Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 10460 - Tổng số hồi đáp: 36




Posted By: 3Chai on 20/02/2011 19:34:40


Đùa chút xíu thui, tui vưỡn nom thấy RỒNG mừh.

Thật buồn là người bạn ấy đã hy sinh. Lẽ ra pák ThongNV nên viết hẳn một entry về bạn ấy.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 20/02/2011 10:08:15


Nhân bàn về câu đối thì mình mượn đôi câu đối thủa học trò post lên cho vui. Vế ra là của thày giáo dạy văn lớp tôi và vế đối của một bạn nam cùng lớp (bạn đã hy sinh năm 1972). Khi các thày dạy văn chọn câu đối này chúng tôi cùng không hiểu được nghĩa bóng của người ra và ý của người đối, chí đến khi bình thì mới biết. Câu đối này đã được chọn in trong sách tham khảo dạy văn của tỉnh.

Nếu người đọc bỏ qua từ "mực" thì thấy được nghĩa rồng.

 

----------------

Để tưởng nhớ ngày mất của ban, tôi post câu đối lên KGU.

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 19/02/2011 13:00:32


Đoạn đuôi bình bình giảng giảng/chấm chấm phê phê thì rất hay.

Đoạn đầu thì hơi dở. Đem VĂN THƠ mà đối với MỰC CỬU, quá tệ.

Tui cũng chưa biết cái vụ rồng xanh rồng đỏ. Nếu bác ThongNV có nguồn đích xác từ văn giới thì tui xin lãnh giáo. Kẻo nhiều người sẽ hồ nghi rằng tác giả của vụ rồng rắn này cũng là tác giả của vế đối tréo ngoe kể trên.

Kha kha khà.

 

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 17/02/2011 18:38:58


@ Nghị ơi ! Nhầm rồi. Ngày đó (năm 68) đang chiến tranh, ở tỉnh lẻ Thái Bình làm gì có trò chuyên, lớp chọn như bây giờ. Nhưng bù lại các thày giáo dạy rất nhiệt tình, buổi tối các thày đến từng nhà (nhà có học sinh lớp 10 trọ ) kiểm tra và giảng giải thêm những bài khó cho bọn mình.

Vế đối của Nghị cũng rất chuẩn và hay. Mình còn nhớ hồi đó có một bạn nữ lớp khác cũng có vế đối như Nghị. Thày rất khen vì chuẩn về liêm luật và đối về nghĩa đen, nhưng chưa đối được nghĩa bóng (chủ ý của người ra)

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 17/02/2011 09:46:57


Thán phục học trò chuyên văn Thái Bình.

Tôi chưa biết Nguyễn Trãi được ví như Rồng Xanh, Nguyễn Du được ví như Rồng Đỏ.

Cám ơn anh Thông đã  cho biết về một câu đối rất hay.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 17/02/2011 09:27:44


Trong văn học Việt Nam cụ Nguyễn Trãi được ví như Rồng Xanh và cụ Nguyễn Du được ví như Rồng đỏ về lĩnh vực văn thơ, nên học sinh của thày giáo dạy văn hồi đó đã có vế đối lại như sau: Văn thơ Nguyễn Trãi, văn thơ Nguyễn Du bình bình, giảng giảng, nêu cốt cách cha ông.

Trọn vẹn của câu đối:

vế ra: MỰC CỬU LONG XANH MỰC CỬU LONG ĐỎ CHẤM CHẤM PHÊ PHÊ CHỌN NHÂN TÀI ĐẤT NƯỚC

Vế đối: VĂN THƠ NGUYỄN TRÃI VĂN THƠ NGUYỄN DU BÌNH BÌNH GIẢNG GIẢNG NÊU CỐT CÁCH CHA ÔNG

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 15/02/2011 22:21:23


Câu đối là một thể loại khó mà Nghị. Hơn nữa sau này nhà trường chỉ dạy lướt qua thể loại này. Có nhiều giáo viên dạy văn ở HN còn không biết "luật" của câu đối nữa đấy.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 14/02/2011 22:09:07


Thầy giáo dạy văn cấp III ở Thái Bình quê bácThôngNV vào năm 1968 ra vế đối khó thế.

Không thấy ai đối, tôi xin đối vậy:

 

Bút Hồng Hà xanh, bút Hồng Hà đỏ, kẻ kẻ viết viết luyện nguyên khí quốc gia

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 11/02/2011 11:55:29


Vế ra;

MỰC CỬU LONG XANH, MỰC CỬU LONG ĐỎ, CHẤM CHẤM PHÊ PHÊ CHỌN NHÂN TÀI ĐẤT NƯỚC.

- Người ra vế đối này là một thày giáo dạy văn cấp III ở Thái Bình vào năm 1968. Ngày ấy phương pháp  dạy và học văn khác với phương pháp tại các trường phổ thông trung học hiện nay.Người làm vế đối lại là một học sinh lớp 10. Câu đối lại được cho là chuẩn nhất vào thời điểm đó nên được in trong tài liệu tham khảo giảng dạy văn học của tỉnh. Vì vậy, tôi nghĩ có thể Huyền và Vân đã đọc tài liệu này và nhớ, nên đề nghị hai em post vế đối của mình sau.

Long xanh và long đỏ còn có nghĩa là rồng xanh, rồng đỏ;

 Chấm chấm, phê phê - một khâu trong công tác giảng dạy;

Chọn nhân tài đất nước -mục đích của giáo dục và đào tạo

- Vế của câu đối ra là như vậy, nên vế đối lại cũng nên trong phạm vi giáo dục và đào tạo.

Trở về đầu

Posted By: HuyenBT trên 05/02/2011 12:26:10


Em có ra vế đối ở lời chúc mừng năm mới, nhưng có lẽ, chưa đúng chỗ.

Em xin chuyển sang diễn đàn:

 

Đào thế ở đây là thế:  thế thẳng

 

Xin mời anh chị em đối lại.

 

Em HuyềnBT

 

 

 

 

15/11/2024
Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>