KGU News >>Văn học >>Truyện
KGU Tạo bài viết  
Thứ năm 04 Tháng tám. 2011

Không dám




Tác giả: PhongPT

Sỏi 6

 

Cám ơn là từ cần được sử dụng thường xuyên. Trong bất cứ ngôn ngữ nào ta đều gặp lời khuyên đó.

Nhưng Phong không dám dùng từ cám ơn với bạn, vì cảm thấy nó khách sáo với tấm tình của bạn.

Hãy để tiếng lòng bạn ngân lên, và dư âm của nó đọng lại trong lòng ta.

Có những điều chẳng thể nói ra....

 


Người post: PhongPT

Ngày đăng: 04-08-2011 09:09






Xem 1 - 7 của tổng số 7 Comments

Từ: KhoaDT
10/08/2011 15:16:07

"Không dám" hay "Hổng dám" đều có vẻ hơi khách sáo. Bản thân tôi cảm thấy gần gũi hơn khi cám ơn được ai đó trả lời "có gì đâu..." 



Từ: TungDX
09/08/2011 18:01:11

Những sinh viên học ở Nga về được mọi người nhận xét là lịch sự hay nói : "cám ơn"


Tuy nhiên ngoài các ngữ cảnh mà ACE đã nêu tôi thấy có trường hợp mà cám ơn mà không phải là cám ơn, mà là điều ngược lại; Hai hoàn cảnh anh Cường nêu vẫn có thể nói: Cá á á á m ơn, hoặc thêm "cả nhà anh";


Còn với không dám, quê tôi các  cụ có khi dùng: Chả dám chào bác;


Tương tự như cám ơn, "không dám" hay "xin lỗi" cũng có ngữ cảnh mà người ta nói là " định chửi nhau mới dùng. Ví như người đi NCS hay lên phó phòng đáp lại rằng: "Xin lỗi anh...em chả dám nhận phúc ấy đâu"



Từ: ThongNV
04/08/2011 15:18:37

Bản chất của cụm từ " Cám ơn" không hàm nghĩa khách sáo. Có khách sáo hay không còn phụ thuộc vào âm điệu của lời nói, cử chỉ . . . .


Tôi nhớ có lần đến thăm bố của anh bạn thân đang đương chức ốm nằm viện. Tiễn tôi, bạn cũng nói hai từ cám ơn và chìa tay cho tôi bắt.


Nhiều năm sau khi nghỉ hưu, anh bạn tôi ốm nằm viện. Tôi đến thăm, bạn nắm chặt tay tôi và cũng nói hai từ cám ơn nhưng giọng run run muốn khóc.



Từ: CuongLV
04/08/2011 14:19:24

  


  Nhân câu chuyện của bạn Phong, tôi hồi tưỏng đến 2 việc đã xảy ra ở cơ quan cũ :


1. Những năm 70, 80 thế kỷ trước, cơ quan tôi có 1 anh không chịu học hành, khi Thủ trưởng cử đi thi Nghiên cứu sinh, sợ trượt nên từ chối để nhận 1 suất thực tập sinh. Sau đó, biết có bạn trẻ khác được cử đi (vào suất thi NCS của cơ quan) anh ta tìm đến và bảo : Suất đó của tớ nhưng tớ nhường cho cậu ???. Đây là kiểu '' của người phúc ta ''(muốn nhưng không thể có được), không cảm ơn là đúng.


2. Thập niên đầu thế kỷ 21. Trưởng và Phó Phòng sẽ cùng về hưu trong vòng 1 năm tới nên việc chuẩn bị người kế cận thành vấn đề nan giải. Ai cũng bảo tốt nhất là Trưởng phòng kiêm Viện phó nghỉ chức danh Trưởng phòng đi để Viện bố sung 1 Phó phòng mới. Nhưng vị này không chịu, cực chẳng đã các nhân viên phải đặt vấn đề trực tiếp. Lúc này vị Viện phó kiêm Trưởng phòng lại chạy đến rỉ tai nhân viên sáng giá nhất cho vị trí Phó Phòng rằng : Anh nhường cho em, chứ em chưa xứng đáng. Cậu nhân viên tức quá sau này khi được anh em và Lãnh đạo Viện đề cử đã từ chối thẳng thừng. May mà sau này mọi chuyện đều êm thấm. Đây cũng là kiểu '' của người phúc ta '' biến dạng (giữ nhưng không giữ được), không cảm ơn là đúng.


            &nb sp; Cho nên tôi nghĩ lời các cụ nhà ta đã dạy : cách cho ''quà'' còn quan trọng hơn '' quà '' luôn luôn đúng. 


 



04/08/2011 13:23:32

John và Jack là hai thằng bạn thuở hàn vi. John kém Jack 7 tuổi nên chúng vẫn xưng hô anh/em với nhau. Do những khúc ngoặt của định mệnh, sau gần 30 năm hôm nay bọn chúng lại cùng cơ quan. Do sự phấn đấu nỗ lực không mệt mỏi, Jhon đã là "ông to" và UV. Chúng không xưng hô anh/em nữa mà đổi thành anh/tôi. John mừng vì bạn mình cũng cố gắng. Bọn chúng cùng một hướng (Người ta thích dùng từ lý tưởng). John thu xếp cho bạn mình một "vị trí". Jack không thể chỉ nói: Tks, John. Nhưng Jack có cách khác để nói Tks. Jack lao vào công việc để cám ơn bạn mình. Bây giờ chúng có ít cơ hội và thời gian để gặp gỡ "ôn nghèo, kể khổ" "chén chú, chén anh" nữa, nhưng chúng vẫn gặp nhau. Trong câu chuyện, không chỉ về công việc, chúng vẫn có thể chia xẻ với nhau về những suy tư và khó khăn trong cuộc sống.


May thay!


Jack vẫn muốn nói, với lòng chân thành và trái tim bè bạn: Thank you, John!



Từ: HanhLM
04/08/2011 12:46:01

Em hiểu điều chị Phong muốn nói trong vẻn vẹn 4 câu của "Sỏi 6". Em xin chia sẻ với chị.


Tuy nhiên, không nói từ "Cám ơn" vì sợ là khách sáo với bạn có thể là hợp lý, nhưng không phải trong mọi tình huống.


Từ "Cám ơn" vẫn cần thiết biết bao trong cuộc sống. Nó giúp giãi bày tấm lòng của  người trao và làm vui lòng người nhận. Nó là cử chỉ văn hóa.


Em nghĩ như vậy.



Từ: LyTM
04/08/2011 12:07:16

Em đọc: Không dám! lại nhớ ngay mấy cụ già quê em. Khi em chào: Cháu chào cụ ạ! ngay lập tức cụ: Không dám! Em bảo Cụ không dám cháu cũng cứ chào. Bây giờ, cu cháu ngoại em lúc đòi gì không được, dỗi nói: cháu không chơi với bà nữa, em bảo: cháu là cháu không chơi với bà, bà là bà cứ chơi với cháu!


Bạn bè chẳng cần nói cảm ơn, nhưng em vãn muốn nói cảm ơn chị Phong, quăng ra mấy cu sỏi, vui ơi là vui mà còn sâu sắc nếu không nói là có gì đó còn thâm nho nữa, hehehe!



Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s