Tổng số lần xem: 6166 - Tổng số hồi đáp: 3 |
|
Người có công gây dựng 1 vương triều được đánh giá cao như triều Trần thì đương nhiên là kiệt xuất, có gì phải bàn. Những hành động của TTĐ là để thực thi mục tiêu gây dựng triều Trần, cũng bình thường thôi. Làm chính trị là vậy, làm gì có chính trị gia kiệt xuất nhân từ, bác ái,.. Chưa kể TTĐ là người lãnh đạo nước Việt kháng chiến chống xâm lược Nguyên lần thứ nhất với câu nói nổi tiếng "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!"
|
Trở về đầu |
|
Tks Bác NVH thông tin về phố Trần Thủ Độ rất có ích, không phải ai cũng biết.
|
Trở về đầu |
|
Trần Thủ Độ, ông là ai? Lịch sử rồi sẽ có những đánh giá đúng mực về ông, vị kiến trúc sư đã sáng nghiệp triều đại Trần. Ông không chỉ là người sáng lập, xây dựng cơ nghiệp nhà Trần mà còn là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, điều hành xây dựng và bảo vệ đất nước. Ông là nhà chính trị sâu sắc, nhà tổ chức đại tài. Ông là người chuyển tiếp xuất sắc từ nhà Lý suy tàn sang thời nhà Trần rực rỡ một cách tiết kiệm xương máu nhất. Ông là linh hồn của nhà Trần và của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Trần Thủ Độ cũng là một điển hình mẫu mực về lòng tận tuỵ, đức liêm chính. Ông là một nhân cách lớn, một tài năng, một tấm lòng tận tuỵ, hi sinh cả cuộc đời cho nhà Trần và lợi ích dân tộc. Có thể nói, nếu không có Ông (nhưng trong lịch sử không có chữ nếu) sẽ không có Nhà Trần với những ông vua sáng láng (thời kỳ đầu) với những chiến công hiển hách ba lần đại phá quân Nguyên Mông, không có một nước Đại Việt hùng cường. Ông là người anh hùng của Đại Việt. Công lao của Ông phải được muôn đời ghi nhớ. Hiện nay, ở nhiều nơi như Hà Nôi, Tiên Sơn, Bắc Ninh và Thái Bình đều có đền thờ Ông. Thành phố Thái Bình đã có đường phố mang tên Ông (không biết Hà Nội có phố nào mang tên Ông không nhỉ?). Những cáo buộc của các sử gia phong kiến đối với Ông như cướp ngôi nhà Lý, Bức tử vua Lý, đàn áp hoàng tộc nhà Lý, ép Trần Cảnh lấy vợ của anh ruột (Trần Liễu), thông dâm với hoàng hậu của nhà Lý bà Trần Thị Dung (về điều này phải nói thêm chàng trai Thủ Độ, cháu của Trần Lý đã thích cô em Thị Dung từ lâu. Nếu không có hoàng tử Sảm (sau này là Lý Huệ Tông) có lẽ họ đã thành vợ thành chồng…) đều có lý do khách quan. Việc này xin nhường các sử gia đương thời.
|
|