Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 9230 - Tổng số hồi đáp: 13




Posted By: KhanhT on 08/03/2011 00:06:14


Tại tớ thấy gợi ý của Thoa là đúng và hay mà Thông lại bảo không biết thì “tốt nhất là không nên giải thích”, nghe “choáng”, hehe…, mà thực tế thì Thông đã hỏi lại thằng bé “theo con thì tại sao?” có vẻ mâu thuẫn ở đây. Thông ko trả lời nó, nhưng vẫn tìm cách gợi cho nó nghĩ trả lời – sáng tạo đấy thôi và như vậy là rất hay, ko làm cho nó nản, thất vọng và thằng bé thực sự là rất thông minh, nó trả lời quá hay“con thấy quả bóng nào cái bụng nó cũng to hơn cái đít nhiều, nên khi đụng vào nó là cái bụng lại kéo cho nó lăn.”

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 02/03/2011 23:20:06


Bây giờ các trường đại học chuyển sang giảng dậy theo chế độ tín chỉ.

Học theo tin chỉ mà giáo triình, tài liệu chuyên khảo, tham khảo không có, chỗ ngồi trong thư viện không đủ. Ở các nước thư viện là nơi đáng tự hào nhất. được trang bị hiện đại, sách vở đầy đủ, cập nhật thường xuyên. Ở ta các trường lớn thư viện cũng chưa ra thư viện.

Trong điều kiện ấy thì chuyển sang học tập theo tín chỉ làm sao được hỡi ông Bộ Giáo dục và Đào tạo ơi!

 

 

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 02/03/2011 11:31:58


@ Anh Khánh: Nói quả bóng tròn là đúng rồi, nhưng giải thích vì sao nó lăn được mới khó chứ. Giải thích cho con là khi tác động vào quả bóng làm cho trọng tâm của nó bị lệch nên quả bóng lăn được chăng?? Hoặc con lại hỏi: Bố ơi thế cái đĩa nó cũng tròn thì giải thích như thế nào nhỉ?

@ Nghị ơi giảng cho học sinh, sinh viên đã khó rồi, nhưng giảng cho cán bộ đi học còn khó nhiều lần. Đặc biệt những lần chúng mình giảng cho cán bộ của các doanh nghiệp đi dự lớp bồi dững thì còn khó hơn nữa.

Trong ngành giáo dục có câu: Thày giảng người nghe không hiểu (học viên, sinh viên, học sinh). Thày giảng lại lần thứ hai, học viên cũng không hiểu. Thày giảng đến lần thư tư thì thày hiểu.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 02/03/2011 08:31:27


Anh Thông ơi, trên lớp khi sinh viên, học viên hỏi, có lúc em cũng hỏi lại: Thế theo anh/chị, tại sao lại như thế?

Về cách đặt câu hỏi này có hai loại ý kiến. Thứ nhất, hỏi để sinh viên/học viên động não tự tìm cách trả lời cho vấn đề đặt ra. Thứ hai, thầy dốt quá, chưa biết trả lời ra sao nên hỏi lại trò. Theo em cả hai loại ý kiến này đều đúng. Dốt quá, không biết thì phải hỏi trò thôi. Lúc đó họ đâu chỉ là trò của mình mà là người đối thoại thông minh rồi. Lúc đó ta đang đi học các trò mà.

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 21/02/2011 22:42:36


Người ta vẫn nói với nhau và cả với trẻ con trong câu hát: “quả bóng là quả bóng tròn” đấy chứ, có nói là “quả bóng cầu” đâu. Vả lại rất nhiều khái niệm đều dựa trên mặt phẳng. Nhiều khi cần phải giải thích bằng những khái niệm “mặc định” để khơi nguồn sáng tạo, chính thằng bé nhà Thông nó đã giải thích rất hay mà rất đúng đấy thôi. Đúng là con hơn cha!

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 05/02/2011 20:47:26


Giải thích tại nó tròn cũng chưa ổn với lứa tuổi nó Thoa à. Ởlớp học, cô giáo mới dạy hình tròn, hình vuông. . . vẽ trên bảng (hình học phẳng). Nó chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hình tròn và vật tròn. Mình bảo bố chưa biết cách giải thích cho con hiểu được, lớn lên con học con sẽ hiểu. Thế theo con thì tại sao. Cháu bảo, con thấy quả bóng nào cái bụng nó cũng to hơn cái đít nhiều, nên khi đụng vào nó là cái bụng lại kéo cho nó lăn.

Kinh nghiệm cho thấy khi mình chưa biết giải thích thế nào cho phù hợp với lứa tuổi của trẻ em thì tốt nhất là không nên giải thích. Như vậy sẽ tốt hơn. Từ khi con mình biết đặt câu hỏi đến bây giờ cháu là thạc sỹ luật học khi hai cha con trao đổi với nhau về chuyên môn hay bất cứ vấn đề gì nếu mình không biết hoặc mình sai đều thừa nhận luôn. 

Trở về đầu




Posted By: ThoaNP on 05/02/2011 13:37:20


Sao Thông không giải thích "tại nó tròn con ạ, nếu con để nằm cái cốc thì nó cũng lăn được", và làm ngay cho nó thấy. Xin lỗi nhé, "ngứa ngáy nghề nghiệp" thôi, vì đang có cháu nội gần 5 tuổi nên luôn phải tìm cách giải thích các câu hỏi bất tận của nó.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 04/02/2011 12:17:09


- Nhuan NT ơi! mình không được vinh dự thuộc nhóm " các vị GS" đâu nhé.

- Cái tài của người làm thơ (cũng như viết truyện ngắn, viết tiểu thuyết) là không viết hết ý của mình ra, để đọc giả tự suy ngẫm theo sự hiểu biết của mỗi người. Lý giải của Nghị TBT và của Nhuan NT rất hay. Thời làm cha mẹ chúng ta phải giải thích những câu hỏi của con chúng ta. Nay được gọi bằng ông, bà thì phải giải thích những câu hỏi của cháu (các A,C lớp trên thì được giải thích cho các chắt. . . nữa). Âu cũng là một dịp tốt để bộ não hoạt đông.

- Tôi còn nhớ, nhân dịp sinh nhật con trai tôi tròn 5 tuổi, tôi mua tặng cháu quả bóng. Cháu đặt quả bóng xuống bàn, quả bóng lăn mấy vòng và rơi xuống đất. Cháu hỏi: Bố ơi! Tại sao quả bóng nó lăn được, mà mấy cái cốc lại không? Tôi chịu thua không giải thích theo kiến thức của trẻ em chưa đến trường được.

Trở về đầu




Posted By: NhuanNT on 04/02/2011 09:27:47


Đọc các lý giải của các vị GS thấy phong phú quá. Tôi thiển nghĩ, 3 lần tiền con đi và 2 lân khóc thầm ấy có phải nhất thiết  đi với nhau, nghĩa là khóc thầm khi tiển con không?

Tôi cứ thiển nghĩ là mẹ đã lần lượt tiễn 3 con trai lên đường (có thể khóc, khóc thầm và cũng có thể không) và 2 con của mẹ đã hy sinh, cả 2 lần nhận tin con hy sinh này, người mẹ anh hùng ấy cũng chỉ khóc thầm!

Trở về đầu

Posted By: ThongNV trên 27/01/2011 18:58:39


Sáng nay khi nghe ca sĩ  Trong Tấn hát bài Đất  nước, cháu (đang học lớp 6) gọi tôi bằng ông trẻ đã hỏi: Ông ơi! Tại sao người mẹ tiễn 3 người con lên đường mà chỉ có “hai lần khóc thầm lặng lẽ”, còn một lần tiễn vì sao mẹ không khóc. Theo các bạn KGU, tôi phải giải thích cho cháu như thế nào ?.

ĐẤT NƯỚC

Tác giả Phạm Minh Tuấn & Tạ Hữu Yên

1.     Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu,
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ,
Các anh không về mình mẹ lặng im..
Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi !
Từ thuở còn nằm nôi, Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa Lao xao trưa hè một giọng ca dao,
Lao xao trưa hè một giọng ca dao.
Xin hát về người đất nước ơi !
Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi, suốt đời lam lũ..
Thương lũy tre làng bãi dâu bến nước,
Yêu trọn tình đời muối mặn gừng cay..
Xin hát về người đất nước ơi !
Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi, mấy mùa không ngủ
Ngăn bước quân thù phía Nam phía Bắc
Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con.
2. Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu,
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ,
Các anh không về mình mẹ lặng im..
Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi
Từ thuở còn nằm nôi,
Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa
Lao xao trưa hè một giọng ca dao,
Lao xao trưa hè một giọng ca dao...
Xin hát về người đất nước ơi
Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi, tảo tần chung thủy
Như những câu hò lắng trong tiếng sáo
Đêm lại dặt dìu tiếng mẹ ru con
Xin hát về người đất nước ơi
Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi..
vẫn còn gian khổ Hạt thóc chia đều dẫu no dẫu đói
Ta vẫn vẹn tình đắng ngọt cùng vui..
Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi !
Sáng ngời muôn thuở khi trăng đã vào cửa sổ đòi thơ..

 

 

 

29/09/2024
Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>