CẢM NGHĨ VỀ HỘI KGU NHÂN SỰ KIỆN Studentkgu.vn HOẠT ĐỘNG
Tác giả: TanhVH
Các anh chị, các bạn KGU thân mến.
Nhân sự kiện trang web của Hội ta ra đời, các anh chị và các bạn đã có những lời cảm ơn chân thành tới Hội trưởng Ngọc, đồng thời là người đã có công xây dựng nên Hội KGU và trang web của anh chị em chứng ta.
Việc thành lập Hội SV&NCS KGU đúng là một sự kiện tôi cho là quan trọng trong đời sống tinh thần của những sinh viên và nghiên cứu sinh đã từng học tập tại KGU. Như tôi đã có lần tâm sự, trước đây một số anh chị em và các bạn KGU đã có ước muốn tổ chức Hội của những người Việt Nam đã từng học tập tại KGU. Tôi và một số bạn cũng đã tìm đến những người có "máu mặt" của các thế hệ trước để đề nghị thành lập, nhưng tiếc thay, do điều kiện và hoàn cảnh lúc bấy giờ klhoong ai chịu nhận trách nhiệm. Còn anh em chúng tôi là "thảo dân" nên cũng không dám vì sự "tự ti" vốn có trong con người Việt như là một "truyền thống", kết hợp với những hoàn cảnh và điều kiện kinh tế lúc bấy giwof là tất cả chúng ta "cắm đầu, cắm cổ" đê "cống hiến và mưu sinh". Cũng vì vậy mà các khoa, các khóa chỉ biết đóng cửa giao lưu với nhau. Tất nhiên trong chúng ta, do vị trí công tác, do địa lý chổ ở, trụ sở cơ quan hoặc quan hệ "giây mơ, rễ má" nên khác khoa, ngoài khóa thỉnh thoảng có gặp nhau, khi thì trên đường đi làm việc, khi thì tại nơi làm việc, khi thì tại nhà ở, khi thì tại quán nhậu...và khi gặp nhau cũng chỉ dăm điều, ba câu chào hỏi tình cảm nhưng cũng là "ngoại giao" thuần túy. Lúc bấy giờ chúng ta tuy cùng ở "một lò đào tạo" mà ra nhưng không có sự liên hệ gắn kết trong cuộc sống và tình cảm. Tôi nhớ lại, khi tôi bị bệnh, được bác sỹ chỉ định phải chạy "điện não đồ", vào Bệnh viện Bạch Mai, khoa thần kinh thì người làm "điện não đồ" cho tôi lại là em Minh (Sinh vật 1975), khi sang Trung tâm thông tin Bộ KHCN thì lại gặp em Lan (Hóa 1977), khi lên Trung tâm sinh thái- tài nguyên Viện KHCN thì gặp Phương Thảo (Sinh vật 1976), hay sang Trường Dược lại gặp vợ chồng Pha-Hạnh (Sinh vật 1976). Đặc biệt, năm 1980, có em gái tốt nghiệp tại Liên Xô về nhận công tác tại cơ quan tôi, tôi cũng không quan tâm là học ở trường nào, chỉ biết là dân ở Liên Xô về thế là được. Mãi tới gần đây , khi lên danh sách khoa sinh vật KGU thì cả hai vợ chồng tôi (ví sau đó chuyển về công tác với vợ tôi, cũng là dân KGU, mà lại cùng chuyên ngành) mới biết em là "Người KGU"- đó là trường hợp Trần Thị Bích Hà (Sinh vật 1980)... Như trường hợp em Đại tá Tuyết, gặp nhau trong bữa tiệc tại một cuộc hội thảo ở Tp. HCM, chỉ biết là dân ở Nga về, đến nay mới biết cũng là dân Sinh vật KGU. và còn bao nhiêu trường hợp gặp khác nữa đối với các anh, các chị và các bạn khoa Hóa, Lý, Sinh các khóa khác. Nói như vậy, các bạn khoa Toán, Luật, Kinh tế thông cảm vì thời kỳ chúng tôi chưa có các bạn học ở các khoa này.
Nhân đây, tôi muốn xin nhăc lại một kỷ niệm về một "Người KGU" sống chung một phòng ở Kishinhop và sau này về cùng làm việc với tôi trong 2 năm. Đó là Hoàng Văn Tư (Sinh vật 1975). Đó là một con người vui tính, hăng hái, nhiệt tình. Hai anh em chúng tôi cùng làm việc và sinh hoạt một phòng trong cơ quan, cùng nhau đi chỉ đạo giúp đỡ kỷ thuật trồng, thu hái, cất tinh dầu tạicác vùng trồng cây tinh dầu như Bạc hà, Hương nhu, Sả, Quế ở khắp các miền, kể cả miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhưng đáng tiếc, Hoàng Văn Tư chỉ sống được sau khi từ Kishinhop về được 2 năm. Tháng 8/1977, Tư ốm, gia đình ở Hà Nội không có ai, bố Tư lại bị ung thư giai đoạn cuối nằm tại nhà ở Ninh Bình, do điều kiện đi lại khó khăn nên tôi và cơ quan đưa Tư vào bệnh viện E khám và điều trị. Sau khi khám, bác sỹ thông báo cho chúng tôi biết là Tư bị ung thư gan ở giai đoạn cuối. Chúng tôi không nói cho Tư biết nhưng báo về gia đình. Gai đình Tư lại phải tập trung chăm sóc bố Tư vì ông cũng ở giai đoạn cuối. Lúc bấy giờ tôi làm công tác công đoàn và chi đoàn nên xin phép cơ quan và vận động anh chị em trong chi đoàn hằng ngày thay nhau vào giúp đỡ chăm sóc Tư trong giờ hành chính, còn ngoài giơ thì cơ quan nhờ bện viện quan tâm chăm sóc (cũng may là người trong nghành Y tế). Tư nằm điều trị được hơn 1 tháng thì bệnh tình càng nặng, không nói được, nghe kém, anh em khi có chuyện cần thi viết ra giấy. Trong lúc Tư như vậy thì cơ quan nhận được tin bố tư đã ra đi. Việc này chúng tôi cũng không giám báo cho Tư. Bố Tư ra đi cũng không được biết con trai mình cũng sắp về với ông bà tổ tiên. Tôi đã cùng một số anh chị em trong cơ quan về quê Tư để đưa tang bố Tư và ngay sau đó, sau bữa trưa mẹ Tư (mẹ kế) lại tháo khăn tang chồng cùng lên Hà Nội với chúng tôi để chăm sóc con trai. Khi có mẹ Tư lên chăm sóc, chúng tôi không trực như trước nữa mà hàng ngày vào thăm và động viên Tư thôi. Nhưng cũng chỉ được 10 ngày sau Tư ra đi. Tư ra đi vào lúc 17h15 một ngày thứ 7 cuối tháng 9/1977 (tôi lấy làm tiếc vì quá lâu nên không nhớ rõ ngày. Khi nhận được tin Tư mất, là lúc cơ quan đã nghĩ. Bệnh viện lại yêu cầu phải chôn cất Tư vào ngày hôm sau- lại là ngày Chủ nhật. Do điều kiện quá gấp, gia đình và cơ quan không thể chuẩn bị kịp lễ tang Tư, chúng tôi liền đề nghị Thủ trưởng cơ quan gọi điện cho Lãnh đạo Bộ Y tế can thiệp để có thể đưa tang Tư vào ngày thứ 2. Rất may lúc đó Cụ Vũ Văn Cẩn- Bộ trưởng đã gọi điện cho lãnh đạo bệnh viện E và bệnh viện đồng ý cho dời tang lễ sang thứ 2 nhưng với điều kiện là phải khâm liệm Tư vào ngày Chủ nhật(vì lúc bấy giờ hầu như các bệnh viện chưa có nhà lạnh để bảo quản thi hài). Cả tối thứ 7 và sáng chủ nhật anh chị em trong chi đoàn và cơ quan tập trung mua đồ để liệm Tư vào 14h ngày chủ nhật. Vì là ngày chủ nhật nên mời mãi mới có 1 nhân viên khâm liệm của bệnh viện đến làm việc, chúng tôi- anh chị em cùng phòng đã cùng chung tay lau rửa, mặc áo quần vfa đưa Tư vào nơi "sáu tấm", sau đó đưa vào nhà tang lễ của bệnh viện. Cùng gia đình, anh chị em đoàn viên trong cơ quan thay nhau trực bên linh cữu Tư cho đến hôm sau. Lúc bấy giờ, các phương tiện thông tin liên lạc còn lạc hậu, nhưng tôi cũng đã tìm mọi cách để báo cho các bạn cùng khóa với Tư biết việc Tư ra đi. Thật cảm động khi đưa tiễn Tư có mặt một số bạn cùng khóa với Tư như Liêm, Hạnh, Công... Sau khi kết thúc tang lễ, tôi trồng một nhóm cây Hương nhu lên mộ Tư để Tư mãi mãi ngửi được mùi thơm của tinh dầu.
Tôi muốn kể lại câu chuyện này để nói lên cái tình của "Người KGU" vào những năm tháng khó khăn nhất của đất nước, khi mà cái gì cũng phải đi xin lệnh, xin giấy phân phối kể cả cho những người quá cố.
Nhắc đến chuyện này, tôi cũng muốn tâm sự rằng, sau khi chúng ta đã tổ chức được Hội KGU do sự nhiệt thành của Ngọc và các bạn khác, đặc biệt sau khi có mail đàn "nguoikgu" tôi có cảm giác rằng chúng ta- những người KGU gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn và cũng từ đó nảy sinh tình cảm anh em bạn bè "cùng một lò" mà ra, không kể khoa, khóa, tuổi tác. Đối với tôi, một ngày không vào mail đàn lại cảm thấy thiếu một cái gì đó mà tự bản thân không thể giải thích nổi. Cũng nhờ Hội KGU, mail đàn nguoikgu mà tôi đã tìm lại được những người anh, người chị, người bạn đã xa cách nhau trên dưới 30 năm. Cũng nhờ Hội KGU và mail đàn nguoikgu mà tôi đã làm quen được với các em các khoa, các khóa dưới tuy chưa khi nào biết mặt. Đọc hết tất cả các bài viết, tâm sự, chia sẻ, chuyện, thơ....ờ mối biết Người KGU tài giỏi, nhí nhảnh, hài hước và rất đáng yêu.
Tôi và có lẽ cũng như các anh chị, các bạn KGU có thể nói to rằng:" Chúng ta tự hào về Người KGU". Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, mỗi người mồi hoàn cảnh, mỗi địa vị công tác nhưng tất cả chúng ta đã và đang cống hiến tất cả những gì tốt đẹp về kiến thức, tình cảm mà chúng ta đã nhận được từ các thầy cô tại KGU "Xô Viết" cho cuộc sống có ích tại đất nước mình, cho gia đình mình. Nói như các cụ thường dạy "mỗi người có một cái số do ông trời đã định", mỗi người một việc dù là quan chức hay anh cán bộ bình thường, tất cả chúng ta có thể tự hào mà nói "Chúng ta là những người thành đạt".
Nay chúng ta đã có trang web riêng của mình, cũng mong rằng tất cả Người KGU chia sẻ với nhau những tình cảm chân thành và đáng quí.
Chưa khi nào làm thơ, nhưng xin mạo muôi gieo mấy vần thơ con cóc:
Ta yêu KGU vì có "Ong", có "Bướm",
Có những ngày đổi "Lọ với Chai"
Bởi chúng ta thường hay "Cãi cọ"
Nhưng mọi người đều cố "vươn lên" (Vờ lờ)
Ngồi nghẫm lại sao mà "Kinh thế"
Bởi những chồng sách Mac-Lenin
Ta tự bảo cuộc đời là thế
Tủm tỉm cười ta "Tự sướng" với ta.
Nếu có gì mạo mội xin mọi người bỏ qua
Hoàng Võ Tánh- 01.9.2009
Người post: NgocBQ
Ngày đăng: 02-09-2010 22:10
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Xem 1 - 10 của tổng số 10 Comments
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |