Tổng số lần xem: 9296 - Tổng số hồi đáp: 14 |
|
Posted By: HaiNV on 07/12/2010 18:10:25 |
|
Tôi có anh bạn từ thuở thiếu thời (tức là cũng là người dân tộc Tày như tôi). Lúc nhỏ cùng chăn trâu, cắt cỏ với các bạn cùng làng là người các dân tộc Nùng và Dao, chúng tôi còn nói với nhau bằng các thứ tiếng ấy nữa. Như vậy, khi ở tuổi thiếu niên chúng tôi đã "sử dụng" gần như "thành thạo" 4 ngôn ngữ: Kinh, Tày, Nùng, Dao. Lớn lên, tôi đi học cấp II, III xa nhà, xa quê rồi sang KGU thì nói tiếng Nga, sau này NCS ở Đức thì nói tiếng Đức, rồi đi Nhật chủ yếu dùng tiếng Anh. Vậy mà mỗi khi về làng, gặp các cụ già, họ vẫn chỉ nói với tôi bằng tiếng Tày, tôi vẫn phải "căng óc ra" để hiểu và nói chuyện lại (tạm được thôi) với các cụ bằng tiếng dân tộc. Anh bạn của tôi thì đi bộ đội vào Nam, sau lấy vợ người miền Nam chính hiệu, định cư ở Bình Định. Những lần anh ấy về thăm nhà cứ xưng hô với mẹ của mình (một bà mế Tày đặc trưng, không biết nói tiếng Kinh) là "Má...Má...Coong...Coong..." (anh ta quên hẳn tiếng Tày) làm bà cụ giận quá, nhưng vì con trai đẻ của mình thì cụ còn biết làm gì hơn?!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NghiPH on 06/12/2010 19:07:51 |
|
Tôi có bà chị con ông bác vào Sài Gòn đã đã 34 năm nhưng vẫn giữ nguyên chất giọng của người vùng đồng chiêm trũng Bắc Bộ dù nói chuyện với người Nam Bộ hay người Trung Bộ Tôi cũng có một cô bạn mới vào Sài Gòn được gần một năm nay. Hôm rồi ra Hà Nội, chất giọng của bạn đã mang âm hưởng của đất Sài thành. Không biết trường hợp nào đáng khen hơn: Bà chị tôi quyết không nói theo giọng Sài Gòn hay cô bạn tôi nhập cuộc rất nhanh, mới xa Hà Nội chưa được một năm quay ra chuyện trò với bạn bè đã nói theo giọng trong đó rồi?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: 3Chai on 06/11/2010 15:04:45 |
|
Bữa tối nay trích lại ý bài thơ "Chiến thắng éo le" của ông Tổng mới đăng. Mụ Nở kêu "Sao người ta ác đến vậy, đã bắt trâu chọi nhau đến chết, rồi con thắng, tưởng là thóat chết rồi, cũng bị giết nốt!". Thế rùi bưng chén cơm mà chan nước mắt ròng ròng. Không biết 3Chai có lạc đề "Đa dạng sinh học trong cộng đồng người Việt" hay không hở các pák?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: 3Chai on 06/11/2010 13:25:16 |
|
@NghiPH. Chậc chậc chậc, thói quen làm lãnh đạo mãi không bỏ được. Đi đâu cũng mấy câu dân vận: "Chú/cô tên gì, quê đâu?...", vừa quay đi là quên mặt người ta luôn ấy mà. Nhạt, nêm đến tạ mì trứng cũng không chữa nổi.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NghiPH on 06/11/2010 10:17:36 |
|
Anh 3chai ơi! Khi xưa người ta tôn thờ “mì trứng” lắm. Nuôi con nhỏ cứ bỏ một chút “mì trứng” vào bột, vào cháo là yên chí con được nuôi dưỡng đủ chất rồi. Nay thì các quán phở ở khắp nước Việt đang lạm dụng cái anh bột ngột này (trừ một số ít các quán nổi tiếng) . Người ta không ninh xương để ra nước ngọt nữa mà bỏ bột ngọt vào là xong. Về quê, Nghị đã khai rõ trong “Một vài ghi chép về thời đi học của tôi” là: Hoa Lư, Ninh Bình. Khi đọc bài này, 3chai buông một câu: “Chú làm TBT, tôi yên tâm” làm NghiPH sướng mãi.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: 3Chai on 06/11/2010 04:35:16 |
|
Nghị nhắc đến "mì trứng" làm mình nhớ bà ngoại mình quá. Cả nhà và hàng xóm đều gọi là "mì chính", riêng cụ mình cụ "mì trứng". Cái thời gian khổ ấy cho nhau một dúm "mì trứng" đúng là quý như chục trứng gà vậy. Bà ngoại mình xưa ở vùng Nhã Nam, Yên Thế, Bắc Giang. Quê Nghị ở đâu?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NghiPH on 05/11/2010 21:58:37 |
|
Nhân anh Khánh nói về từ главный хлеб, tôi cũng thấy không biết từ đâu có từ mì chính. Khi xưa, người quê tôi gọi là mì trứng. Hiện nay, nhiều người vẫn viết, vẫn nói là Liên Xô cũ. Theo tôi, nói như vậy là không hợp logic. Đã từng có Liên Xô và nay không có Liên Xô. Đã từng có một nước Trung Hoa thời phong kiến, có thể gọi là Trung Quốc cũ và có Trung Quốc mới hiện nay. Rồi còn cách nói: Việt Nam thời hậu WTO. WTO còn sờ sờ ra đấy đã gọi là hậu... Nói tắt, viết tắt như thế thì xin vái lậy!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: 3Chai on 04/11/2010 15:50:41 |
|
Hehehe pák Khánh ui nhờ pák hôm nay iem biết thêm từ mới glavnyi khleb. Ở Nga chừng đó năm mà còn nhiều thứ lắm chưa được biết, pák à.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhanhT on 02/11/2010 22:37:33 |
|
NghịPH có phân vân “sự đa dạng sinh học - có lẽ, nói như thế không đúng lắm vì sinh học thường được hiểu là môn học, môn khoa học, nói đa dạng sinh vật đúng hơn nhưng ta chót dùng cụm từ này lâu nay rồi…” Tuy nhiên, thuật ngữ này chính là do các cụ ngày trước đặt ra đấy, tớ nhớ là đã từng nghe Cụ Lê Quý An, Cố Chủ tịch Hội Môi trường nói, không biết ai dịch. Nhưng các ngôn ngữ khác cũng như vậy, ví dụ như: tiếng Nga là биологическоe разнообразиe, tiếng Anh là biological diversity (biodiversity), tiếng Pháp là biologique diversité… Tương tự như thuật ngữ “công nghệ sinh học” cũng vậy: биологическая технология (биотехнология), biotechnology, biotechnologie… Thế nhưng nghi ngờ như Nghị là có cơ sở bởi tiếng Việt ta khi chuyển ngữ từ tiếng nước ngoài vào thường chệch nghĩa và cả hình thái từ ngữ như “Liên xô trước đây” – Former Soviet Union thành ra “Liên xô cũ”; умирающий капитализм thành ra chủ nghĩa tư bản dãy chết… may mà chưa đến mức như главный хлеб! Hehe.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: TanhVH trên 21/10/2010 05:28:31 |
|
Mấy hôm nay đọc các bài báo trên các mang xã hội, đặc biệt là vietnamNet mới thấy được mọi người rất quan tâm đến tính đa dạng sinh học tự nhiên của người Việt Nam chúng ta (ề bản năng, cuộc sống, thích nghi xã hội....), Anh Khánh OB 73 đã viết ề đa dạng sinh học của tự nhiên. Đề nghị các nhà khoa học KGU thảo luận về sự đa dạng sinh học trong xã hội nước ta hiện nay và đề ra gải pháp để phát huy những cái tốt à khắc phục những khiếm khuyết để bảo vệ sự bền vững đa dạng sinh học đó,
|
|