Tổng số lần xem: 8886 - Tổng số hồi đáp: 12 |
|
Posted By: ThongNV on 18/01/2013 17:44:27 |
|
Khánh à, Thông thì thấy nguyên nhân chính là do người việt nam ta ảnh hướng nặng từ giáo dục của thời phong kiến. Từ giao tiếp, viết, đến giảng dạy trong các trường (từ mẫu giáo đến Đại học) đều theo phong cách " có đầu có cuối và duy trí hơn duy vật". Hơn nữa người Việt sau này lại thích danh hơn. Rất nhiều người biết rằng mình chẳng có khả năng để nghiên cứu một đề tài có tầm cỡ để được công nhận là Tiến sĩ đặc biệt là khoa học xã hội nhưng vẫn bỏ tiền ra để "chạy" lấy bằng. Có người với danh tiến sĩ mà cả đời (từ khi mang danh TS đến khi về nơi chín suối ) không có một bài báo nào xứng đáng với tấm bằng của mình chứ chưa nói đến xuất bản một quyển sách, một công trình. Có lần một TS vay tiền mua xe máy cho con mà đến hai năm không trả được, mình bảo ông xả ra một ít chữ tôi chịu trách nhiệm nói với Nhà Sách họ xuất bản giúp, nhưng trờ mãi không thấy sản phẩm đâu. Nhờ mở cửa mà mình mới ngộ ra rằng Học là để biết chứ không phải là để lấy danh.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhanhT on 18/01/2013 14:14:52 |
|
Cảm ơn ThôngNV đã chỉ dẫn cho đọc bài báo, hay, nói một cách nôm na dễ hiểu về một trong những khó khăn vất vả hiện nay của những người làm khoa học VN. Cách đây gần 20 năm người ta (Hội đồng Chính sách KH&CNQG) đã dâng lên cấp trên một đề án có nội dung tương tự, nhưng rồi nó bị mô-đi-phê thành ra đưa một số gọi là nghiên cứu cơ bản về trường đại học, còn thì ai vẫn ở đấy, và trường thì tự mình xây dựng các viện n/c của mình, và như tác gỉa nói: “Hiện nay Chính phủ đang nỗ lực xây dựng một số trường đại học nghiên cứu, nhưng chắc còn lâu lắm mới có thể thành hiện thực vì nhiều lẽ.”
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 17/01/2013 05:49:18 |
|
Mời đọc bài "Sự khác biệt trong nghiên cứu giữa ta và “tây” " đăng trên báo VnExpress.net ngày 9/1/2013.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 05/01/2013 09:54:46 |
|
Mời các bạn đọc bài " Xem Trung Quốc chống tham nhũng" trên báo Vietnamnet.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: CucNT on 23/12/2012 20:15:27 |
|
Em đã có trong tay cuốn " Suối Nguồn". Tiểu thuyết này ra đời từ năm 1943 và đến nay đã xuất bản 6 triệu bản " Một tiểu thuyết tràn đầy sức sống và sự thú vị ... mạnh mẽ, kịch tính, mãnh liệt và rành mạch từ đầu đến cuối... một tác phẩm tuyệt vời đáng để đọc.. ( Saturday Review of Literature). Victor Huygo nói rằng" Nếu một nhà văn chỉ viết cho thời đại của mình thì tôi sẽ bẻ bút và quăng nó đí". Cuốn " Suối nguồn" sẽ trường tồn mãi mãi... Cảm ơn anh Thông đã giới thiệu 1 cuốn sách tuyệt vời
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhanhT on 14/12/2012 22:35:16 |
|
Cảm ơn ThôngNV đã giới thiệu sách hay, nhiều người tìm mua, nhưng ở TpHCM không còn trong hiệu sach, nghe nói Hà Nội thì còn, nhưng không dễ mua, tôi đã tìm được bằng cách đặt mua qua mạng http://www.vinabook.com/ xin giới thiệu với mọi người, đặt mua rất dễ, người ta mang sách đến tận nhà, nhận tiền và cước phí bưu điện.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 28/11/2012 21:30:36 |
|
Cuốn sách bóc hết những sĩ diễn hão huyền mà mỗi con người trong chúng ta ai cũng có để lộ ra cái bản chất thực của con người. Nếu con người được sống với bản chất thực của mình thì hạnh phúc vô biên.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV trên 21/11/2012 20:29:27 |
|
... "Loài người đã được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà là cho đi một cái gì đó. Nhưng một người không thể cho đi những gì mà anh ta không tạo ra. Đầu tiên phải có sáng tạo, sau đó mới là phân phối, nếu không thì chẳng có gì để phân phối cả. Phải có người sáng tạo trước khi có những người hưởng lợi từ sự sáng tạo. Thế mà chúng ta lại được dạy dỗ để ngưỡng mộ những kẻ sống thứ sinh - những kẻ phân phát những món quà mà họ không tạo ra; chúng ta được dạy để xếp họ lên trên những người đã sản sinh ra những món quà đó. Chúng ta ca ngợi công việc từ thiện. Nhưng chúng ta lại nhún vai coi khinh những nỗ lực để thành công". Suối nguồn – Tiểu thuyết của nữ văn sĩ kiêm triết gia người Mỹ gốc Nga Ayn Rand (1905-1982). Một trong những tiểu thuyết hay nhất của thế kỷ 20. Một cuốn sách nên đọc.
|
|