KGU News >>Người KGU >>Chúng ta
KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 03 Tháng mười hai. 2011

NHỚ VỀ CON ĐƯỜNG XƯA




Tác giả: MinhCK

NHỚ VỀ CON ĐƯỜNG XƯA

 

Trong những dòng tự sự “về nguồn” của rất nhiều người ở hội KGU tôi thấy đều có cùng một suy nghĩ, một niềm nhớ nhung, một hoài niệm về những cái đã qua của một thời sinh viên, của một thời nhớ về nơi xa lắm ấy. Trong các “còm” cho bài “Về nguồn 4” của HT Ngọc BQ tôi tình cờ đọc được một bài thơ hay, bài GỬI CON ĐƯỜNG XƯA. Bài thơ là của chị ThuTT, chắc vừa rồi chị cũng về nơi ấy. Bài thơ của chị đã làm cho tôi và một số độc giả bị “sốc” mạnh, nhất là những người đã qua đi một thời tuổi trẻ ở đó. Đây là bài thơ hay, nhiều hình ảnh, đầy ấn tượng, gây cảm xúc, buộc người đọc phải suy nghĩ về cái thời mà chẳng biết gì ngoài việc học và học. Vì thế mở đầu bài thơ chị đã nói:

 

Ơi con đường ngày xưa ta tới lớp

Con đường ta qua suốt tuổi hoa niên

 

Trong tiếng Nga Дорога hay путь đều là những con đường, nhưng ở đây tôi lại hiểu chị không chỉ nói về con đường theo nghĩa đen đơn giản như thế. Đó là con đường dẫn ta đến tri thức làm người, con đường của sự nghiệp vẹn toàn ngày hôm nay đã có công lao của các thầy, cô ngày hôm qua. Biết bao những người trong chúng ta đã đi qua con đường ấy, đã trở thành các tiến sỹ, tiến sỹ KH, các giáo sư, phó giáo sư và rất nhiều người khác đã thành đạt đều đã đi qua con đường ấy - con đường đưa chúng ta vào đời. Chị cũng đã tâm sự trong comment của mình là: Một con đường mà rất nhiều người trong chúng ta không nhớ tên nhưng không bao giờ quên. Những ngày về lại Kishinhốp tôi đã "Gửi con đường xưa" nỗi nhớ của mình.

 

            Nỗi nhớ đưa chị trở về với từng viên đá lát đường thân quen / rất có thể trên từng viên đá lát / rất có thể trên từng góc phố…đã để lại cho chị những kỷ niệm không quên với dấu chân ta đâu đó vẫn còn / phải là con người nặng lòng lắm với quá khứ và hình như chị đi một mình trên con đường đó để chiêm nghiệm, hồi tưởng và hình dung xem cái lần сuối tháng февраль hay đầu tháng МарT năm xưa ấy khi băng đang tan lại gặp một đợt lạnh bất ngờ làm băng đóng lại cứng và trơn rất lâu, đi trên nó không cẩn thận sẽ ngã và mình đã ngã ở nơi nào đây nhỉ. Chị tự hỏi mình hay hỏi ai.

 

                        Rất có thể góc đường băng vẫn cứng

                        Ta lại trượt chân vì vội vã trễ giờ

 

          Đi trong mông lung ấy chị đã nghĩ đến đoạn đường nào mình đã đi qua, nhưng mọi cái đều không chắc chắn lắm, dường như chị cho phép mình được giả thiết ngay với bản thân mình để rồi trong ngay câu sau đó chị lại tự mình trả lời cho mình. Thời bấy giờ chắc chị là con người trách nhiệm lắm cho nên chị chỉ chú tâm vào việc học, vội đến nỗi bị ngã đấy nhưng không nghĩ đến đau hay không mà chỉ sợ trễ giờ học. Chữ “lại” đặt vào trong câu này rất đắt, nó nói rằng sự trượt chân này không phải một lần. Chữ “lại” đã nói lên tất cả sự nhọc nhằn của những người đã từng đi học nước ngoài thời đó. Đi tiếp nhận khoa học, đi tìm con chữ văn minh trong cuộc sống, đi học làm người và để thành người. Cái vất vả thiêng liêng của thời đi học đâu chỉ có thế, nó còn phải đổi bằng nỗi khổ xa nhà, xa gia đình, xa Tổ quốc.   

           

Tôi muốn dùng cụm từ “vất vả thiêng liêng” để nói về những năm tháng nhọc nhằn đi lĩnh hội “Khoa Học” ở nước ngoài. Cuộc sống có thể đầy đủ hơn những người học trong nước, nhưng đổi lại họ phải chịu đựng đớn đau về tình cảm rất nhiều. Nỗi đau thể chất có thể chữa được, nhưng trong tất cả những nỗi đau thì nỗi đau về tình cảm nó vất vả, nhọc nhằn và dai dẳng nhất. Ở đâu đó chị đã nhìn thấy sự ấm cúng, sum họp gia đình, rồi sau đó chị mới vận vào mình và thảng thốt:

 

Sau khung cửa cảnh gia đình đầm ấm

Ta nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ em.

 

Bài thơ có 4 khổ nhưng có tới 3 khổ chị giả thiết cho mình;

 

 Rất có thể chiếc lá chiều qua rụng / Rất có thể tháng năm không chảy nữa / Rất có thể trên từng mét phố…và rất nhiều cái rất có thể nữa.

 

Chị lại đưa mình lạc vào cõi hư vô của người đang mơ mộng để rồi trong câu thơ với đầy những nhớ thương ấy một hoài niệm về một thời xa nhà đi học đã ẩn dụ trong bài thơ của mình:

 

                   Rất có thể chiếc lá chiều qua rụng

             Ta để quên đâu đó giữa trang thơ….

          ….Rất có thể tháng năm không chảy nữa

            Chỉ còn ta trong chiều muộn đứng nhìn….

          …Rất có thể trên từng mét phố

                vẫn còn nguyên nước mắt nụ cười….

 

Chia tay tuổi thơ, chia tay thời sinh viên với rất nhiều kỳ thi, bài tập lớn, luận văn tốt nghiệp, chia tay bạn bè bao giờ cũng buồn, nhiều khi buồn đến ngẩn ngơ cả người. Tôi không chắc chị đã có những mối tình nào ở đó chưa, nếu chưa thì chị phải là người đa sầu, đa cảm lắm mới viết được như thế. Còn nếu đã có rồi thì những khi đi chơi họ chưa dám dắt tay nhau, đi xa nhau ra một chút và cúi gằm chắc đã đếm được từng viên đá lát trên đường, từng vết trượt chân ở đâu đó và có thể vào chỗ nào đây. Hay chị đã nói hộ mọi người rằng tại gốc cây, quãng đường, chỗ ngoặt nào đó … chúng mình đã gặp nhau, đã đi bên nhau thời sinh viên đó, để bây giờ tìm lại như một giấc mơ. Có thể tình yêu thời sinh viên chỉ có thế, rồi mỗi người lại đi một nơi để rồi lại nhớ về nhau, kể về nhau sau những lần gặp lại. Tôi còn nhớ đâu đó hai câu thơ của một nhà thơ nào đó cũng nói đến tâm trạng này:

 

                   Bạn đã đến đây một lần rồi

            Tựa thành cửa sổ không vào chơi

 

Tình yêu tuổi học trò là như vậy đó, thật thanh khiết, trong sáng. Đến chơi đấy nhưng rồi lại sợ (chẳng biết vì lý do gì) không dám vào. Suốt những năm tháng của tuổi học trò, thời sinh viên đã lần nào chị rơi vào trạng thái tình cảm này chưa, nhưng với bài thơ của mình đọc lên chỉ vài phút thôi, chớp nhoáng thôi chị đã “găm” được cảm xúc vào người đọc thơ chị, nó như hình bóng của chị trong trí nhớ của họ. Chị đã đưa họ về với những kỷ niệm vui, buồn của ngày nào trong "thành phố trắng" thân yêu bởi:

 

           Rất có thể trên từng mét phố

          Vẫn còn nguyên nước mắt nụ cười

 

Đây có lẽ là bài thơ thứ hai (sau bài đưa con đi thăm thành cổ Quảng Trị) của chị tôi được biết, được đọc trên mạng KGU. Có thể xem đây như những “câu” nhật ký “về nguồn” vì nó đã vẽ lại, nhắc lại tất cả từ con đường xưa tới lớp, từ những viên đá lát, dấu chân, mét phố…tưởng chừng rất nhỏ nhoi trong mỗi ngày, mỗi tháng, năm qua, từ  chiếc lá chiều qua rụng đến tháng năm không chảy nữa đều là những ấn tượng, những xúc cảm chân thành như thế nắm bắt được và cả trừu tượng về vùng đất xa xôi, nhưng vô cùng thân thương, yêu quí. Từ đó giúp chị qua biết bao thăng trầm của cuộc sống trên đất nước thân yêu của mình vẫn luôn nhớ:

 

                 Để hơn ba mươi năm sau trở lại

               Ta thấy mình nguyên vẹn tuổi hai mươi

 

Chúc chị mãi mãi tuổi hai mươi để nhớ, để thương, để ấp ủ những kỷ niệm về vùng đất xa ngái nhưng rất đỗi  yêu thương trong suốt cuộc đời của chị và của biết bao người bạn đồng môn, đồng trường khác. Chúc các bạn dù ở đâu, lúc nào cũng nghĩ được rằng: Dù sao Kishinhốp vẫn thân thương nhất ./.

 


Người post: MinhCK

Ngày đăng: 03-12-2011 16:04






Xem 1 - 10 của tổng số 17 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest Nhà phê bình nổi tiếng
04/10/2014 14:05:57

tạm



Từ: Guest dhhy
04/10/2014 14:04:15

ihucvyvughvuixvheutgfigyvuitodvheupfgbyh



Từ: Guest gjfhfvhvhvgfhgvh\
02/10/2014 20:32:49

hghvhvhvh


 



Từ: Guest to huu
02/10/2014 20:32:24

deo dai ai ma them chep lam nhu ngu dan tau dai 1000000 trang te ma tan 9000009099999 quyen vo lam van chua du can phai them 573676256154756122 quyen vo nua ngan nhu con kien bi chet ,ai chap!


 



Từ: Guest to huu
02/10/2014 20:29:29

deo hay ai ma chep noi




Từ: LamNM
06/12/2011 19:11:04

Chào anh Kỳ Minh! Em nhận thấy con rể KGU người nào tên là Minh cũng đều đa t.... cả.



Từ: HuyenBT
05/12/2011 06:00:14

em lai gui lan nua, xem co duockhong



Từ: NghiPH
04/12/2011 23:14:44

Chị Bích Chi ơi! Đôi mắt xanh em dùng trong còm này là nói về sự tinh đời, sự tươi trẻ, sự đằm thắm, mát lành của người bình thơ đấy ạ.



Từ: HanhLM
04/12/2011 21:42:06

Xin chào "Ngài đại tá bình thơ", anh quả là một thành viên KGU hết lòng vì Hội. Bài thơ của chị Thu đã nói hộ bao nhiêu người KGU tình cảm da diết với mảnh đất Moldova - Kisinhop, với những con đường in dấu chân của hơn 2000 ngày ngược xuôi tới trường. Và anh Kỳ Minh đã cảm và chuyển tải được đến người đọc tất cả những điều đó. Cám ơn anh Minh nhiều lắm. 



Từ: ChiNB
04/12/2011 20:45:31

Đúng là bài thơ của ThuTT động tới nỗi nhớ của bao nhiêu người KGU, thơ hay và người bình thơ cũng giỏi quá.


@ NghiPH: buồn cười lời còm của Nghị quá "Nhà thơ có bài bình thơ hôm nay có đôi mắt xanh ...", người bình thơ này không phải là người Việt à ?




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s