Văn nghệ ở KGU
Tác giả: ThuTT
Ảnh 1: Song ca Thu Hồng và Lê Thanh Bình
Những tháng năm sinh viên ở Kishinhốp, ngoài những kỷ niệm về học hành, thi cử, dân KGU ai cũng có những kỷ niệm không thể quên về hoạt động thể thao, hái táo và văn nghệ. Thể thao và hái táo đã được mọi người «bàn tán» sôi nổi rồi, nay xin phép kể về văn nghệ.
Không biết hội diễn văn nghệ của chúng ta bắt đầu từ năm nào, nhưng thời gian tôi ở KGU thì Hội diễn mùa xuân đã trở thành một phần không thể thiếu trong «hành trang» của sinh viên Việt nam ở KGU. Hội diễn được tiến hàng tối 7/3 vì 8/3 là ngày nghỉ lễ chính thức ở Liên Xô hồi đó. Trước đó, các lớp các đơn vị đã vừa náo nức vừa bí mật chuẩn bị cho ngày hội đặc biệt này. Ngoài những nghệ sĩ mà ai cũng biết là sẽ nhất định có tiết mục trên sân khấu như đơn ca của chị Liên, anh Uyển, Thu Hồng, ngâm thơ của chị Tỵ, chị Tú, những điệu múa của nhóm chị Tuyết thì dân Kis ta luôn hồi hộp đón chờ những tiết mục độc đáo, những tiết mục mà bây giờ đã qua 40 năm nhiều người vẫn không thể nào quên được. Cho đến bây giờ mỗi khi nhớ về những năm tháng ấy, tôi vẫn còn «thấy» như ngay trước mắt mình hình ảnh anh Mậu mặc váy thiên nga mỏng mảnh xuất hiện trên sân khấu. Anh Mậu người Quảng Bình, vào loại nhỉnh hơn trung bình so với anh em lớp CL77, nước da thuộc loại «đậm đà» được các chị lớp ấy «mời» đóng vai thiên nga trong vở ba lê Hồ Thiên nga nổi tiếng. Tập bí mật, các chị bí mật ra tận nhà hát Kishinhôp mượn bộ váy múa balê «xịn», vì thế cả Kis ngả ngiêng cười khi trong tiếng nhạc êm ái nhẹ nhàng «thiên nga» «bay» vèo một cái ra đến giữa sân khấu rồi ngơ ngác đứng mãi mà không thấy hoàng tử đâu vì hóa ra hoàng tử (do lớp trưởng Nghiêm Xuân Minh thủ vai) quên nhạc. Rồi cả hội trường lại ngả ngiêng cười vì sau khi loay hoay mãi không nâng nổi thiên nga, thiên nga quay sang «bế» hoàng tử rời sân khấu. Một tiếng mục khác cũng không thể quên là anh Bôi (CL) đóng áo dài, trùm khăn kín mít như bà già để che cái đầu cắt ngắn, ra trước micro «đong đưa» làm «Bích Liên» trong «Năm tấn thóc» réo rắt từ đĩa hát của Dihavia. Tiết mục «Trước ngày Hội bắn » của hai chú nghiên cứu sinh có đầy đủ nào váy xòe, ô, khèn. Chỉ đến khi «nàng» duyên dáng đưa chân ra phía trước khoe thì cả hôị trường vỡ ra vì cười bởi «nàng» mặc váy đến đầu gối nhưng lại đi tất đàn ông nên đôi chân rất «thể thao» của «nàng» gây ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ. Văn nghệ của Kis cũng làm cho tôi nhận ra nhiều người sau này. Hồi đã về làm việc ở Viện Công nghệ sinh học, có một em mới đến làm ở chỗ tôi, sau khi biết tôi học ở KGU có nói là anh rể em cũng học Toán ở Kis tên là Sĩ Thanh, tôi nói ngay có phải anh Thanh học năm ấy người Thanh Hóa phải không, và nhớ ngay hình ảnh Sĩ Thanh đọc thơ trên sân khấu Hội diễn: "Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao?” với giọng uốn lưỡi rất chuẩn chữ S. Và đến “ra sao” lần ba thì không phải là nụ cười mà là tiếng cười vỡ ra từ khán giả đang rất chăm chú và nghiêm túc lắng nghe. Hôm ở Đầm Long tôi không thể nhận ra được nhiều anh chị vì cũng đã ngót ngét 40 năm xa nhau, nhưng khi vừa nhắc tên anh Uyển thì tôi không chỉ nhớ giọng ca vàng một thời của chúng ta mà còn nhớ ngay đến Tiểu phẩm “quay cóp khi đi thi” anh diễn trong vai một cô gái váy áo duyên dáng. Cái mà đám diễn viên đứng sau cánh gà chờ ra sân khấu nhớ mãi là cảnh anh Uyển cứ phải xốc lại mãi cái áo con không biết mượn của chị nào mà khi anh “đeo” vào thì nó không chịu nằm yên tại chỗ. Có hai tiết mục văn nghệ tôi không được xem vì một diễn ra khi tôi chưa qua Kis, một thì khi tôi đã về nước nhưng tôi rất nhớ vì hay được nghe người trong cuộc nhắc đến (chứng tỏ là kỷ niệm vô cùng sâu sắc). Đấy là tiết mục “Xèo bàn tay đếm ngón tay” của “5 bình 1 lọ” biểu diễn năm 1972 và hòa tấu nhạc dân tộc của khoa Toán Lý do Nguyễn Ngọc Bình và Nguyễn Hồng Sơn dàn dựng và chỉ huy. Điều đáng nói ở dàn nhạc này là có nhiều người đến Kis mới bắt đầu học nhạc.
Dàn nhạc dân tộc Toán Lý - Hội diễn Mùa Xuân 1979
Có lẽ ít người KGU chúng ta không có cơ hội lên sân khấu dù tài năng có khiêm tốn đến đâu. Ấy là vì không biết từ bao giờ đã có lệ là khối năm thứ năm của tất cả các khoa bao giờ cũng có một chương trình riêng để chia tay với KGU. Và chí ít thì bạn cũng sẽ có mặt trong màn đồng ca không bao giờ thiếu trong các tiết mục văn nghệ của năm cuối cùng đời sinh viên.
Đã là hội diễn thì chắc chắn là phải có giải, nhưng quả thực tôi không còn nhớ giải thưởng hồi đó thế nào. Nhưng năm cuối thì tôi có được một phần thưởng “Thành tựu trọn đời” vì những đóng góp cho phong trào văn thể mỹ của KGU (thực ra thì chỉ có văn nghệ và báo tường thôi vì thể thao thì tôi cực kém và tôi gọi là “Thành tựu trọn đời” vì từ bấy đến nay tôi không còn được bất cứ phần thưởng nào nữa). Phần thưởng là một món đồ chơi nho nhỏ hình một chú gà trống đang ngoác miệng ra hát/hét/ gáy (tùy bạn chọn). Về Việt nam tôi treo nó trước bàn làm việc để nhớ rằng ở KGU ngay cả những “nghệ sĩ “ tài năng hạn chế nhất như tôi, như nhiều bạn cũng có thể đem lại tiếng cười sảng khoái cho mọi người và quan trọng nhất là góp phần làm nên “những năm tháng không thể nào quên”.
P/S: Sau Hội diễn , ngày 8/3 văn nghệ vẫn tiếp tục nhưng không phải trên sân khấu của Dom cultura mà ở từng lớp, từng nhóm. Các bạn xem ảnh sẽ thấy.
Ảnh 2: Dàn đồng ca của khóa 1978 Ảnh 3 và 4 : Năm thứ năm khóa 1978 với vở kịch “Những người bạn trẻ của tôi” Ảnh 5: Hậu Hội diễn
Ảnh 6 : 8/3 cuối cùng tại KGU của lớp OB 78. Người cầm ghita là Trần Văn Chương (đã mất)
Người post: NgocBQ
Ngày đăng: 07-09-2011 22:10
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |