Tổng số lần xem: 22392 - Tổng số hồi đáp: 16 |
|
Dựng sẵn hay tổ hợp là v/đ về phương pháp mã hóa chữ cái. Dựng sẵn thì như ta nhìn thấy thế nào, thì chữ cái nó thê. Như chữ a và dấu đi kèm sẽ có 6 chữ cái a, à, ả, á, ã ạ. Cách mã hóa này sẽ tốn thông tin để mã hóa. Còn tổ hợp đưa dấu riêng ra thành phần của chữ cái, cho nên với tiếng Việt chỉ cần thêm các chữ cái như ư, ê, ô, ơ, đ, â, ă và 5 dấu nữa là đủ. Về xử lý ngôn ngữ thì tổ hợp tiện hơn. Hiện Microsoft hiện chữ tổ hợp khá xấu. Nếu để ý bạn Hạnh, anh Giảng hiện dúng cách mã tổ hợp, dấu bỏ xa với chữ. Đa phân dân tình chọn kiểu dựng sẵn, đẹp
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhanhT on 03/01/2011 15:30:02 |
|
3Chai nói đúng đấy. Tự nhiên bảng chữ cái tiếng Việt bị mất tiêu mấy chữ J, Z, F, W làm khó cho ta hội nhập bây giờ. Một thời mình cứ tự hào (so với người TQ) là có chữ viết đã la tinh hóa sớm, không biết rằng mấy dân tộc ở Malaysia, Indonesia... cũng đã la tinh hóa không hề chậm hơn ta, mà tiếng họ cũng đa thanh nhưng chẳng cần dấu: "sắc, nặng, ngã, hỏi, huyền" như mình, nên khi làm chuẩn UNICODE không bị rắc rối. Khổ cho mấy chuyên gia CNTT nhà ta, đến có chuẩn TCVN rồi vẫn còn mã "dựng sẵn" với lại "tổ hợp' nên cài font không đủ là nó conflic cả lên "kỳ hình quái tự!" không đọc được, có ớn không chơ.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: 3Chai on 03/01/2011 08:33:22 |
|
Tui cũng thấy tiếc cho cụ A Lịch Sơn Đắc Lộ Alexandre de Rhode đã bỏ J, Z, F, W ra khỏi bảng chữ cái Việt Nam. Tại sao lại viết "huầy dô huầy" thay vì "hwờy zô hwờy"? Nói chuyện mới hơn, người ta đã lần lượt thay "Úc Đại Lợi" bằng "Úc", rồi thì "Ốt-xơ-tơ-ra-li-a", rùi sang "Ốt-xtrây-lia" (trong hộ chiếu ĐSQ VN cấp cho 3Chai đang ghi như vậy). Việc gì mà phải kháng cự lại quy luật tiến hóa? Tại sao không viết quách là Australia ngay từ bây giờ, đằng nào thì sau 10-20 năm nữa con cháu chúng ta chúng nó cũng sẽ viết theo cách mà phần đông thế giới người ta viết như vậy mà thôi?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhanhT on 31/12/2010 11:02:19 |
|
@HanhLM. Có 2 ngữ cảnh nêu ra mà người trả lời sớm nhất mới được ½, đã thế lại không nói rõ cho ngữ cảnh nào! Chắc nghĩ đúng nhưng hơi bị “nhanh quá” mà đêm thì đã khuya rồi. @NghiPH. GS dân phong Phan Ngọc cũng là người xứ Nghệ, cùng quê với ĐồngNT người KGU đấy. Cụ Ngọc là một trong mấy người đặt nền móng cho ngành NNH ta. Cụ nhiều ngoại ngữ lắm, rất chuyên từ điển và trí nhớ siêu hạng.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HanhLM on 31/12/2010 09:54:19 |
|
TBT có "bé cái nhầm" không đấy? Đề nghị xem lại comment lúc 00.15.50 ngày 30/12/2010 (chỉ sau 8'46" kể từ thời điểm đề bài được post lên) là của ai, kẻo lại trao giải nhầm người đấy nhé!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NghiPH on 31/12/2010 00:19:02 |
|
Ông cụ siêu thật chắc chắn là người xứ Nghệ quê bác Khánh rồi.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhanhT on 31/12/2010 00:09:23 |
|
Thực ra “giành” và “dành” là hai từ khác nhau, và có nghĩa khác nhau như NghịPH và PhưND nói là hoàn toàn chính xác. Nó là tiếng Việt hơi bị xưa, nay thì hầu hết dân ta ở các miền phát âm giống nhau, chỉ còn dân một vài vùng miền hẹp còn phát âm khác nhau một tí, ví dụ một số vùng thuộc Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, họ đọc “giành” hơi rít lưỡi giống như “jành”, còn dành thì mềm bình thường, và do vậy nó đang trở thành “phương ngữ” của dân Hà Nam! Chắc với tốc độ hội nhập nhanh, dân các vùng miền giao lưu với nhau nhiều lên thì dần dần sẽ mất cái sự khác nhau đó, và nó nhập vào một từ đồng âm “hơi khác” nghĩa. Có một Cụ đã viết “gi” và “d” thành “z” đấy. Trong tiếng Việt có nhiều từ đi với “gi” và “d” đã và đang “bị” phát âm giống nhau, vì vậy Ông Cụ viết thành “z” là hoàn toàn có lý. Công nhận Cụ siêu thật, Cụ đã viết như thế từ đời tám hoánh nào rồi cơ. Nhân đây nói thêm, cách phân tích của Phương Thảo (trong dẫn chiếu của HảiNV) là theo trường phái ngôn ngữ học cổ (kinh) điển – trường phái la tinh (1) (đang dominant ở Viện NNH), nếu theo trường phái ngôn ngữ học phát triển (có người gọi là “hiện đại”)(2) thì như tôi nêu trên, với cách phân tích theo tiến trình phát triển của ngôn ngữ thì mới có British English, lại có American E. rồi Indian E…. Tôi nhớ cố GS sử học TQVượng từng “đá ngang” như thế, ổng quê Hà Nam mà. Hai trường phái này thỉnh thoảng cũng “choảng” nhau trên diễn đàn. Cứ thấy họ chê bai các teens viết chữ số vào câu là sai, kém VH! kiểu Mỹ như m2m hay t2t… hoặc chê bai cái gọi là “thư pháp” chữ quốc ngữ, họ cho rằng thư pháp chỉ tồn tại đối với chữ nho (tượng hình) thôi, viết thư pháp quốc ngữ là “bôi bẩn” chữ quốc ngữ đấy (Trần Trí Dõi ), những người này thuộc nhóm (1), còn ngược lại là nhóm (2). Xem vậy có thể xếp Ô.Cụ vào nhóm 2 có được không các bạn? Tuy nhiên, cũng hơi bị tiếc, nếu như từ đầu người phát minh ra chữ quốc ngữ mà dùng “j” thay cho “gi” thì có phải nay ta có thêm một ký tự j và âm tương tự để phiên âm ngôn ngữ dân tộc khác dễ dàng hơn không! Lúc đó ta viết và nói Jean-Jacques Rousseau thì cứ là Jăng Jắc Rút xô mà không phải viết Giăng Giắc Rút xô lại đọc là Dăng dăc Rut xô! Và biết đâu nhờ đó cách nói giành và dành nó cứ giữ lại được sự khác biệt như ban đầu có hay hơn không.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NghiPH on 30/12/2010 23:48:31 |
|
Cám ơn chị Kim Thanh đã tham gia và trả lời đúng. Em sẽ có quà cho chị.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NghiPH trên 29/12/2010 22:22:59 |
|
“Dành” hay “giành”? NghịPH 1. Thí dụ thứ nhất: - Phương án 1: Tháng Tám năm 1945 nhân dân Việt Nam đã vùng lên dành chính quyền. - Phương án 2: Tháng Tám năm 1945 nhân dân Việt Nam đã vùng lên giành chính quyền. 2. Thí dụ thứ hai: - Phương án 1: Mẹ dành tất cả tình yêu cho đứa con bé bỏng. - Phương án 2: Mẹ giành tất cả tình yêu cho đứa con bé bỏng. Theo bạn, trong hai ngữ cảnh trên đây viết thế nào là đúng? “Dành” hay là “giành”?
|
|