Tổng số lần xem: 9119 - Tổng số hồi đáp: 14 |
|
Posted By: NghiPH on 20/02/2011 08:41:16 |
|
Hãy để cho anh chị em ta được quyền nói gì thì nói...
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 07/01/2011 21:19:53 |
|
Rất hay, Nghị đưa ra chủ đề " Hãy để cho người khác cái quyền tiếp cận hoa quả" thì các thanh viên KGU chuyển sang chủ đề về thành ngữ. Cũng nhân câu thành ngữ: Ăn cháo đá bát tôi kể câu chuyện về việc chọn người làm của các gia đình giàu ( mà một thời gọi là địa chủ) ở làng tôi ngày xưa. Vào tháng 3, tháng 8 là thời gian giáp hạt, dân tỉnh tôi thường bị đói, nên vào thời gian này các nhà giàu thường nấu cháo để phát chấn. Cháo nấu vào chảo to, củi nấu là những cây gỗ khô để nguyên lên cháo rất nóng. Mỗi người được phát một bát, không có thìa, không có ghế ngồi. Mọi người đều đứng ăn. Ăn hết mới được múc cho bát khác. Nơi để bát ăn xong rất xa nơi ăn cháo. Ông chủ cho người theo dõi cách ăn của mọi người để mấy ngày sau tuyển dụng làm người làm cho gia đình. Tôi được bà nội kể lại, người nào có sức khỏe, ăn nhanh bằng cách húp vòng quanh bát (có lẽ do câu: công nợ trả dẫn, cháo húp vòng quanh) và ăn xong rửa bát và úp bát vào nơi quy định thì được tuyển. Tôi hỏi bà, nếu nhiều người quá thì trọn thế nào. Bà tôi cười bảo- không đâu cháu, có đợt không chọn được một người nào đúng yêu cầu cả. Có thể do tập quán này nên dân tỉnh tôi ăn cháo nhanh hơn dân các tỉnh khác.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: Khửu on 07/01/2011 13:52:55 |
|
Thấy mọi người rôm rả cái đề tài thành ngữ gắn với đặc tính người Việt, mình đang tự hỏi: sao cái SeaGames, thôi chưa nói tới Olimpic games hay Asian Games, nó không đưa mấy môn 'thể thao' như: Ăn tục nói phét, chọc gậy bánh xe, ngậm máu phun người, qua cầu rút ván, gắp lửa bỏ tay người, ném đá giấu tay, kể cả ăn cháo đá bát xem thằng nào đá xa hơn hoặc đa..í nhiều hơn v.v... nhỉ, tôi nghĩ nếu có những môn này chắc chắn VN sẽ giành nhiều huy chương vàng nhất. Ha ha...
|
Trở về đầu |
|
Posted By: Meomun on 07/01/2011 10:51:55 |
|
Thấy Giáo Sư Đào viết câu "Ăn cháo, đ... bát"" với ba dấu chấm rất thanh tao, em lại muốn tranh luận rồi. Theo ý em thì GS cứ viết hẳn cái chữ ấy ra, "ăn cháo đá bát", không có chữ "i". Nhiều người cũng băn khoăn khi dùng câu này khi nói về sự bội bạc, vô ơn, "i" hay không "i" đều có lý cả. Nhưng em thiên về "không i", không phải vì sợ chuyện thanh hay tục, mà là có lý hơn. Tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tương tự như "thấy trăng quên đèn", "qua cầu rút ván" và một câu này nữa thì chắc chắn phải dùng tới 3 dấu chấm "qua sông đấm.... vào sóng". Sorry các bác nào tính tuýt còi em, em chả nói cái gì bậy bạ cả đâu nhé.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhoaDT on 07/01/2011 08:28:03 |
|
Còn một đặc tính rất đặc trưng cho không ít đồng bào chúng ta là "Ăn cháo, đ... bát". Mình đã phải ăn quả đắng kiểu này với một trong những học sinh lâu năm nhất của mình, nguyên do cũng là bởi tính thực dụng mà đang bao trùm gần như đa số thế hệ trẻ hiện nay .
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThanhLK on 06/01/2011 21:27:10 |
|
Hạnh ơi, các thành ngữ nói về "tính xấu" của con người đấy chị cho là những đúc kết rất hay, rất cô đọng và "đặc trưng Việt" của các cụ nhà ta. Nếu thuộc "nằm lòng" các thành ngữ đó rồi thì người ta có thể tránh được các tính xấu đó để khỏi bị chê cười. Chắc các trường phổ thông phải tăng cường dạy các con trẻ các thành ngữ xưa để lại...
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HanhLM on 04/01/2011 22:03:23 |
|
Hình như anh Hải là tác giả của cuốn "Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam" thì phải? Nhà sinh học nghiên cứu ngôn ngữ, âm nhạc từ khi nào đấy ạ? Em tìm thêm được mấy câu thành ngữ nữa anh ạ (tiếc là chỉ nói về tính xấu của con người): "Ăn tục, nói phét"; "Ăn gian, nói dối"; "Ăn không, nói có"; "Ăn không, ngồi rồi"...
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 04/01/2011 18:20:05 |
|
Tiếp theo "sự phát triển sáng tạo" của em Hạnh, anh bỗng nhớ hồi nhỏ "chơi ô, ăn quan" (rắc những viên sỏi vào những vị trí vòng quanh rồi thu về, đếm nhiều hơn thì thắng (nào có ăn được!), đánh "khăng", đánh bài mà thắng cũng reo lên "ăn rồi". "Ăn" đã thấm vào máu thịt ta từ tấm bé như thế đấy! Cho nên ta thường nói "ăn thua", làm cái gì liều, quyết chí làm bằng được kể cả thất bại thì nói "được ăn cả, ngã về không". Ta cũng nói "ăn cây nào, rào cây ấy". Rồi thì, "ông ăn chả, bà ăn nem" ám chỉ cả cái "chuyện" đâu phải là ăn? Ta bảo "chẳng/ ăn nhằm gì" để nói về một mục đích không đạt/ đạt. "Ăn sổi, ở thì" chỉ sự nôn nóng, vội vã, hấp tấp..."Ăn đời, ở kiếp" chỉ tình nghĩa thuỷ chung, gắn bó... Vậy xem ra, "ăn ở" chính là ="ứng xử" của người VN, nên "ăn" (nhậu) chắc còn "lai rai" hoài...
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HanhLM on 03/01/2011 23:02:26 |
|
Bổ sung ý kiến của anh Hải Bột, em cũng thấy quả là dân tộc ta rất chú trọng đến việc "ăn". Chẳng thế mà động từ "ăn" (động từ thứ nhất) đã được ghép với nhiều động từ khác (động từ thứ hai) để thành một động từ mới (động từ thứ ba). Chẳng hạn: Ăn chơi; Ăn nói; Ăn mặc; Ăn nằm; Ăn hỏi; Ăn đòn; Ăn học; Làm Ăn... Em "liệt kê" như thế e chưa đủ đâu. Mọi người "phát hiện" thêm giùm em nhé! (Không được tra Từ điển, chỉ được vắt óc ra nghĩ (giống em) thôi đấy nhé! À, anh Hải Bột lên Tướng 5 sao như Hội trưởng Ngọc lúc nào ấy nhỉ? Phải khao thôi anh Hải ơi!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NghiPH trên 30/12/2010 23:45:00 |
|
Hãy cho người khác cái quyền tiếp cận hoa quả, bánh ngọt? Các hội thảo quốc tế ở Việt Nam giữa buổi thường có cà phê, trà, hoa quả, bánh ngọt. Nghỉ giải lao, các đại biểu Việt Nam ào ra đứng xung quanh bàn ăn hoa quả, bánh trái rổn rang. Bạn bè quốc tế ra sau không thể len chân vào được vì dân ta quây chặt, đằng phải ngán ngẩm lắc đầu quay ra. Trưa đến, Ban tổ chức đãi cơm theo kiểu tự chọn. Các đại biểu VN chạy nhanh đến các khay để thức ăn, ra sức chất thức ăn vào đĩa. Nào là thịt gà, thịt bò, nào là hải sản tươi sống, nào cơm rang, khoai tây…Thức ăn chất cao như núi. Các khách quốc tế xếp sau anh chị em ta mãi mới đến lượt. Đem về bàn anh chị em ta ăn mãi, ăn mãi không hết, ngắc ngắc ngứ ngứ rồi bỏ lại. Có hôm chẳng đặng đừng được tôi nhắc nhỏ: Các “sếp” ơi, lấy một ít hoa quả rồi tránh ra cho người khác được cái quyền tiếp cận hoa quả, bánh ngọt một tí! Ánh mắt của các “sếp” nhìn tôi mang hình viên đạn.
|
|