KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ năm 06 Tháng mười. 2011

"Mời Xem Ca Trù"




Tác giả: ThucPT

Cơn bão số 5 đã tan, con bão mới lại bắt đầu đổ bộ vào.... Tôi cứ lo cho "Mời xem ca trù " lại phải hoãn lại lần nữa.

Theo lời mời của anh ChâuHM - nhà tài trợ chính của Giáo phường ca trù Thăng Long (từ năm 2003 anh đã tài trợ cho các cơ sở ca trù),18h00 ngày mồng 5/10/2011 ACE  kgu đã có mặt tại 87 Mã Mây để dự Lễ Khai Trương địa điểm mới của  Giáo phường ca trù Thăng Long.

Ca trù là một lối hát của đồng bằng Bắc bộ, có dùng thẻ để thưởng cho người đàn hát.

Theo tự điển Hán nôm thì chữ "Ca" nghĩa là hát, còn chữ "Trù" nghĩa là cái thẻ, trên cái thẻ có ghi số tiền thưởng ngay cho người đàn hát trog lúc biểu diễn thay cho việc đưa trực tiếp bằng "tiền mặt" (các cụ xưa thật lịch lãm tế nhị). Đến cuối buổi diễn thì căn cứ vào số thẻ mà tính ra tiền để trả cho người biểu diẽn. Vì thế có tên gọi là Ca Trù.

Tới dự Lễ Khai Trương địa điểm mới của  Giáo phường ca trù Thăng Long hôm nay có các cây đại thụ trong nền âm nhạc VN như cụ Trần Văn Khê, cụ Nguyễn Phú Đẹ, cụ NGuyễn Thị Chúc. Tôi rất may mắn vì đc hầu chuyện các cụ.

"Đoàn ở nhà" với cụ Trần Văn Khê

Ca trù hay còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu ... là một loại hình nghệ thuật độc đáo của ông cha để lại , rất phổ biến từ đầu thế kỷ 20 trở về trước và đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại vào năm 2009.

Cho đến bây giờ Việt Nam đã có 4 di sản văn hóa ( Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh và Ca trù) được UNESCO công nhận, riêng ca trù đc xếp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần đc bảo vệ khẩn cấp. Trong 4 di sản này, tôi chỉ biết mỗi làn điệu Quan họ bởi vì nó rất bình dân dễ hát.

Anh Châu cho biết, có một vài câu lạc bộ ca trù, như CLB ca trù Thăng Long, CLB ca trù Hà Nội .....nhưng câu lạc bộ ca trù Thăng Long là CLB đi tien phong trog việc đưa nghệ thuật ca trù "trở về" với cội nguồn .

Anh giới thiệu, câu lạc bộ ca trù Thăng Long do nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ  và nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc  thành lập ra cách đây 5 năm (2006) , các cụ đều ở tuổi gần 90. Hiện nay đào nương Phạm Thị Huệ  làm chủ nhiệm CLB này.

CLB có chương trình biểu diễn phục vụ khách vào tất cả các ngày và truyền dạy ca trù vào chiều Chủ Nhật . Hôm nào trời đẹp thì "Đoàn về nguồn" với "Đoàn ở nhà" cùng nhau đi xem ca trù nhé.             

Ca trù là một loại nhạc "thính phòng"  -  không gian biểu diễn nhỏ, số người biểu diễn rất ít chỉ có 3 người với 3 nhạc cụ đặc biết:

1-Một nữ ca sĩ, gọi là đào hay ca nương sử dụng bộ phách gõ.

2-Một nhạc công nam, gọi là kép, sử dụng đàn đáy.

3-Người thưởng thức, gọi là quan viên, đánh trống  chầu .

Anh Châu tiếp, hát ca trù rất khó - phải hát từ bụng (lấy hơi từ bụng), cho nên người hát ca trù phải tập khí công thì mới hát đc. Hát kô đc há miệng to.

Thưởng thức ca trù là cả 1 nghệ thuật và cũng phải học. Thưởng thức ca trù là thưởng thức thơ và nhạc. Người đi nghe phải thuộc thơ. Thơ và nhạc phải quyện với nhau đến từng chi tiết, phức tạp tinh vi để rồi tạo thành 1 hồn nhạc thăng hoa làm say đắm lòng người.

Ngoài trời vẫn mưa, mưa rả rích suốt mấy ngày liền,nhưng trog không gian nhỏ hẹp này, khách tây khách ta đứng ngồi hết chỗ .

"Đoàn ở nhà" đang xem ca trù

Các ca nương xinh đẹp trẻ trung thướt tha trog tà áo dài mêm mại đi mời khách uống trà và ăn bánh đậu xanh. Vừa nhâm nhi chén trà Việt với bánh đậu xanh thơm ngon, lòng chúng tôi ấm áp. "Đoàn ơ nhà" thầm hỏi,  "Đoàn về nguồn" có tiếc "Mời xem ca trù " không nhỉ.

Sau chương trình biểu diễn, ACE kgu cùng với các cây đa cây đề và Giáo phường ca trù Thăng Long đi "giao lưu" ở 57 Hàng Buồm.

"Đoàn ở nhà" ăn chơi vui vẻ ở 57 Hàng Buồm

Anh Châu lần lượt giới thiệu với chúng tôi: Cụ Trần văn Khê năm nay 91 tuổi nhưng đầu vẫn minh mẫn với trái tim nghệ sĩ yêu đời. Cụ đọc thơ cho chúng tôi nghe, LýTM phụ họa - rất hay.

Cụ Trần văn Khê và đào nương Phạm Thị Huệ

Cụ kể, năm 1976 cụ đc UNESCO cử về VN để nghiên cứu ca trù, năm 1978 cụ đã ghi băng toàn bộ về nghệ thuật ca trù gửi về. Cụ nói, gia đình cụ đã 4 đời theo nghề  đờn ca tài tử,nhưng khi học ca trù thì ca trù làm cụ say mê luôn. Cụ nói trên thế giới duy nhất chỉ  ở VN mới có ca trù.

Anh Châu giới thiệu tiếp , cụ Nguyễn Phú Đẹ - là ông trùm , là người còn lại duy nhất và là  một trong những kép đàn đáy số 1 của Việt Nam, trình độ chơi đàn của ông đạt đến độ tuyệt kỹ. Cụ Đẹ  "khoe", tôi biết cả 4 thứ: cả đàn , cả hát, đánh trống , gõ phách. Ngày xưa tôi chỉ cần "đàn" lên là các cô theo về ầm ầm. Chị Lan CL77 cười hỏi thế cụ có bao nhiêu cô tất cả.Cụ cười, chính thúc thì có 3, còn cũng "khớ" . Cụ tự hào kể gia đình cụ đã 3 đời ca trù, ca trù chỉ dành cho giới quý tộc và biểu diễn trog cung đình thôi. Ngày xưa gia đình cụ làm kô hết việc, phải thuê thêm người. Cầm bàn tay  người nghệ nhân 87 tuổi mà tôi cứ ngỡ là bàn tay của 1 thanh niên 40 - nó mượt mà, trẻ trung, khỏe mạnh. Ai cũng tấm tắc khen tai cụ  rất "trẻ". Tay và tai là 2 cơ quan chính của nghệ thuật âm nhạc. Cụ nói, dạy xong lớp ca trù này thì cụ về nhà - quê cụ ở Hải Phòng.

Ông "Trùm" đàn đáy Nguyễn Phú Đẹ và học trò Phạm Thị Huệ

Gần đây cụ đã truyền ca trù cho 60 người, trong số đó có 2 học trò cụ ưng nhất là chị Huệ và anh Hoàng.

Anh Chau cho biết ca nương Phạm Thị Huệ là 1 trong 3 người VN vừa mới đc thế giới tôn vinh là NGhệ nhân hát nhạc truyền thống. Chị là học trò xuất sắc của 3 bậc nghệ nhân là cụ Trần văn Khê, cụ Nguyễn Phú Đẹ và cụ Nguyễn Thị Chúc. Chị học trường nhạc dân tộc,nên chị chơi thành thạo nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Đàn Tỳ Bà là chuyên ngành chính của chị.Chị là tay chơi đàn Tỳ Bà đc xếp vào loại nhất nhì. Quê chị ở Quảng Ninh,hiện nay gia đình chị sống ở Hà Nội. Tài năng và sắc đẹp dịu hiền của chị khiến tôi thỉnh thoảng phải ngắm trộm. Chị còn dạy chúng tôi cách ngâm thơ nữa. Đúng là  tài sắc vẹn toàn.

Bà "Trùm" Nguyễn Thị Chúc hát ca trù từ trước năm 1945, nay cụ 85 tuổi nhưng giọng ca của cụ vẫn trau chuốt điêu luyện. Chị Huệ kể, nhiều lần cụ định từ chôi kô đi biểu diễn vì mệt và nhà xa, nhưng đc sự động viên của Giáo phường cụ lại đi (quê cụ ở Hà Tây) ,khi về lại thấy khỏe thêm ra, hết cả ốm (vì đc tập khí công).

Bà "Trùm" ca trù Nguyễn Thị Chúc

Chúng tôi còn đc thưởng thức 1 làn điệu ca trù do "đào nhí" Nguyễn Huệ Phương 12 tuổi, con gái đào nương Phạm Thị Huệ biểu diễn. Cháu đang học lớp 7 trương Lương Thế Vinh hà Nội.

Đào nhí Nguyễn Huệ Phương 12 tuổi

Phương mang con "Đô" 2 tháng tuổi đi theo. Nó bé tí tẹo, cho nó ăn bằng "cơm nhá", con Đô lông mầu nâu đen - trông yêu lắm.Chị Bình OB79 cứ hít hít nó mãi.

Chị Lan CL77 và chị Binh OB79 với con Đô

 "Đoàn về nguồn" thấy "Đoàn ở nhà"  cũng  " tụ tập" ,ăn chơi vui vẻ không. Đến rất khuya "Đoàn ở nhà"  mới chia tay nhau ,riêng 2 mẹ con Ngọc luật 94 thì về trước 1 chút vì cậu con trai đang ở nhà 1 mình.

"Đoàn ở nhà" tụ tập vui vẻ

Tất cả chúng tôi ra về trong đêm mưa tầm tã, nhưng kô quên đc các ca nương trông đằm thắm trong những tà áo dài, đầu vấn tóc đuôi gà, vừa đàn vừa hát một cách say sưa. Vẻ đẹp ấy mang đậm nghệ thuật ca trù và đậm đà bản sắc của người Việt.

Các ca nương biểu diễn

Tuy có nguy cơ bị thất truyền, nhưng ca trù đang đc  phục hồi  nhờ các bậc nghệ nhân, các đào các kép có tâm huyết với ca trù, nhờ vào sự tài trợ của các cá nhân , các tổ chức trog và ngoài nước, nhờ những thính giả yêu mến ca trù . Đây chính là nguồn "sinh lực" để ca trù trở lại -  cụ Trần Văn Khê nói.

Ngay từ phần mở đầu buổi biểu diễn, tôi không quên lời phát biểu ý nghĩa sâu sắc của anh Châu: "chúng ta không biết quý những di sản của ông cha, khi nó được thế giới công nhận thì mới biết nó quý, nhưng không biết quý để làm gì."

ACE kgu đi nghe ca trù hôm nay cũng là để chung tay góp phần giữ gìn, bảo tồn nền âm nhạc truyền thống của dân tộc .

 


Người post: ThucPT

Ngày đăng: 06-10-2011 20:08






Xem 1 - 10 của tổng số 19 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: NgocNT
10/10/2011 08:28:16

Bây giờ ngồi trên lớp em mới có thời gian để vào còm! Cám ơn chị Thục đã có bài viét thật chi tiết và hay! Thật tiếc là em và con gái không ở lại đến khuya được! Nhiều khi đúng không phải bao giờ người ta cũng làm được những điều người ta muốn! Tất nhiên đầu tiên phải cám ơn anh Châu đã giành cho Hội KGU một buổi tối đầy thú vị! Cứ nghĩ buổi tối hôm ấy mưa thì không được hay lắm, ấy vậy mà ngồi nghe ca trù trong lúc tí tách mưa rơi ngoài hiên mà lại hoá hay hơn mọi thứ trên đời! Nghe xong em cũng muốn ca luôn các anh chị ạ! Thật sự mà nói, mọi kiểu hát em đều thử rồi, kể cả tuồng, nhưng chưa bao giờ thử hát ca trù! Có lẽ anh Châu lại phải tổ chức một buổi "tìm giọng ca trù" tiềm ẩn trong dân chúng , mà trước hết là trong KGU thôi!


Em cứ nghĩ hát ca trù phải là những người có tuổi chứ không phải trẻ như các ca nương của Ca trù Thăng Long! Đúng là chưa hiểu gì, các anh chị nhỉ!


@Chị Lý ơi! Em chịu thôi! Không thể nào "xuất" thơ được như chị đâu! Chị cố gắng ra vài bài cho các ca nương thời hiện đại nhé!



Từ: ThoaNP
09/10/2011 23:08:47

Mình thấy cách giải thích nghĩa "ca trù" của Lý thật độc đáo và cực kỳ hợp lý!



Từ: ThucPT
09/10/2011 22:05:43

Chị ủng hộ ý kiến của Bình và Châu - nhờ các đào nương hát.



Từ: ChauHM
09/10/2011 17:21:39

Hôm nào mang thơ chị Lý cho các ca nương hát thử,


Nếu được thì hay quá.


Ca trù không có nhiều bài, vì rất ít người sáng tác thơ cho ca trù.



Từ: BinhLT78
08/10/2011 22:35:34

@ Cảm ơn em Châu HM đã cho chúng tôi (mang tiếng là được sinh ra và lớn lên ở Hà nội, chẳng gì cũng đã hơn nửa thế kỷ) được thưởng thức một buổi tối tuyệt vời, trong một không gian âm nhạc rất đặc biệt. Hôm ấy chúng tôi vừa được xem, được nghe, được ăn và được nói ngay trong lòng phố cổ của Hà nội. Cũng nhờ có buổi đi xem ấy, lần đầu tiên tôi mới "chạm" được "ca trù" và cũng mới "cảm thụ" được cuộc sống của "phố cổ Hà nội" buổi tối như thế nào. Chúng tôi có cảm giác như đang sống lại "không gian của Hà nội xưa" từ ngôi nhà, bài trí đồ vật và những nghệ nhân, nghệ sĩ cả nam và nữ diễn ca trù ăn vận áo dài rất đẹp, thuần khiết , trang nhã theo kiểu truyền thống.


@chị Thục  CL77: Cảm ơn chị , nữ "phóng viên" tuyệt vời đã ghi lại những hình ảnh đẹp và làm phóng sự cũng rất pro.


@ Em LyTM: Chị đang chợt nghĩ không biết những bài thơ của em có thể hiện được bằng "ca trù" không nhỉ? Vì chị thấy rất hay và lời thơ cũng "na ná" như lời những bài ca trù mà Châu HM vừa gửi.



Từ: LyTM
08/10/2011 21:59:49

Đào nương


Một đòi em, một đòi tôi,


Đi theo giọng hát, dáng ngồi của ai!


Hát cho bể rộng sông dài,


hát ra vực thẳm, dựa vai núi rừng,


trắng trong giọng ca em lừng,


Nồng nàn, nhịp phách, nhịp dừng, nhịp khoan,


Trải dài theo mãi không gian,


Bao trùm vũ trụ, em mang tôi về,


Lời ca buổi đó, vương mê,


Em đem trải khắp đường về của tôi,


Nốt đàn em vẽ tơ rồi,


Ngân tim tôi, một nẻo trời vương tơ,


Nào đâu mây khuất, sương mờ,


Nào đâu trăng ló, cánh cò đang chao,


nào đâu cái giải yếm đào,


nào đâu khăn lụa, vướng vào vai ai,


Nào đâu nhịp trống rơi hài,


Nào đâu gió thoảng, nhắn ai bên thềm,


Ca trù, lời ca êm đềm,


Bao tơ cuốn chặt tôi thêm khó về,


Sẵn đây xin hỏi chân quê,


Ai xui ca nữ làm mê hồn người!






 



Từ: ThucPT
08/10/2011 21:09:24

Chùa Hương giới thiệu chữ "trù" là "bếp" là không sai. Thiên Trù là "Bếp Trời" hoàn toàn chính xác. Lí đã biết được chữ "trù" có 2 nghĩa rồi:bếp và thẻ.Chữ Lý, Lí cũng có kha nhiều nghĩa đấy - đồng âm khác nghĩa.



Từ: LyTM
08/10/2011 16:31:51

Các ACE nếu có đi nghe ca trù nên in thơ ra rồi nghe mới được, không có lời không hiểu đâu! Chắc chắn là không hiểu ngay, còn sau dăm lần nghe thì có thể.


LyTM đã từng hiểu nhầm về nghĩa của hai chữ ca trù. Rất nực cười! Buồn cười là mình cứ phiên theo nghĩa mà không xem từ điển. Ca thì rõ rồi còn "trù" cứ tưởng "bếp" vì ai đã đi chùa Hương thấy Chùa Thiên Trù được giới thiệu " Bếp Trời" rồi chứ? vì vậy, với tâm hồn ẩm thực rất phong phú, LyTM tôi nghĩ ngay đến "Ca Bếp"! vì có 3 người mà 1 nữ- Đào nương, 2 nam- một kép, một quan viên! thế có đáng ngượng không chứ! còn các âm thanh trong Bếp cũng phong phú chả kém, ai cũng có que cời lửa, vừa nấu vừa khe khẽ hát vớ vẩn vừa cời lửa, vừa gõ nhạc theo cách của mình, cộng hưởng tiếng lửa reo bập bùng, nhảy nhót, tiếng nước sôi, nồi cơm sôi, tiếng nổ lép bép của những hạt thóc còn sót, mùi thơm của rơm, rạ, của hơi lửa nồng, của gạo đang sôi, của mướp hương đang sôi,...Tha thứ cho tôi đã cố tình viết ra đây, vì chuyện của 3 ông đầu rau trong bếp ngày xưa! mà tôi nghĩ hát trong bếp cũng chỉ được nho nhỏ, không được mở to miệng vì tàn tro bếp bay ngay vào miệng đấy! hi hi! Các ACE đi nghe ca trù đi nha! khi ăn bánh đậu xanh và uống trà sen, hưởng hương vị trầm thơm nhè nhẹ,...cảm giác hơi hoang mang và lãng đãng hãy nhớ về cái bếp ngày xưa!



Từ: HuongLH
08/10/2011 13:39:09

Thục ơi,


Rất tiếc là mình đã không thể tham gia "nghe" và "xem" ca trù được vì bận việc nhà quan trọng. Tuy nhiên, đọc xong bài của Thục mình cũng chút chút cảm nhận được sự tinh tế và đặc sắc của ca trù qua đó một phần nào hiểu được ý nghĩa và biết về lịch sử của nó song để hiểu được cặn kẽ thì chắc là khó lắm, bởi phải biết thưởng thức thơ và nhạc là hai lĩnh vực mình đều dốt đặc. Bố mình hồi trước cũng rất thích ca trù và kể rằng ông nội mình ngày xưa hay đi xem hát cô đầu, nhưng quả thực mình ít để tâm để tìm hiểu cho rõ. Cám ơn Thục đã có bài viết chia sẻ về ca trù, một loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.


 



Từ: ThucPT
07/10/2011 20:56:39

Hôm khai trương, anh Châu nói, đi nghe ca trù phải thuộc thơ. Tôi chưa hiểu hết ý.Bây giờ đọc lời của mấy bài ca trù mới thấm cái hay của nó - kết  quyện tinh vi giữa thơ và nhạc. Ca trù lại sử dụng những bài thơ đủ thể loại của những nhà thơ nhà văn tài giỏi như Đỗ Phủ, Nguyễn Du......Ca trù rất độc đáo.




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s