm chăng?

Trở về đầu




Posted By: ThanhLK on 05/07/2012 15:09:43


@HiềnVC: đại ca ơi, họ được thăm quan và học tập về hệ thống ĐTGD ở các nước nhiều nên hiểu biết về quản lý có khi còn rõ hơn các giáo sư chuyên ngành sâu. Chỉ có điều, từ việc học sang việc hành là cả một vấn đề. Nhất là khi họ bị chi phối bời "cái ghế" và cái "lợi ích cá nhân" của một nhóm người. Ai trong số chị em KGU ở ngành GDDT cứ việc động lòng mà hành động đi cho dân được nhờ nhé.

Trở về đầu




Posted By: HienVC on 05/07/2012 13:33:18


Có quá nhiều v/đ không thể hiểu được có liên quan đến nền giáo dục nước nhà.

Sửa từ đâu và như thế nào cũng đã có nhiều nhà sư phạm lớn rất đáng kính trọng và đây tâm huyết góp ý, nhưng kết quả giáo dục Việt Nam thế nào ai cũng hiểu chỉ BGD&ĐT không hiểu !

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 04/07/2012 21:01:08


Lại nghịch lý trong giáo dục:

Hà Nội đề xuất giảm học phí các bậc học

03-07-2012

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/79044/ha-noi-de-xuat-giam-hoc-phi-cac-bac-hoc.html

Mức học phí tất cả các cấp học của HS tại Hà Nội dự kiến ở mức thấp nhất theo quy định của Chính phủ và chỉ có hai mức: 20.000 đồng (HS vùng nông thôn), 40.000 đồng (HS ở thành phố).

Tp. Hồ Chí Minh đề xuất tăng học phí

01-07-2012

http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/giao-duc/tp-ho-chi-minh-de-xuat-tang-hoc-phi/a67403.html

PN - UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi HĐND TP về việc điều chỉnh học phí đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Theo đó, mức học phí mới sẽ tăng gấp ba-năm lần so với hiện nay. Học phí mới được điều chỉnh theo từng bậc học và địa bàn quận, huyện sẽ có mức thu khác nhau. Mức thu học phí ở quận và huyện lần lượt đối với bậc nhà trẻ là 150.000đ/tháng và 90.000đ/tháng; bậc mẫu giáo là 120.000đ/tháng và 60.000đ/tháng; bậc tiểu học không thu học phí; bậc THCS là 75.000đ/tháng và 60.000đ/tháng; bậc bổ túc THCS là 112.000đ/tháng và 90.000đ/tháng; bậc THPT là 90.000đ/tháng và 75.000đ/tháng; bậc bổ túc THPT là 135.000đg/tháng và 112.000đ/tháng.

Trở về đầu




Posted By: ThanhLK on 28/06/2012 23:10:37


Tôi cũng có đồng quan điểm với anh Huy vì đã gặp các cháu đang học sau đại học ở Nhật theo học bổng này. Đặc biệt nó rất có ích cho các cháu nhà nghèo ở nông thôn không có điều kiện du học. Còn việc sử dụng các cháu sau khi tốt nghiệp lại là một phạm trù khác, không phải vì thế mà bỏ quĩ học bổng này. Nền giáo dục của chúng ta bị căn bệnh "hệ thống", nhiều vấn đề không đồng bộ cộng thêm vấn đề tham nhũng, tiêu cực nên có thể nói ngày càng nát, càng khó chữa. Chỉ cần quay lại như thời bác Bửu đã là tốt rồi. Bao giờ cho đến ngày xưa !

Trở về đầu

Posted By: Khửu trên 24/05/2012 18:02:36


Tôi có đọc một loạt các bài viết về đề án 322 nầy, nhưng thực sự chẳng hiểu tại sao nó lại bị dừng trong khi các cháu học sinh đạt được học bổng này toàn là các cháu học giỏi, đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, và rất có thể sẽ trở thành những nhân tài của đất nước. Thế nhưng chỉ với một lý do đơn giản: hết kinh phí! mà người ta đang tâm cắt đi cả tương lai của các cháu, trong khi tiền đổ vào những công trình vô bổ, những dự án xây các trụ sở của các bộ (như bộ GTVT) lên đến hàng nghìn tỷ... thì không thấy nói ...bị cắt?

Không biết trong nguoikgu chúng ta có đ/c nào làm trong ngành giáo dục hãy giải thích dùm cái nghịch lý này với. Mời các bạn đọc: http://dantri.com.vn/c25/s25-599259/sv-de-an-322-gui-thu-keu-cuu-den-pho-thu-tuong-nguyen-thi en-nhan.htm

Thêm một bài báo nữa: http://dantri.com.vn/c25/s25-598761/gung-de-an-322-va-phan-hoi-cua-du-hoc-sinh.htm

 

27/12/2024
Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>