Nhất trí với ý kiến của hai GS. Áp dụng giải pháp làm đẹp và trẻ khỏe này cũng cần phải có thời gian. Hy vọng du xuân năm sau chị em vớt vát được đôi chút nhan sắc và sự trẻ trung.
Đặc biêt, xin mời đọc thêm và bình luận về ý kiến sau đây của Giáo Sư Trần Văn Khê về tác dụng của NHẠC CỔ ĐIỂN nhé!
Âm Nhạc và Sức Khỏe (Giáo sư Trần Văn Khê)
(CXH.VN) Thế theo lời mời và cũng để đáp lại sự ưu ái mà Ban Giám Ðốc Bệnh Viện Triều An đã dành cho mình (suốt tuần lễ chữa bệnh và kiểm tra toàn bộ sức khỏe, GS Trần Văn Khê đã được hoàn toàn miễn phí), GS Trần Văn Khê đã tới nói chuyện tại hội trường của Bệnh Viện Triều An với đề tài: “Âm Nhạc và Sức Khỏe” vào hồi 14.30 giờ, ngày 22.10.2003. Với giọng nói trầm ấm, đầy truyền cảm, với kiến thức uyên bác, GS Trần Văn Khê đã hoàn toàn chinh phục được tình cảm của các bác sĩ, y sĩ và mọi người có mặt trong hội trường. Ai nấy đều không nín được cười khi nghe GS kể về ảnh hưởng của âm nhạc đối với cây cỏ, súc vật và cả con người. Xin trích một vài dẫn chứng: Người ta đặt 2 chậu bông trong 2 phòng có cùng 1 độ sáng, một phòng để nhạc cổ điển, 1 phòng để nhạc kích động. Sau 24 giờ, họ thấy chậu hoa bên phòng có nhạc cổ điển thì lá vẫn xanh, hoa vẫn tươi tốt, trong khi chậu hoa phòng có nhạc kích động thì lá héo đi, hoa rụng xuống. Trong 1 trại nuôi bò sữa, người ta thí nghiệm cho con bò nghe nhạc kích động, sữa nó tự nhiên cạn đi, trong khi cho nghe nhạc cổ điển, nhất là nhạc Bach đàn trên organ, con bò lại cho sữa rất nhiều. Bác sĩ khám cho những nhạc sĩ nhận thấy rằng, những nhạc sĩ chơi đàn trong dàn nhạc cổ điển, khi về già có từ 5-6% người hơi bị loạn. Những nhạc sĩ chơi trong dàn nhạc nửa cổ điển, nửa nhạc kích động, khi về già có hơn 10% bị loạn. Còn những nhạc sĩ chơi nhạc kích động, khi về già có hơn 40% bị điếc và loạn. Trong các xí nghiệp, nếu để nhạc cổ điển, số tai nạn xẩy ra ít hơn nhiều so với việc để nhạc kích động. Có 1 người Anh trồng cà chua, ông ta cho biết những trái cà chua mà ông cho nghe nhạc êm thì cây phát triển mạnh, cho ra nhiều trái to, trái lại không cho nghe nhạc thì cây chỉ cho trái bình thường mà thôi... Bản thân GS khi được 1 bệnh viện bên Pháp mời nói chuyện về nhạc VN cho các bệnh nhân nghe, khi GS đàn những bài hơi Bắc thấy họ cũng bình thường, nhưng khi đàn hơi Xuân, thì thấy họ có vẻ thảnh thản, và hôm sau các bác sĩ cho hay là hồi hôm các bệnh nhân ngủ êm hơn, bớt giao động hơn. Vài thí dụ đó đã nói lên ảnh hưởng của âm nhạc với sức khoẻ rất là cụ thể… Buổi nói chuyện đã kết thúc. Mọi người lưu luyến tiễn GS ra về trên chiếc xe lăn. Hình ảnh mới cao đẹp và xúc động làm sao! (Phương Thúy)
Ở trang Ngô Bảo Châu mọi người đang nói về niềm đam mê. Có lẽ ai trong chúng ta đều có những đam mê. Có những đam mê giúp người ta đạt đỉnh cao như NBC. Cũng có biết bao nhiêu người không đạt được gì. Đã là đam mê chẳng so bì tính toán miễn sao ta vui và hài lòng với chính mình.
Anh Hải mê âm nhạc và cái lớn hơn là anh thích chia sẻ những với người KGU. Đối với những người hiểu biết nhiều về âm nhạc có thể thấy bình thường nhưng đối với bọn em thì rất vui. Được nghe những bài hát hay, bản nhạc hay không phải search lung tung và có những bài bọn em chưa biết.
Cảm ơn món quà 8-3 đặc biệt của anh Hải đã giành cho chị em
Cám ơn anh em đã nhận đủ 9 bài rồi. Lúc này bọn em đang mỗi tên một máy tính nhưng đang vừa làm vừa nghe nhạc anh gửi đấy. Con gái anh năm nay bao nhiêu tuổi rồi?
Chào em Thanh, em thức khuya quá cùng với cái "anh chàng studentkgu" nhỉ? GS. nhà không "ghen" à? Nhà anh 2 bố con đều thích nhạc cổ điển. Cháu Mai Trâm học đàn piano từ 6 tuổi, bây giờ cháu thỉnh thoảng vẫn chơi. Anh gửi mail cho em file MP3 để em copy vào máy tính, mobile phone nghe nhé (anh cũng có rất nhiều CD, nhưng có sẵn bài mình thích trong máy tính/ mobile vẫn hay hơn).
Cám ơn anh Hải Bột về món quà quí giá này. Nhà em rất thích nghe nhạc cổ điển và có nhiều đĩa. Tuy nhiên em thích album chọn lọc này của anh. Liệu em có thể copy vào máy tính để thỉnh thoảng nghe khi làm việc??? Em đã đặt nhạc Mob của em là bài Bức thư gửi Eliza, nghe mãi mà không chán.