Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |
Tổng số lần xem: 16326 - Tổng số hồi đáp: 12




Posted By: KhanhT on 28/03/2013 20:59:40


Mình thấy khi trả lời “Phản biện xã hội là gì” thì hầu hết các chuyên gia đều trả lời giống nhau, như HaiNV “dẫn chiếu” và NghịPH “một cách sơ lược “. Mình thì thấy khái niệm này được phổ dụng ở VN ta từ khi đổi mới, và bắt đầu quá trình dân chủ hóa, trước hết là giới trí thức muốn thể hiện mình vốn là người “độc lập” lâu nay, bây giờ được “sổ lồng” nên có tâm lý “phản biện”, cái này theo tớ cảm nhận thường là xuất phát từ các ông đồ Nghệ, đồ khu Nơm và đồ xứ Đoài, xứ Đông, “đồ Chiểu”. Thời kỳ đầu còn dò dẫm, thử phản ứng nên phản biện có khen (cũng đưa ra luận cứ khoa học…), dần dần đến nay thì hàm lượng khen giảm dần mà có người đi thẳng vào “phản bác” (cũng nêu căn cứ “khoa học”, chứng cứ lịch sử…), nhất là lúc này đang “góp ý cho dự thảo Hiến pháp” chắc Tổng Nghị phải đọc nhiều lắm! và con lắc tâm lý phản biện đang sang phải, bao giờ lắc trở lại sang trái? chờ, và bao giờ hết lắc thì cân bằng (tương đối). Và câu hỏi thực tế đang cần có là: thế nào là “căn cứ khoa học”, làm sao nhận biết… để lựa chọn. Mới hay, trong phản biện xã hội, khái niệm “căn cứ khoa học” rất tương đối, bởi nó lồng vào cái quyền lợi chính trị, kinh tế… của nhóm lợi ích trong xã hội nhiều thành phần.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 27/03/2013 18:21:27


Tôi xin trả lời anh Ngọc về khái niệm phản biện xã hội một cách sơ lược như sau:

Trước hết ta bàn đôi chút về khái niệm phản biện? Phản biện là  từ Hán Việt, theo triết tự thì “phản biện” có nghĩa là bàn luận theo hướng hoặc theo cách ngược lại, hoặc là sự tranh luận, tranh cãi.

Do đó, có thể hiểu phản biện là dùng chứng cứ, lập luận để bác bỏ chứng cứ, lập luận đã được đưa ra trước đó. Theo đó, phản biện là sự tranh luận, tức là đưa ra lập luận để làm rõ đúng – sai. Trong phản biện phải có các luận cứ để làm rõ cái đúng, cái sai của vấn đề đang tranh luận.

Vì vậy, phản biện khác với góp ý kiến, kiến nghị không đòi hỏi phải có đủ căn cứ khoa học, thực tiễn. Là sự tranh luận, phản biện bao hàm cả biện luận và phản biện luận, chứ không chỉ là đồng tình, xuôi chiều. Trong phản biện không chỉ là bác bỏ, phủ định, mà có thể có cả sự bổ sung, làm rõ hơn vấn đề từ các góc độ, phương diện khác nhau. Do đó, phản biện không đồng nhất với phản bác, bài xích. Phản biện có nội hàm rộng hơn phản bác. Phản bác chỉ là một khả năng, một tình huống có thể có trong phản biện.

Trong khái niệm phản biện xã hội, chắc chắn có những nội dung của khái niệm gốc- phản biện. Phản biện xã hội là sự phản biện của các thiết chế xã hội, lực lượng xã hội, tức là sự biện luận, thẩm định, đánh giá của các lực lượng xã hội đối với những chủ trương, chính sách, đề án, dự án phát triển kinh tế- xã hội của các đảng phái, của Nhà nước liên quan đến quyền lợi và đời sống của mọi thành viên trong xã hội.

Như vậy, phản biện xã hội không đồng nhất với góp ý, kiến nghị.  Nói đến phản biện là nói đến những lập luận có chứng cứ khoa học, thực tiễn nhằm phát hiện, bổ sung, chứng minh, khẳng định hoặc bác bỏ, phủ định một chủ trương, chính sách hay đề án phát triển kinh tế- xã hội.

Sơ sơ vài ý thế bạn Ngọc nhé! Phản biện xã hội là khái niệm chính trị- xã hội chứ không phải là khái niệm pháp lý. Ai cũng có thể đưa ra cách hiểu của mình về phản biện và phản biện xã hội.

Anh HảiNV: Ý kiến của anh Nguyễn Minh Đoan, Học Luật ở Bacu, Liên Xô trước đây về phản biện xã hội mà anh đã dẫn ra là ý kiến rất đáng chú ý.

Trong Người KGU ta có các anh Lê Khắc Hải, Nguyễn Thân, Phạm Ngọc Cảnh (đều là Luật 81). chị Trương Thị Cẩm Hòa, chị Trần Thị Quang Vinh (Luật 80) sau khi về hưu có hành nghề luật sư. Còn tôi không phải là luật sư dù đã được cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư.

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 27/03/2013 17:25:26


HT ơi, chắc Tổng Nghị đang nghiên cứu kỹ tài liệu để trả lời câu hỏi của HT. HaiNV mình thì cũng hiểu rất lơ mơ mặc dù đã đọc và nghe nhiều (kể cả được đi tham gia học tập cái này, cái nọ).

Trên mạng đầy các bài viết, bài nghiên cứu...về khái niệm này. Một ví dụ mình tạm đưa ra ở đây là ý kiến của một vị PGS:

http://tapchithongtinphapluat.wordpress.com/2011/05/13/ban-them-v%E1%BB%81-ph%E1%BA%A3n-bi%E1%BB%87n-xa-h%E1%BB%99i -%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam-pgs-ts-nguy%E1%BB%85n-minh-doan/

Trở về đầu
25/11/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |