Từ “mẹ” trong bài Đất nước của Tạ Hữu Yên vừa là Đất nước Việt Nam được nhân cách hóa, vừa là hình ảnh của người mẹ bằng xương,bằng thịt của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Tùy vào bối cảnh của từng câu thơ, khổ thơ mà người đọc cảm nhận.
Chữ số 3 (ba) vừa là số nhiều (3>1) để tượng trưng cho những lẫn tiễn con đi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử chống ngoại xâm, vừa là số 3 để chỉ ba lần tiễn con của người mẹ việt nam trong thế ký 20.
Lần thứ nhất và lần thứ hai mẹ tiễn con đi chống Pháp và chống Mỹ. Thời chống Pháp, những người mẹ phải bí mật tiễn con đi theo cách mạng, đi theo vệ quốc đoàn. Thời chống Mỹ, những bà bá miền Nam cũng phải bí mật tiễn con đi theo giải phóng quân. Bởi vì, ở những thời kỳ đó địch ta khó phân biệt, người mẹ không thể công khai việc con mình tham gia cách mạng được. Vì vậy, Người mẹ mới : “ hai lần khóc thầm lẵng lẽ”. Lần thư ba, là lần người mẹ tiễn con đi chiến đấu tại chiến trường phía Bắc và Tây Nam của Tổ quốc.
“Ngăn bước quân thù phía Nam phía Bắc
Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con.”
Tác giả dung từ “lại” trong câu thơ trên làm cho người đọc hiểu rằng trước đó mẹ đã “ gánh gạo nuôi con”.
Vào thời điểm này, đất nước ta đã hòa bình nên Người mẹ không phải khóc thầm nữa. Tác giả bỏ ngỏ lần thứ ba, để đọc giả tự suy ngẫm.