Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 7455 - Tổng số hồi đáp: 18




Posted By: ThongNV on 24/01/2011 12:08:53


Tôi không nghiên cứu về lĩnh vực này, nhưng theo tôi có thể có hai nguyên nhân: Một là. vụ kiện này liên quan đến chính trị (Pháp luật là công cụ của chính trị). Vì thế đã có Luật sư mỹ nói VN không nên kiện mà chỉ đàm phán xin viện trợ để giải quyết chất độc da cam. Viện trợ có thể được nhiều hơn bồi thường thiệt hại do Tòa án giải quyết. Hai là,Tòa án tại Mỹ tiến hành giải quyết các vụ án theo thủ tục tranh tụng, mà tranh tụng phụ thuộc nhiều vào LS. Luật sư giỏi có thể đổi 'trắng" thay "đen" được. -Nghị TBT đã nêu ví dụ.

Tôi nêu một ví dụ khác về LS ở Mỹ để các bạn tham khảo: Một buổi sáng, ông Bác sỹ và ông Luật sư đang ngồi uống cafe. Một khách hàng đến hỏi ông Bác sỹ về sự mất ngủ của mình. Bác sỹ nghe xong cho lời khuyên là nên đến chuyên khoa thân kinh khám. Khách hàng hỏi về tiền thù lao. Ông Bác sỹ hỏi ông Luật sư, trường hợp này có nên lấy thù lao không? Luật sư bảo coi như đã chuẩn đoán bệnh rồi. Sáng mai, bác sỹ thấy trong hòm thư nhà mình có biên lai thu tiền thù lao tư vấn của Luật sư . Đây là một Xã hội phân công lao động cao.

Trở về đầu




Posted By: HaiHH on 20/01/2011 20:32:48


Tôi không theo dõi sát vụ kiện nhưng tôi trộm nghĩ thế này. Về nguyên tắc, các vụ kiện dân sự do nguyên đơn tìm kiếm bằng chứng, có đủ những căn cứ khoa học để chứng minh mình đúng thì được tòa chấp nhận. Có thể mình chưa đủ căn cứ khoa học để chứng minh rằng, hậu quả mà mình nêu lên là chính do chất độc mầu da cam gây nên. Vì trên thế giới này, di tật bẩm sinh có thể do nghiều nguyên nhân khác nhau, chứ không riêng gì chất độc màu da cam. Do đó đơn kiện bị tòa bác. Còn ở Mỹ, các công ty hóa chất Mỹ bồi thường cho nạn nhân có thể cũng là bồi thường trên cơ sở nhân đạo chứ chưa hẳn là bồi thường theo quyết định, số lượng mà tòa án tuyên. Ý kiến riêng này rất mong được các bác và các bạn trao đổi thêm.

Trở về đầu




Posted By: HaiHH on 20/01/2011 20:32:02


Tôi không theo dõi sát vụ kiện nhưng tôi trộm nghĩ thế này. Về nguyên tắc, các vụ kiện dân sự do nguyên đơn tìm kiếm bằng chứng, có đủ những căn cứ khoa học để chứng minh mình đúng thì được tòa chấp nhận. Có thể mình chưa đủ căn cứ khoa học để chứng minh rằng, hậu quả mà mình nêu lên là chính do chất độc mầu da cam gây nên. Vì trên thế giới này, di tật bẩm sinh có thể do nghiều nguyên nhân khác nhau, chứ không riêng gì chất độc màu da cam. Do đó đơn kiện bị tòa bác. Còn ở Mỹ, các công ty hóa chất Mỹ bồi thường cho nạn nhân có thể cũng là bồi thường trên cơ sở nhân đạo chứ chưa hẳn là bồi thường theo quyết định, số lượng mà tòa án tuyên. Ý kiến riêng này rất mong được các bác và các bạn trao đổi thêm. HaiHH

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 17/01/2011 22:34:28


Mình nghĩ các luật gia của VN không trả lời được câu hỏi của anh Khánh đặt ra, vì mỗi nước có một thủ tục tố tụng rất phức tạp. Đặc biệt là các nước tiến hành xét xử theo thủ tục tranh tụng. Hơn nữa, pháp luật phần nào  cũng là công cụ của chính trị mà.

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 16/01/2011 23:50:06


Tôi nghĩ luật của ta bây giờ là theo truyền thống luật của Âu Tây. Do đó ta đi sau họ nhiều, nên không phải ta đã có được văn hóa luật. Chứ bên họ, chuyện viết di chúc… là thường. Ngay như Cụ Nguyễn Văn Lập nhà Hạnh Nghị thì cứ mỗi lần đi xa, như vừa rồi sang Việt Nam là Cụ đã để di chúc ở nhà cho con cháu. Ở ta thì chuyện này chưa thành thói quen.

Mà ta bây giờ hiểu luật cũng chưa hoàn toàn, thường là cứng nhắc kiểu “án tại hồ sơ”, nên vai trò của luật sư còn bị xem nhẹ. Vừa rồi tiến hành cải cách tư pháp thì mình hiểu là theo hướng khắc phục dần cái điểm yếu này, để dần dần đi đến cân bằng cả xét hỏi lẫn tranh tụng, tuy nhiên quyền phán quyết cuối cùng vẫn là thẩm phán. Vì vậy thẩm phán là người quan trọng nhất, phải thật tài, thật đức độ, liêm khiết, cứ phải như Bao Công.

Cho nên vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền cũng không phải một sớm một chiều mà được. Tớ rất thích bài viết của Nguyễn Sỹ Dũng phân tích, lý giải câu của Cụ Hồ rằng:  “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Không biết các bạn thấy thế nào.

Nhân đây tớ vẫn muốn nêu một điều chưa hiểu được, tại sao cựu binh Mỹ kiện về vụ chất độc da cam thì được đền bù mà dân ta kiện tòa án ấy lại phán không được là cái lẽ làm sao, các luật gia có thể cho biết tí chút, có lẽ mình không đủ thông tin, không biết lý lẽ nó ra làm sao chăng.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 15/01/2011 22:25:25


Hoa à. Các cháu nó làm đúng đấy, vì trong Bộ luật dân sự quy định về hàng thừa kế thứ nhất gồm có: - Bố; mẹ của người để lại di sản (người đã chết);

- Vợ (hoặc) chồng của người để lại di sản (người đã chết);

-Con của người để lại di sản (người đã chết);

Vì vậy, người được hưởng di sản thừa kế phải chứng minh được một trong hai điều kiện sau đây: Một là, những người khác cùng hàng thừa kế từ chối nhận thừa kế (có văn bản) . Hai là, những người cùng hàng thừa kế không còn nữa (đã chết -chúng minh là họ đã chết). Vì vậy, khi về già ở các nước phương tây người ta thường viết di chúc trước.

Trở về đầu




Posted By: HoaNT on 14/01/2011 09:48:25


Anh Hiền,  anh Thông cùng mọi người ơi, thực ra là nói ra đây để tham khảo và vui  thôi chứ Việt Nam mình nhiều luật không đi vào cuộc sống. Mấy hôm nay em đang vừa tức vừa buồn cười vì làm thủ tục lấy tử tuất của mẹ em và công chứng sang tên nhà của bố mẹ em cho em mới thấy nhiều điều phiền hà. Bây giờ họ bắt em phải có giấy tờ báo tử của bố mẹ người đã chết. Em có bảo là: bố mẹ cô đã 90 tuổi và đã chết rồi thì ông bà nội ngoại cô nếu còn sống ít ra cũng phải hơn 100 tuổi nên đã mất hết và tan xương từ lâu rồi và trải qua mấy cuộc kháng chiến chạy loạn  thì lấy đâu ra giấy báo tử. Thế nhưng các cháu trẻ cứ bắt phải về quê để xác minh, mà các cụ nhà em sống ở HaNoi chỉ về quê chôn thôi chứ làm gì có ai ở quê đâu. May quá em ra Đảng ủy phường lấy được lý lịch đảng viên của bố em còn lưu lại nên chứng minh được ông bà nội đã mất. Còn ông bà ngoại thì chịu chết vì mẹ em không phải là đảng viên và về hưu gần 50 năm rồi chảng có đâu lưu trữ lí lịch của bà cả. Các cháu trẻ ở phòng công chứng bảo: chúng cháu không biết, luật nhà nước mình quy định  như thế

Trở về đầu




Posted By: HienVC on 13/01/2011 17:38:36


"Dân Luật nửa mùa" này hoàn toàn đồng ý với ý kiến của thầy Thông dạy Luật.

Cũng như các môn khác như toán, lý, hoá, sinh vật, kinh tế, không phải ai học luật ra cũng biết mọi thứ luật lệ trên đời. Nhưng hiện nay có một thực tế mà chính các thầy dậy luật đã phải lên tiếng: VPLS mở ra qua nhiều, SV luật mới tốt nghiệp xong cũng mở VPLS, việc gì cũng nhận, bất chấp chuyên môn và kinh nghiệm của mình. LS mà bất cứ vụ việc gì thuộc bất kỳ lĩnh vực pháp luật nào cũng nhận, cũng tham gia thì đây là loại LS không biết  gì cả, thuê LS này chắc chắn là toi tiền mà không được gì!

Mình có được học một lĩnh vực luật bé tý  ( TMQT) là do thấy cần thiết trong nghề nghiệp mà đã thấy hãi vì càng học càng thấy mình  " ngu", càng học càng thấy mình " bé gan, yếu phổi"  so với mọi người trong lĩnh vực này ! 

Nếu có gì không phải mong các thầy luật chỉ giáo thêm, xin đa tạ.              

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 11/01/2011 17:25:55


Mỗi người một nghề thôi Hoa ơi. Xã hôi đã phân công lao động rồi, ai có chuyên môn của người đó.

Trở về đầu

Posted By: NghiPH trên 07/01/2011 15:11:01


Tranh tụng hay xét hỏi?

 

 Trên thế giới, về đại thể có hai mô hình tố tụng (xét xử): 1. Tranh tụng; 2. Xét hỏi (thẩm vấn). Ở Việt Nam (cũng như các nước XHCN trước đây) áp dụng mô hình xét hỏi, trong đó vai trò quan trọng, nổi bật thuộc về thẩm phán. Ở những nước theo mô hình tranh tụng, thẩm phán là người ngồi nghe bên công tố và bên luật sư “cãi nhau “,  nghe bồi thẩm đoàn quyết định có tội hay không có tội rồi mới lượng hình (xác định hình phạt cụ thể: tù bao nhiêu năm, phạt tiền bao nhiêu…). Ở mô hình tranh tụng, thẩm phán là người trung lập, vô tư, khách quan, không thiên về bên nào, phán xử theo lẽ công bằng. Còn trong mô hình xét hỏi, thẩm phán  thiên về phía buộc tội. Mô hình xét hỏi có điểm hay ở chỗ kẻ phạm tội ít khi thoát tội nhưng xử oan cũng xảy ra nhiều hơn. Mỗi mô hình đều có điểm mạnh và điểm yếu.

 Ở nước ta tham gia hội đồng xét xử cũng có đại diện của các tầng lớp nhân dân- hội thẩm nhân dân. Hội thẩm nhân dân khi xét xử có quyền ngang với thẩm phán.  Do các hội thẩm nhân dân của ta  tham gia vào hội đồng xét xử nên được bồi dưỡng pháp luật khá nhiều (trong nguoiKGU ta cũng đã có người làm hội thẩm nhân dân). Hội thẩm cũng xét hỏi, cũng tranh luận với luật sư, thảo luận và biểu quyết khi ra bản án, quyết định của tòa án.  Ở Hoa Kỳ người ta không yêu cầu các bồi thẩm phải thông thạo luật. Họ ngồi nghe bên công tố và các luật sư tranh cãi là họ đã biết luật rồi. Hơn nữa luật ở đây là luật “sống”, luật trong những tình huống cụ thể chứ không còn luật trên giấy nữa. Vả lại, các bồi thẩm chủ yếu phán xét theo sự mách bảo của lương tâm, của sự nhận thức của họ về lẽ phải, về lẽ công bằng để đưa ra quyết định một người nào đó là có tội hay không có tội. Họ không cần biết những điều luật cụ thế.

 Như vậy, luật sư có vai trò rất lớn trong mô hình tranh tụng còn trong mô hình xét hỏi như ở nước ta thì vai trò của họ có sự hạn chế. Luật sư chính là người giúp cho tòa án, cho công lý tìm ra sự thật khách quan của vụ án thông qua sự tranh luận với công tố viên.

Việt  Nam sẽ không chuyển sang áp dụng mô hình tranh tụng mà sẽ kết hợp mô hình xét hỏi với tranh tụng. Vai trò của luật sư đang được đề cao. Một số biểu hiện: Các tỉnh đều có đoàn luật sư, Liên đoàn Luật sư toàn quốc đã được thành lập; công tố viên đã tích cực tranh luận với luật sư hơn (chứ không nói một câu chung chung: các ý kiến của luật sư là không có sức thuyết phục nên chúng tôi không chấp nhận); thẩm phán đã “biết nghe” luật sư hơn, khi phán quyết thẩm phán đã cân nhắc ý kiến của luật sư. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp luật sư và thẩm phán đã thông đồng với nhau làm lệch cán cân công lý. Đây là một trong những vấn đề tiêu cực được ông Chủ tịch nước nhắc nhở nhiều khi đến dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2010 và triển khai công tác năm 2011 của ngành tòa án mấy ngày qua (tôi thì không đồng ý với cách gọi: ngành tòa án, gọi như thế là không đúng).  

Ngoài tòa án của Nhà nước (chính ra phải nói tòa án là của công lý vì chính tòa án nên có và cần có quyền phán xét các thiết chế nhà nước từ góc độ hợp hiến; khi tuyên án tòa án nhân danh công lý mới đúng) còn có tòa án lương tâm, tòa dư luận, tòa của lòng người nữa. Anh có thể thoát sự phán xét của tòa án của Nhà nước nhưng anh không thế trốn tránh sự phán xét tòa án lương tâm, tòa dư luận, tòa của lòng người. Bạn lại nói: - Người ta có lương tâm đâu mà nói đến tòa lương tâm. Xin trả lời:-  Dù ít hay nhiều ai cũng có lương tâm vì chúng ta đều là CON NGƯỜI. 

Cuối cùng xin kể một chuyện vui vui: Mới rồi tôi có được nghe một GS người Mỹ nói chuyện. Ông kể nhiều chuyện, tôi nhớ một chi tiết: Trước đây ông có làm luật sư, ông nhận cãi cho anh M bị cáo buộc trộm máy radio (từ cái thuở chưa có tivi). Ông đã chứng minh cáo buộc thân chủ M của ông là không đúng vì những bằng chứng công tố viên đưa ra là không có sức thuyết phục. Đoàn  bồi thẩm  nói: Anh M  không có tội. Thẩm phán tuyên anh M vô tội.

Tối hôm sau anh “thân chủ M” thuê tacxi trở đến nhà ông 30 cái radio. Ông ngạc nhiên hỏi: - Cái gì đây?. Anh M hồ hở nói:- Ông luật sư siêu quá! Tôi lấy trộm của người ta đến 60 cái radio mà ông cãi bay, cãi biến. Tôi đem đến cho ông 30 cái để trả thù lao cho ông đây!    

 

 

 

 

21/06/2024
Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>