Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 7262 - Tổng số hồi đáp: 8




Posted By: ThanhLK on 26/01/2011 09:52:14


Ôi, các ACE đang thảo luận đề tài  "nghiêm túc và quan trọng" quá nhỉ, như các nhà nghiên cứu lịch sử thực thụ ấy.

Còn " nhà em" thì thấy rằng nước ta đang định chọn hoa sen là "Quốc Hoa", không hiểu ý các bác thế nào? Có lẽ ta nên chọn "Quốc củ" thì hợp lý hơn và "nhà em" thấy rằng nên chọn "Củ Chuối" là hợp nhất vì củ này vừa nhiều trong thiên nhiên lại cũng nhiều trong "xã hội" ở VN nữa .

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 16/01/2011 23:06:28


Ngh ơi, lãnh th "Văn Lang' thi đó, ngoài vùng núi - trung du phía Bc nước ta ngày nay còn bao gm c khu vc rng ln Nam Trung Quc na cơ mà! Vi li, theo kiến thc đa lý, đa cht hc mà mình có được thì thi đó làm gì đã có đng bng châu th sông Hng, vì nước bin dâng lên đến tn "thành phố ngã ba sông" Vit Trì! Còn khái nim trng lúa nước nên hiu rng ra là trng lúa go (k c lúa nước và lúa cn) các thung lũng ven sông Hng, sông Lô, sông Chy, sông Đà, sông Mã...và các rung bc thang, k c nương, soi (trng lúa nương), chưa kể phần ruộng nương trồng lúa của các vùng đất Nam Trung Quốc (khi ấy là "của ta"). Nói v c thì ngày y ch có: c mài, c nâu, c bu... (ít chng loi lm) mà hái lượm (không thể gọi là "nền văn minh"?)  thì làm sao mà đ nuôi quân dân hàng vn, hàng triu người (có tài liu cho rng Văn Lang có th có vài vn đến 1 triu dân?!) còn sn, khoai lang, khoai s, khoai tây thì sau này qua người Tàu/ Tây mi du nhp vào ta đy!

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 16/01/2011 21:35:11


Thời điểm mới hình thành Nhà nước Văn Lang tổ tiên ta đâu đã cư trú ở vùng đồng bằng để mà làm lúa nước. Tuy nhiên, tổ tiên ta vẫn cần chất bột. Để có chất bột tổ tiên ta phải thuần hóa, gây trồng một số cây củ nào đó.

Mãi sau này, tiến xuống đồng bằng tổ tiên ta mới trồng lúa một cách đại trà và nền văn minh lúa nước mới dần dần hình thành. Tiền đề của nền văn minh lúa nước là "văn minh củ?

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 15/01/2011 22:59:53


Nền "văn minh lúa nước" có từ khi nào? Thời Văn Lang đã có nền " Văn minh lúa nước " chưa là vấn đề cần phải nghiên cứu. Nhưng không thể có nền " Văn minh củ" như Nghị nghĩ được. Bới vì kỹ thuật canh tác đạt đến một mức độ nhất định thì mới gọi là nền văn minh được.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 15/01/2011 22:41:01


           Tôi xem một số tài liệu thì thấy các nhà khoa học có nói những điều kiện, các yếu tố của Văn minh lúa nước

Nền Văn minh lúa nước hình thành khi việc trồng trọt, thu hoạch, cất giữ, chế biến thành thực phẩm từ sản phẩm của lúa nước là phải đạt đến một trình độ tiên tiến và đảm bảo sự thặng dư thực phẩm phục vụ cho một xã hội dân cư đông đúc và thúc đẩy các yếu tố khác của một nền văn minh ra đời.

. Các yếu tố về  môi trường:

- Lượng m­ưa hàng năm ở vào khoảng từ 2.000 - 2.500 mm

- Vào thời kỳ tăng trưởng cần một lượng mưa vào khoảng 125 mm trong một tháng

- Thời kỳ thu hoạch cần nhiều nắng

- Nhiệt độ môi trường thích hợp nhất, khoảng 21 - 27°C

- Cư dân phải có kinh nghiệm trong việc tưới và tiêu

. Các yếu tố khác:

- Khu vực canh tác phải có độ bằng phẳng rất cần thiết để duy trì mực nước từ 100 mm đến 150 mm để giúp cho cây lúa tăng trưởng và kết hạt tốt.

- Chính vì vậy, những khu vực đồng bằng và các lưu vực các con sông chảy qua các miền nhiệt đới nhiều mưa sẽ là môi trường thận lợi cho cây lúa nước phát triển. Ví dụ như đồng bằng sông Hồng... thích hợp cho cây lúa nước.

- Thời vụ là yếu tố cũng quan trọng không kém cho cây lúa nước, điều này thúc đẩy việc sáng chế ra lịch tính ngày, tháng, năm và các mùa trong năm của các cư dân trồng lúa nước.

- Giống lúa cũng là một yếu tố tăng năng suất và phẩm chất cho cây lúa nước mà các cư dân trồng lúa nước đặc biệt coi trọng.

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 14/01/2011 20:08:37


Hoan hô Tổng Nghị và các bạn Sơn, Khửu nêu ra và tranh luận một vấn về rất trọng đại là "Nền văn minh Lúa nước" (NVMLN) và Nước Văn Lang. Vấn đề thoáng nghe, có cảm giác rất gần với chuyên môn của dân Ong Bướm chúng mình. Tuy nhiên, Thuật ngữ "nền văn minh" (Civilization) có lẽ là một phạm trù rất rộng lớn, bao trùm cả triết học, lịch sử, kinh tế học, xã hội học, nhân chủng học, văn hóa, khoa học, kỹ thuật...Một nền văn minh là một xã hội con người với các giá trị phát triển cao về tinh thần và vật chất, mà nông nghiệp chỉ là một lĩnh vực hoạt động sản xuất và tiêu dùng, trong đó trồng lúa nước làm lương thực chính lại là một nhánh nhỏ (nhưng quan trọng, lại là cái "Ăn"!) trong các hoạt động ấy.

Vậy NVMLN (dựa trền nền nông nghiệp sử dụng cây lúa nước - cây lương thực cho đến nay vẫn chiếm vị trí số 1 của thế giới) có hay không? Câu trả lời là có! Theo tôi biết, cho đến nay, người ta mới nói đến duy nhất 1 Nền Văn minh Nông nghiệp, đó chính là NVMLN (Paddy Rice Civilization), ở Nam Trung Quốc/ Đông Nam Á (bao gồm lãnh thổ hiện nay của Việt Nam). Như vậy, không có bất kỳ Nền Văn minh Nông nghiệp dựa trên một cây/ con nào khác được công nhận, chẳng hạn: Không có NVM Lúa Mì, NVM Ngô, NVM cây có củ (sắn khoai), NVM Trâu, NVM Bò, NVM Lợn, NVM Gà...

Nước Văn Lang và NVMLN: Cây lúa được con người thuần hóa và gieo trồng hàng chục ngàn năm rồi. Nguồn gốc cây lúa cũng chắc chắn là ở Nam Trung Quốc/ Đông Nam Á. NVMLN có thể là từ thời kỳ Trung Quốc cổ đại của các vị Hoàng Đế, Viêm Đế (chính là Thần Nông,  dạy dân làm ruộng). Mà xem chuyện Hồng Bàng  thì người Việt ta chính là con cháu của Thần Nông (xin nói thêm: Họ Nông nhà mình chính là con cháu đích thực của Thần Nông, nên lấy nghề của cụ Tổ làm họ đấy!). Các vua Hùng/ nước Văn Lang là con cháu Thần Nông thì làm sao mà không thạo nghề của Cụ? Đơn cử chuyện bánh chưng, bánh dày có từ thời Hùng Vương cũng đủ thấy có bằng chứng là các Cụ sản xuất lúa, chứ chắc không phải là bánh chưng, bánh dày làm  từ khoai, sắn? 

Ta có thể xem lại thông tin về thời Hồng Bàng/ Thần Nông/ Lạc Long Quân/ Âu Cơ/ Văn Lang/ Hùng Vương/ ruộng, lúa/ bánh chưng/ bánh dày...  

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_B%C3%A0ng

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A7n_N%C3%B4ng

Trở về đầu




Posted By: Khửu on 12/01/2011 23:02:24


Tôi cũng cho rằng "văn minh lúa nước" không phải là do nguồn gốc ban đầu trồng lúa nước, mà là từ sau này khi các nhà khoa học và xã hội muốn phân biệt một nền văn minh/văn hóa ở khu vực này với khu vực khác với những khác biệt đặc thù như khu vực ĐNA do tập quán dùng gạo (từ cây lúa nước) là lương thực chính, cũng như "văn minh Ăngkor" là chỉ nền văn hóa xa xưa thuộc đế chế Ăngkor (Campuchia, Thái) hay "Văn minh sông Hằng" là nền văn hóa Ấn độ, hoặc ở châu Âu có nền văn minh La mã cổ đại, văn minh Hylạp, văn hóa Anglo-Sasong v.v... Còn lúa nước xuất hiện ở nước ta từ bao giờ thì phải hỏi các nhà sử học, theo tôi chắc cũng có thể từ thời kỳ Văn lang vì con người cổ cũng như động vật đều có xu hướng tìm những nơi thuận lợi về đất đai, thời tiết để mưu sinh đó là những vùng đồng bằng dọc các châu thổ sông ngòi và chắc chắn cây lúa phát sinh từ đây. Tuy nhiên thời gian xuất hiện lúa nước không liên quan đến định ngữ "văn minh lúa nước".

Trở về đầu




Posted By: SonTM on 12/01/2011 21:14:12


Ở đây nền văn minh không phải là trồng củ hay trồng lúa mà là sự phát triển của cả một xã hội. Từ chỗ chỉ là những bộ lạc nhỏ bé nhờ trồng lúa đã hình thành các làng bản rồi đến hình thức tổ chức chính quyền cấp cao hơn và đến nhà nước có người đứng đầu cai quản. Cái này các bạn Cãi Cọ chắc phải rành hơn mình.

Trở về đầu

Posted By: NghiPH trên 12/01/2011 18:15:05


            

            Theo sử sách, thời kỳ Văn Lang ở nước ta đã hình thành nền văn minh lúa nước.

Tôi có phần nghi ngờ điều này. Cái thuở ban đầu dựng nước với các tộc người đang sống rải rác trong các cánh rừng, hốc núi thì làm gì đã biết trồng lúa nước.

Tổ tiên chúng ta, lúc đầu đi đào, đi kiếm củ mài, củ sắn, củ từ, củ đậu, của khoai môn... để làm thức ăn. Dần dà để khỏi quá lệ thuộc vào giới tự nhiên, “các cụ” đem các giống củ về trồng ở các vạt đồi, khoảnh đất ven núi gần nhà. Lâu ngày thành ruộng, thành vườn cây củ.

 Quá trình này đồng thời với quá trình thuần hóa các cây ăn quả như chuối, mít, nhãn…Rồi mãi sau này, “các cụ” tiến dần xuống đồng bằng mới phát triển nghề trồng lúa nước.

Như vậy, tổ tiên chúng ta, xét về chất bột,  sống chủ yếu bằng các loại củ trước khi sống bằng lúa gạo. Vậy nền văn minh đầu tiên, nếu có, ở nước ta phải là nền văn minh củ  mới đúng chứ!   

27/12/2024