Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 7093 - Tổng số hồi đáp: 5




Posted By: SonTM on 30/11/2013 21:32:51


Nhân quyền là khái niệm rất trừu tượng, muốn hiểu thế nào cũng được. Nước nào cũng đều nói là tôn trọng nhân quyền, nhưng khi cãi nhau về vấn đề này lại bới móc những vi phạm của nhau ra. Hoặc là lợi dụng chiêu bài này để chơi nhau. Ví như Mỹ lúc nào cũng nói tôn trọng nhân quyền nhưng khi anh chàng điệp viên Snowden tung hê tất cả những bí mật nghe lén của Mỹ đối với tất cả các nước, kể cả đồng minh, thì Mỹ tìm cách bắt anh này bằng cách gây sức ép lên các quốc gia đinh cho anh này tị nạn. Kể cả tìm cách không cho phi cơ của tổng thống Colombia quá cảnh qua các nước đồng minh. Trong khi đó vẫn nói là tự do ngôn luận và lên án nước khác bắt các người đối lập, bất đồng chính kiến. Còn đối với nước như Khoa đã nhắc đến thì miễn bàn. Hội đồng này chẳng có ý nghĩa gì cả!

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 17/11/2013 23:52:14


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (Đừng nhầm lẫn với Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.) (tiếng Anh: United Nations Human Rights Council) là một tổ chức trực thuộc Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Tổ chức này được ra đời ngày 15 tháng 3 năm 2006 theo nghị quyết (A/RES/60/251) sau khi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thành lập một tổ chức nhân quyền mới, thay thế một Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã chấm dứt hoạt động năm 2006. Nghị quyết này được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên Liên Hiệp Quốc, trừ Mỹ, Israel, Palau  quần đảo Marshall bỏ phiếu chống và Belarus, Iran  Venezuela bỏ phiếu trắng.

Trở về đầu




Posted By: KhoaDT on 17/11/2013 11:09:09


Tổng Nghị & anh Thông: Chắc là cộng đồng QT có ý tạo điều kiện cho VN (TQ, Cuba và các nước khác) improve tình trạng nhân quyền nên mới bỏ nhiều phiếu bầu cho chúng ta vào HĐ này. Mong hy vọng của chúng ta thành hiện thực

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 14/11/2013 21:48:41


Anh Thông: Mong và tin là dân ta sẽ hưởng lợi từ sự kiện này!

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 14/11/2013 11:01:04


Mong dân Việt sẽ được hưởng lợi từ sự kiện này.

Trở về đầu

Posted By: NghiPH trên 13/11/2013 17:53:29


Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Liên hợp quốc

Sáng 12/11/2013 Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 đã tiến hành bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016.

Với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Trong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới và ở Việt Nam nhằm đảm bảo mỗi người dân nước ta được sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền con người.

14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền:

  • Việt Nam
  • Algeria
  • Anh
  • Ả rập Saudi
  • Cuba
  • Maldives
  • Macedonia
  • Mexico
  • Morocco
  • Namibia
  • Nam Phi
  • Nga
  • Pháp
  • Trung Quốc

 

Việt Nam tham gia Công ước về chống tra tấn

 

Ngày 7/11/2013, tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), ông Lê Hoài Trung, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực nước ta tại LHQ, đã thay mặt Chính phủ ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).

Đây là văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người, nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn, đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng các cơ chế bảo vệ nạn nhân và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Việc ký Công ước thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam chống lại mọi hành vi tra tấn và đối xử tàn bạo, bảo đảm ngày càng tốt hơn tất cả các quyền cơ bản của con người. Đây cũng là bước đi cụ thể trong quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

 

15/11/2024