KGU News >>Người KGU
KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 12 Tháng hai. 2012

"HÀO KHÍ ĐÔNG A" (1)




Tác giả: ThucPT

 

Tôi về làm dâu họ Trần đã đc gần 30 năm. 30 năm qua tôi chưa làm đc gì cho anh cũng như cho g/đ nhà chồng - chưa làm tròn trách nhiệm của người con dâu, nên trog thâm tâm tôi luôn cảm thấy mình có lỗi. Năm nay anh đã đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ, tôi muốn làm một cái gì đó để làm món quà tặng anh ngày về hưu và cũng là để bày tỏ  tấm lòng của mình với anh, với dòng họ Trần.

Cuối năm ngoái ACE KGU đc vợ chồng anh Đinh Ngọc Hiện (luật 81) mời về thăm quê anh chị ở Xuân Trường, Nam Định. Chúng tôi đã đến thăm chùa Cổ Lễ , chùa Phổ Minh - nơi giữ 1 trong 4 bảo vật quí của nước ta là vạc Phổ Minh, chùa có tháp 14 tầng tượg trưg cho 14 đời vua Trần, tháp trên cùng cất giữ xá lị của vua Trần Nhân Tông - ông vua thứ 3 đời Trần. Và thật may mắn, hôm nay chúg tôi về thăm chùa cũng đúng là ngày nhà chùa làm lễ kỷ niệm 703 năm ngày Đức vua - Phật Hoàng TRẦN NHÂN TÔNG  nhập niết bàn. Như vậy ACE KGU có duyên với nhà chùa lắm đấy.

 

 

                                          Anh chị em KGU trước cổng chùa Phổ Minh

 

Rồi chúng tôi đến thăm Đền Trần vào buổi chiều muộn - nơi thờ 14 vị vua nhà Trần, đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo xây trên đất khởi nghiệp của nhà Trần,đền Bảo Lộc( An Lạc). Tại đền Bảo Lộc, sau khi cụ từ phụ trách đền cung kính xin cho ACE đc vào "Cấm Cung" .Lần đầu tiên tôi đc thao tác đóng triện xin ấn Thánh ban cho. Tôi nâng niu mang sự may mắn này về kính cẩn đặt lên bàn thờ để cầu mong sức khỏe,sự bình an.Ở giữa sân đền, phấp phới tung bay trog gió chiều lá cờ đại, lá cờ 5 mầu rực rỡ biểu trưng cho ngũ hành tượg đất (âm), rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượg trời (dươg), chính giữa thêu chữ TRẦN hay 2 chữ "Đông và A" ghép lại - biểu trưg "Hào khí Đông A" ,tinh thần Đông A. Hào khí ấy theo tôi lên xe về nhà, tạo cho tôi nguồn cảm hứng và trên xe tôi quyết định sẽ viết về "Hào khí" đó.

Tôi viết về dòng họ Trần,viết về 3 vị vua đầu tiên nhà Trần với 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông - 1 đế quốc hùng mạnh làm cả thế giới khiếp sợ lúc bấy giờ và 2 vị tướng lừng danh .

Chữ TRẦN (陳), theo lối chiết tự (lối cắt chữ) là do chữ đông (東) và chữ A (阿 ) ghép lại, nên còn đọc là Đông A.

Sơ đồ các đời TRẦN

 

Thủy Tổ họ Trần là cụ Trần Kinh người tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc di cư sang VN sinh sống ở ven biển Đông Triều, Quảng Ninh bằng nghề đánh cá, rồi dần dần di chuyển định cư xuống Tức Mạc, Nam Đinh. Cụ Trần Kinh lấy vợ ở Tức Mạc, Nam Định sinh ra cụ Trần Hấp. Cụ Trần Hấp sinh ra cụ Trần Lý, cụ Trần Nghi.... Vì là dân chài nên các cụ đặt tên con đều mang tên các loài cá, như: Cụ Trần Kinh (tên là Kình- cá kình) >  Cụ Trần Hấp (cá Trắm ) > Cụ Trần Lý ( tên là Chép - cá chép) >  Cụ Trần Thừa (tên là Dưa - cá dưa). Vua Trần Anh Tông còn săm hình con cá trên người ý nói nguồn gốc xuất thân của dòng họ là dân chài lưới. Xuất xứ nhà Trần trog sử còn có câu:

                                " Một ngày tựa mạn thuyền rồng

                              Còn hơn muôn kiếp ở trog thuyền chài"

Cụ Trần Hấp sinh ra cụ Trần Lý và cụ Trần Nghi.

Đến đời cụ Trần Lý đã trở thành một dòng họ giầu có và uy lực trog vùng. Cụ Trần Lý sinh ra cụ Trần Thừa,cụ Trần Tự Khánh ,cụ Trần thị tam Nương,cụ Trần Thị Dung, còn cụ Trần Nghi sinh ra cụ Trần An Quốc, cụ Trần An Bang,ra cụ Trần Thủ Độ.

Khi triều vua Lý Cao Tông có loạn, thái tử Lý Hạo Sảm chạy về vùng Nam Định đã đc g/đ dòng họ cụ Trần Lý giúp đỡ và dẹp loạn.Hoàng tử Sảm đã kết duyên cùng con gái cụ Trần Lý là Trần Thị Dung (tên là Trần Thị Ngừ - cá Ngừ,khi vào cung đổi là Trần Thị Dung), hoàng tử Lý Hạo Sảm lên ngôi-  vua Lý Huệ Tông,lập Trần Thị Dung làm nguyên phi, sau đó lập hoàng hậu, sinh đc 2 công chúa là Lý Thuận Thiên và Lý Chiêu Thánh, kô có con trai. Nhà Lý đã nhường ngôi thứ 9 cho công chúa thứ mới 7 tuổi là Lý Chiêu Thánh - vua Lý Chiêu Hoàng. Đây là vị vua thứ 9 và cũng là vi vua cuối cùng của nhà Lý, đồng thời cũng là Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử VN.

Từ một cuộc hôn nhân của Trần Thị Dung với vua Lý Huệ Tông, từ đây, dòng họ Trần bắt đầu có những kỹ thuật để lật đổ triều Lý mà kô mất 1 mũi gươm nào để chính thức bước lên ngai vàng quyền lực.

Cụ Trần Thừa (sau này là Trần Thái Tổ) sinh ra Trần Liễu (tên là Leo- cá leo), Trần Cảnh (có tên là Canh - cá lành canh),Trần Hiệu, công chúa Thụy Bà, công chúa Thiên Thành và Trần Bà Liệt (là con ngoài giá thú ).

Con trai trưởng của cụ Trần Thừa là Trần Liễu lấy công chúa trưởng Lý Thuận Thiên, còn con trai thứ Trần Cảnh 8 tuổi thì lấy vua Lý Chiêu Hoàng 7 tuổi. Một năm sau - năm 1225 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Chính vì vậy mà Lý Chiêu Hoàng kô đc thờ chung tại Đền Đô cùng với 8 vị vua triều Lý vì bị xem là người để mất nhà Lý, là người có tội với dòng họ Lý.

Vương triều Trần khởi nghiệp từ đây - cũng bằng biện pháp hôn nhân của Trần Cảnh và vua Lý Chiêu Hoàng.

1) Vua Trần Thái Tông - Trần Cảnh .

Khi lên ngôi, Trần Cảnh mới 8 tuổi, mọi quyền hành đều trog tay chú là Thái sư Trần Thủ Độ và cha là Trần Thừa làm nhiếp chính.

Năm Lý Chiêu Thánh (vợ Trần Cảnh) 18 tuổi vẫn chưa có con, Trần Thủ Độ đã điều Lý Thuận Thiên đang có mang 3 tháng, là vợ của Trần Liễu lên làm hoàng hậu của Trần Cảnh, còn Chiêu Thánh bị giáng xuống làm công chúa. Như vậy 2 chị em đều là hoàng hậu của vua Trần Thái Tông.

Trần Liễu bị mất vợ mất con, căm giận đã tập hợp quân làm phản, còn vua Trần Thái Tông thì bỏ lên Yên Tử Quảng Ninh để phản đối. TTĐộ nhiều lần lên núi mời vua trở về kinh thành, nhưg vua vẫn kô nghe, cuối cùng TTĐộ bảo rằng:" Xa giá ở đâu là triều đình ở đó" , rồi sai người xây cung điện,bấy giờ nhà vua mới chịu quay về kinh đô vì xã tắc tông miếu.

Trần Liễu làm loạn nhưg nhanh chóg bị dẹp và bị TTĐộ tuốt gươm định chém chết để nghiêm trị thì Trần Cảnh đã lao vao lấy thân mình che chở cho anh .TTĐộ đã đền bù sự mất mát trên của Trần Liễu bằng cách cấp mấy ấp ở An Sinh , Hải Dương và phong làm An Sinh Vương.Trần Liễu dời quê hươg đến Kiếp Bạc,Hải Dương sinh sống. Tại đây, vào  năm 1232 Trần quốc Tuấn(Trần Hưng Đạo) ra đời. Trần Liễu vẫn oán giận TTĐộ,Ông lại trở về quê hương Bảo Lộc(An Lạc),Nam Định mang theo Trần Quốc Tuấn.Ông đã tìm nhiều thầy giỏi về dạy cho Trần Quốc Tuấn cả văn lẫn võ với ý đồ đào tạo con để rửa mối thù cho cha.Trước khi chết TLiễu đã dặn TQuốcTuấn phải cướp ngôi nhà Trần.

Trần Cảnh có 9 người con: Trần Khang (con của Trần Liễu), Trần Hoàng (Trần Thánh Tông),TQuang Khải, TNDuật,T Nhật Vĩnh,Trần Ích Tắc, công chúa Thụy Bảo, công chúa Thiều Dương và công chúa An Tư sau này cống nạp làm vợ Thoát Hoan để giảm bớt tai vạ cho Đại Việt.

Nhà Trần nối bước nhà Lý cai trị Đại Việt, cai trị 1 cơ nghiệp suy yếu cuối thời Lý. Vì thế nhà Trần đã có nhiều cải cách trog nhiều lĩnh vực làm cho Đại Việt cường thịnh.

Đây cũng là thời kỳ hưng thịh nhất của nhà Trần. Vua Trần Thái Tông đã mở các khoa thi để chọn người hiền tài cho đất nước, ví như  trạg nguyên Nguyễn Hiền 12 tuổi, nhà sử gia uyên bác Lê văn Hưu với bộ quốc sử đầu tiên của VN "Đại Việt sử ký". Vua Trần Thái Tông còn cho phục hồi lệ cũ của triều Lý, đó là lễ Hội Thề tại đền Đồng Cổ để trăm quan đọc lời thề :" Làm tôi hết trung, làm quan trog sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết".

Cuôi năm 1257 đoán biết ý đồ quân Nguyên Mông đag dòm ngó phương nam, vua Trần Thái Tông đã ban chiếu chuẩn bị lực lượng. Khi sứ giả Nguyên Mông sag đe dọa dụ hàng, vua  ra lệnh tống giam sứ giả, để thể hiện rõ thái độ ý chí kiên quyết k/chiến bảo vệ đất nước của quân dân Đại Việt.

Đầu năm 1258 , 3 vạn quân Nguyên Mông tiến vào Đại Việt, chúg chiếm đc Thăng Long. Giữa lúc gian nguy,vua Trần Thái Tông hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, thì TTĐộ trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất,xin bệ hạ chớ lo". Vua cũng thân chinh cầm quân ra trận cùng với Trần Quốc Tuấn chỉ huy để ngăn chặn quân giặc. Vua ban lệnh cho dân thực hiện kế  sách "vườn kô nhà trốg" để quân giặc kô có lươg ăn. Còn quân nhà Trần rút về Thiên Trườg Nam Định chờ thời. Quân giặc chiếm đc TLong nhưg kô có lươg ăn  nên đem quân đi cướp để lấy thóc gạo thì bị quân ta chặn đánh.Đêm đêm ta tấn công khiên quân giặc hoang mag mất ăn mất ngủ. Lợi dụng tình hình địch lo sợ, vua quân Trần Thái Tông cùng thái tử Trần Hoàng phản công ở bến Đông Bộ Đầu (ThăngLong HNội) khiến quân Nguyên Mông trở tay kô kịp hoảng loạn, thua trận cắm đầu bỏ chạy tháo thân.

Dưới sự chỉ huy trực tiếp của vua Trần Thái Tông vơi chiến thắng Đông Bộ Đầu(1258) ,quân dân Đại Việt đã đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ 1 - 1 đội quân thiện chiến nhất thế giới, chứng tỏ ý chí quyết chiến quyết thắng của dân tộc, của vuaTrần Thái Tông - vị hoàng đế mở nghiệp của triều Trần, mở đầu cho "Hào khí Đông A" , mở đầu cho nhữg trag sử vàng oanh liệt.

Sau chiến thắng, nhà vua đã mở tiệc ban thưởng phong chức cho các tướng sĩ có công tại phủ Thiên Trường.Tại đây, nhà vua đã gả công chúa Chiêu Thánh (hoàng hậu trước của vua )cho tướng Lê Phụ Trần - người có nhiều công lớn trog trận Đông Bộ Đầu , sau này 2 cụ sinh ra cụ Trần Bình Trọng và công chúa Khuê.

Trần Bình Trọng cũng là 1 danh tướng tài giỏi của triều Trần.

Trog cuộc k/chiến chống quân Nguyên Mông lần 2,TBTrọng đc THĐạo và 2 vua giao cho 1 nhiệm vụ nặng nề: ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên để đảm bảo cho bộ chỉ huy rút lui khỏi ThằngLong an toàn bí mật, kô để lại dấu vết.TBTrọng đã t/chức cuộc đánh để ngăn cản quân giặc, quân Nguyên hoàn toàn bị  mất dấu bộ chỉ huy, nhưng do lực lựong quá chênh lệch TBTrọng đã bị bắt .Quân Nguyên tra khảo để khai thác thông tin,nhưng kô khuất phục đc Ông. Chúng hỏi Ông có muốn làm vương đất bắc kô, TBTrọng khẳng khái trả lời:"Ta thà làm quỷ nước Nam,chứ kô thèm làm vương đất Bắc".

Rồi chúng  giết Ông, năm đó Ông mới 26t. Tinh thần chống giực ngoại xâm của các tướng lĩnh nhà Trần đã trở thành biểu tuợng yêu nước của Đại Việt, nó đã bồi đắp thêm cho "Hào khí Đông A" trog những cuộc k/chiến chống giặc phươg Bắc sau này.

Sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần 1, cũng vào năm 1258,vua Trần Thái Tông truyền ngôi cho con trai trưởng là thái tử Trần Hoảng,đây là 1 cách tập sự cho hoàng tử quen với việc triều chính, còn vua lui về quê hương Tức Mạc,Nam Đinh làm Thái Thượng Hoàng để cùng coi việc nước. Ông đã thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng - chế độ 2 vua song song.

Nhà Trần đã cho xây dựng 1 hệ thống cung điện như 1 đế triều ở Tức Mạc, Nam Định- quê hương của hoàng đế nhà Trần, ở gần chùa Phổ Minh, gọi là phủ Thiên Trường, để lúc tại vị thì ở kinh thành TLong, khi làm Thái Thượg Hoàng thì lui về quê, nhưng vẫn cùng các vua tại vị cai trị .Phủ Thiên Trường (gọi đền Thượng vì đc xd to cao) gồm cung điện Trùng Quang (để vua cha Thái Thượg Hoàng ở), cung điện Trùng Hoa là nơi vua con từ kinh thành TLong về  ở để sag cung TrùngQuang chầu hầu yết kiến vua cha. Bên cạnh đền Thượng là đền Hạ - đền Cố Trạch- nơi thờ Trần Hưng Đạo đc xây dựng lại từ thời nhà Nguyễn.

Sau chiến thắng quân Nguyên lần 1,vào ngày 14 thág Giêng, nhà vua mở tiệc ban thưởng tại phủ Thiên Trường. Kể từ đó, cứ vào ngàynày, đúng giờ Tý(23h),các vua Trần lại "khai ấn" đánh dấu sự trở lại việc quốc sự của vua quan sau khi nghỉ TẾT.Việc "khai ấn" cũng chính là công bố ngày làm việc đầu tiên của năm mới.

Thời gian làm TháiThượngHoàng, vua TTháiTông quan tâm nhiều đến đạo phật, vua ban chiếu cho đúc chuông chùa, tô tượng phật để thờ.Vua viết sách làm thơ,những bài thơ dào dạt nghĩa nhân để lại những ấn tượng khó quên cho người đọc.

Năm 1277 Thượng hoàng TrầnThái Tông băng hà, hưởng thọ 60t.

Cuộc đời 33 năm làm vua, 19 năm làm Thái thượg hoàng với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 1 thành công của vua Trần Thái Tông đã để lại cho Đại Việt nhữg trag sử vàng son, Ông xứng đáng là 1 vị vua anh minh của Đại Việt.

2)Vua Trần Thánh Tông - Trần Hoảng .

Là con trai trưởng của Trần Cảnh và công chúa Lý Thuận Thiên.

Trần Hoàng lấy công chúa Thiên Cảm(con Trần Liễu), chị em họ lấy nhau

Năm 1258 Trần Hoảng lên ngôi. Sau khi lên ngôi, nhìn thấy nguy cơ xâm lăng của đế quốc phươg bắc, nên vua TThánhTông đã lo t/chức lại quân đội,tuyển chọn người khỏe mạnh bổ sung vào các đội quân.Nhà vua quan tâm đến việc luyện tập của quân sĩ, tập trận ở ven sông. Vua xuống chiếu cho sản xuất binh khí, đóng thuyền, tích trữ lương thực, vũ khí chuẩn bị cho cuộc k/chiến chống quân Nguyên Mông lần 2. Là vị vua hết lòng chăm lo việc nước, nên vua khuyến khích việc học hành, cho mở các khoa thi để chọn người hiền tài mà trọg dụng. Vua mời những người tài giỏi như Lê Phụ Trần về dạy cho các hoàng tử để chuẩn bị cho đời sau.Vua còn viết thơ để day các hoàng tử.Các tác phẩm thơ văn của Ông mang đầy tính nhân văn.

Lúc này nhà Nguyên đã chiếm toàn bộ Trug Quốc của nhà Tống, đag chuẩn bị thôn tính nốt Đại Việt,chúg bắt nước ta cứ 3 năm 1 lần cống nạp các nho sĩ, thầy thuốc, những nghệ nhân giỏi, cùng nhiều sản vật:sừng tê giác, ngà voi,đồi mồi, châu báu....Vua TThánhTông đã có những chính sách ngoại giao mềm dẻo làm dịu tình hình để kéo dài thời gian chuẩn bị k/chiến ,nhưng rất cương quyết nhằm bảo vệ nền độc lập của đất nước.

Năm 1279 vua nhường ngôi cho con trai trưởng là hoang tử Trần Khâm, giữ ngôi Thái Thượg hoàng lui về Phủ Thiên Trường.

Năm 1282,để đối phó với 1 đội quân hung hãn mạnh gấp bội lần,Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông cùng vua Trần Nhân Tông đã triệu tập hội nghị Bình Than ở Hải Dương để cả hoàng tộc cùng bàn kế sách lo liệu việc đại sự.Là ông vua biết củng cố sức mạnh đoàn kết trog nội tộc, biết tin tưởng dùng người,tại HNghị này ông đã  trao cho Trần Quốc Tuấn quyền Tiết chế Quốc công tổng chỉ huy toàn quân đội cũng là để làm vơi đi  những mối tư thù bất bình trog  nội tộc (mối thù của g/đ Trần Liễu).Mối hận thù của cha Trần Liễu dặn lại nên có nhiều người trog dòng tộc nghi ngại,nhưng vua vẫn tin và chấp thuận những kế sách đánh giặc của Trần Hưng Đạo vì thế mà đã nhanh chóng kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 2.

Tinh thần hội nghị Bình Than đã lan sag Trần Quốc Toản. TQToản còn nhỏ tuổi kô đc dự bàn việc nước,đc nhà vua ban cho quả cam an ủi. Mải nghĩ việc đánh giặc giữ nước nên TQToản đã bóp nát quả cam tự lúc nào kô hay. Như vậy "Hào khí Đông A" đã ngấm vào dòng dòi nhà Trần từ lúc còn nhỏ, và khi vận mệnh của dân tộc lâm nguy thì hào khí đc thể hiện, đc tỏa sáng.

Tiếp đó, năm 1284,Thượng hoàng Trần Thánh Tông lại triệu tập Hội Nghị Diên Hồng ở kinh thành Thăng Long để trưng cầu ý kiến các bô lão trog cả nước về chủ trương "nên hòa hay nên đánh". Hội Nghị Diên Hồng cũng là hội nghị bô lão duy nhất trog l/sử.

Năm 1285 vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt phái hoàng tử Thoát Hoan, tướng Ô Mã Nhi, tướng Toa Đô cùng hơn 50 vạn quân ào ào như vũ bão tràn sag tiến đánh Đại Việt, chúng chiếm đc Thăng Long.

Trước sức mạnh như chẻ tre của quân giặc, quân Trần thất thế ,Trần Hưng Đạo cùng con trai là Trần Nghiễm phải rút về Vạn Kiếp. Đây là cuộc k/chiến gian khổ nhất của nhà Trần chống lại giặc phươg bắc, nó quyết định sự tồn vong của Đại Việt lúc bấy giờ .

Quân nhà Trần lại dùng kế vườn kô nhà trống để chặn đứng nguồn lương thực của địch.Chờ khi quân giặc kô có lương ăn đói chết, bệnh dịch hoành hành do kô hợp thủy thổ, nhà Trần bắt đầu phản công. Với những chiến thắng ở Hàm Tử , Chương Dương, quân dân nhà Trần đại thắng. Thoát Hoan thoát chết nhờ chui vào ống đồng cho quân lính vừa khiêng vừa chạy để tránh mũi tên tẩm độc của quân Đại Việt.

Hai vua cùng quân dân ăn mừng chiến thắng lần 2 đánh bại quân Nguyên Mông.Vua Trần Thánh Tông đã ban thưởng cho quân sĩ để khuyến khích nhưg kô nhiều, nên quân sĩ kêu ca, nhà vua bèn nói:" Nếu ta thưởng hậu,lỡ giặc quay trở lại mà bọn ngươi lại lập công nữa thì trẫm lấy gì mà thưởng đây ".

Cuộc đời 21 năm làm vua, 13 năm làm Thái thượng hoàng, Trần Thánh Tông là vị vua đã từng nếm đủ mùi cay đắng, gian lao, xông pha ngoài trận mạc trog cả 3 cuộc khág chiến chốg quân Nguyên Mông để  giành chiến thắng, để viết tiếp nhữg trag sử oanh liệt cho "Hào khí Đông A".

Năm 1290 vua Trần Thánh Tông mất, thọ 51t.

3)Vua Trần Nhân Tông - Trần Khâm .

Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông và công chúa Trần Thiên Cảm (con Trần Liễu).

Trần Khâm lấy công chúa Bảo Thánh, là con của Trần Hưng Đạo

Năm 21 tuổi lên ngôi hoàng đế -  là ông vua thứ 3 đời Trần.

Lúc này là họa xâm lăng lần thứ 2 của quân Nguyên Mông. Vó ngựa của quân Mông Cổ đã gieo rắc kinh hoàng xuống châu Á ,xuống châu Âu, chúg đã tràn qua thảo nguyên nam Nga đến sông Volga, tấn công BaLan đốt trụi Krakob, đánh tan liên quân Đức- BaLan, vượt sông Đanyp đánh chiếm Hungary, mở rộng lãnh thổ từ bờ Tây Thái Bình Dương đến phía Bắc Địa Trung Hải ,chúg đã thôn tính xong nhà Tống ở phương bắc, nên chúg có thể rảnh tay tiến xuống phía nam đánh Đại Việt, Chiêm Thành, Chân Lạp, Ai Lao. Vì vậy vua Trần Nhân Tông phải lo gấp việc chuẩn bị đối phó.

Năm 1282, vua TNhânTông cùng Thái thượng hoàng triệu tập Hội nghị Bình Than.Trên đường đi họp hội nghị Bình Than ở Hải Dương, vua Trần Nhân Tông tình cờ nhận ra người bán than là tướng Trần Khánh Dư, cả 2 vua đã tha tội và cho dự bàn việc nước.

Lần đến thăm Đền Trần ,chúg tôi đc hướng dẫn viên du lịch kể lại câu chuyện thú vị của vị tướng Trần Khánh Dư .Trần Khánh Dư là con nuôi vua Trần Thánh Tông, là 1 vị tướng tài giỏi có công trog 2 lần chông quân Nguyên Mông.Vì nhà Trần có tục hôn nhân trog dòng tộc, nên Thái sư Trần Thủ Độ đã ban ra 1 lễ hội hóa trag nhằm xá tội hôn nhân loạn luân, tất cả quần thần tham dự đều phải đeo mặt nạ, nhân cơ hội này Trần Khánh Dư đã tư thông với công chúa Thiên Thụy(con vua Trần Thánh Tông) là vợ Trần Quốc Nghiễn, là con dâu Trần Hưng Đạo.Vua Trần Thánh Tông đã xử tội đánh đến chết, nhưg vua lại ngầm cho lính đánh chệch, nhờ thế mà qua100 gậy mà Trần Khánh Dư vẫn sống,theo luật thì qua đc 100 gậy mà kô chết nghĩa là đc trời tha, TKDư bị đuổi về Chí Linh, Hải Dương làm dân thường, buôn bán than kiếm sống.

Trog HN Bình Than, TKDư đc phog làm Phó tướng trấn giữ vùng biển Vân Đồn để chuẩn bị đối phó với quân Nguyên Mông  bằng đườg biển. Trog cuộc k/chiến lần 3, TKDư đã lợi dụng chiều gió,dùng những chiếc thuyền đầy cỏ khô đag bốc cháy lao vào những đoàn thuyền chở lương thực, chở vũ khí của quân giặc tại vùng biển Vân Đồn. Chiến thắng Vân Đồn của TKDư đã góp phần vô cùng to lớn vào trận Bạch Đằng 1288 của Trần Hưng Đạo.Tất cả thuyền lương thực và thuyền vũ khí của giặc bốc cháy rừng rực, gió thổi tạt rừng lửa vào Cửa Lục làm cháy thiêu trụi luôn cả 1 khu rừng. Chính vì vậy mà có tên Bãi Cháy như ngày nay.

Năm 1284 khi biết nhà Nguyên sẽ cử Thoát Hoan cùng các tướng giỏi sang đánh Đại Việt thì Thái thượng hoàng cùng vua Trần Nhân Tông lại t/chức hội nghị các bô lão - Hội nghị Diên Hồng họp ở kinh thành TLong.Đây là HN dân chủ đầu tiên trog l/sử VN. Quyết tâm của hội nghị lúc bấy giờ: "chỉ đánh chứ không hàng!" đã tạo thàh sức mạnh phi thườg - đó là sức mạnh nội lực của dân tộc đc phát huy hơn bao giờ hết.Và vua TNTông là đỉnh cao của tư tưởng phát huy nội lực, đã biết tập trug sức mạnh của cả dòng họ, của cả dân tộc, đc thê hiện qua hội nghị Bình Than, hội nghị Diên Hồng.Đây cũng chính là 1 trog nhữg nguyên nhân để dẫn đến chiến thắng quân Nguyên Mông.

Năm 1285 quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ 2 với qui mô lớn nhất. Cả hai vua đều thân chinh ra trận. Sau 5 thág chiến đấu anh dũng và gian khổ, quân Nguyên Mông lại thất bại 1 cách nhục nhã .Tướng Toa Đô bị chém đầu, còn  tướng Ô Mã Nhi, Thoát Hoan thoát chết bỏ chạy.

Chưa đầy 2 năm sau, năm 1288 để trả thù thất bại nặg nề,Thoát Hoan, ÔMã Nhi với nhữg đoàn kỵ binh thiện chiến nhất, cùng 30 vạn quân đã quay trở lại với quyết tâm nuốt chửng Đại Việt lần thứ 3. Chúng ồ ạt đánh chiếmTLong - cơ quan đầu não quan trọg nhất của Đại Việt.

Nhưg chỉ sau 4 thág chúg lại 1 lần nữa đại bại trên sông Bạch Đằng, bắt sống tướng ÔMãNhi.Thoát Hoan 1 lần nữa thoát chết.Vua tôi trở về TLong trog tiếng reo vui chào đón của thiên hạ.

Sau 3 lần thất bại, vua nhà Nguyên - Hốt Tất Liệt  vẫn tiếp tục điều binh sag nhưg chưa gặp thời cơ, vua Trần Thái Tông đã gả (cống nạp) công chúa An Tư làm vợ Thoát Hoan (Thoát Hết) để giảm bớt tai vạ cho Đại Việt.

Vua Trần Nhân Tông sinh năm 1258 - trog khói lửa chống quân Nguyên Mông lần 1.Là vị vua sinh ra và lớn lên trog cả 3 cuộc khág chiến chống đế quốc Nguyên Mông,cho nên vua Trần Nhân Tông đã đc tôi luyện trog gian khổ, đã thể hiện dũng khí của 1 bậc quân vương và thông cảm với nỗi khổ của thần dân.Dũng khí đó đã hòa đồng cùng tướng sĩ quân dân Đại Việt, làm thành con sóng khổng lồ trên sông BạchĐằng để nhấn chìm lũ cướp nước,kết thúc cuộc khág chiến chống quân Nguyên Mông lần 3.

Sau chiến tranh,đất nước gặp nhiều khó khăn.Trước tình hình đó, vua TNTông đã ban nhiều chiếu để dân dần khắc phục và khôi phục đất nước như phát thóc cho dân, bán ruộng cho dân, giảm miễn thuế ....Và đây chính là nguyên nhân dẫn dến dân giầu nước mạnh, đưa đến sức mạnh đoàn kết .

Vua TNhânTông còn có công mở cõi phía nam bằng cuộc "hôn nhân" - gả con gái, công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân để lấy 2 châu là châu Ô và châu Ri (nay là Quảng Trị, ThừaThiên Huế)và cũng để mong tình hữu nghị 2 nước kô có cánh binh đao chết chóc.

Năm 29 tuổi, sau 2 lần đại thắg quân Nguyên Mông,vua TNhânTông đã từ bỏ ngai vàng nhườg ngôi cho con trai là Trần Thuyên (vua Trần Anh Tông) để lên Yên Tử xuất gia qui phật, để tiếp tục tìm ra con đườg cứu dân cứu nước lân dài, mở ra thiền phái Trúc Lâm, trở thành đệ nhất Tô thiền Trúc Lâm , nhưg sâu xa hơn như ý của nhà sử gia Ngô Thì Nhậm:" Ngài lên Yên Tử là còn để từ chỗ đắc địa xem động tĩnh trog thiên hạ". Yên Tử là vị trí quân sự quan trọg có thể quan sát mọi động thái của kẻ thù phươg bắc, từ đó để có kế hoạch đánh giặc giữ yên bờ cõi.

Như vậy vươg triều nhà Trần đã hội tụ cả "quyền" lẫn "thần".Việc gì cần đến vua thì vua nói, việc gì cần đến phật thì đã có Tổ thiền Trúc Lâm dạy.Hai yếu tố ấy đã hỗ trợ nhau để cùng lo vận mệnh sơn hà xã tắc và đã tạo nên sức mạnh vô song - "Hào khí Đông A" , 1 hào khí mạnh đến mức 3 lần chặn đứng vó ngựa xam lược của đế quốc Nguyên Mông.

TrầnNhânTông  vừa là ông vua, vừa là ông phật, nên gọi là Vua Phật  - Phật Hoàng Việt Nam.

Cuộc đời 14 năm làm vua, 5 năm làm Thái thượg hoàng, sau đó làm Phật Tổ thiền phái Trúc Lâm, vì dân vì nước, trọn vẹn cả việc đạo việc đời, rồi Ngài ra đi về cõi vĩnh hằng thọ 51 t để cho hậu thế niềm tự hào mãi mãi.

Trog vòg 30 năm (1258-1288) quân dân Đại Việt đã 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông với sự chỉ huy và tham gia của 3 vị vua anh hùng đầu đời Trần văn võ song toàn. Từ nay, vó ngưa của Nguyên Mông kô còn dám dòm ngó Đại Việt nữa, "Hào khí Đông A" mãi mãi tỏa sáng và  "Non sông ngàn thưở vững âu vàng" (Thơ TrầnNhânTông). Còn nữa.


Người post: ThucPT

Ngày đăng: 12-02-2012 19:07






Xem 1 - 10 của tổng số 22 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

16/02/2012 10:47:07

Các bác họ Bùi ơi,


Hôm qua em tình cờ vào Wikipedia, biết được họ Bùi nhà em có trang web to đùng (gần bằng studentkgu.vn), rằng họ Bùi nhà em cũng có nhiều người nổi tiếng. Các bác họ Bùi vào đây xem thử nhé.


http://hobuivietnam.com.vn/



Từ: PhuND
15/02/2012 23:37:08

Anh HaiNV có tra cứu đàng hoàng. Từ lâu, Phư cũng đã có ý tưởng tra cứu như vậy. Phư đi học tiếng Việt tại ĐHKHNV Tp. HCM thì thấy 80% tiếng Việt hiện đại là tiếng Hán cổ. Nói như vậy là thấy chúng ta dù có dây mơ rễ má với TQ, nhưng tinh thần dân tộc Việt thì vẫn đầy hào khí Đông A.



Từ: TuanDK
15/02/2012 21:58:54

       Trứng rồng lại nở ra rồng


Mừng em có đức ông chồng Đông A!



Từ: ThucPT
15/02/2012 21:12:48


Cảm ơn em Huyền, em Thu.


Khôg biết khoa luật đã chọn đc địa điểm du xuân năm nay chưa?


Nếu chưa, thì theo gợi ý của Thu và chuyện có 2 đền Trần: Nam Định và Thái Bình, tôi có 1 đề xuất : Du Xuân 2012 về đền Trần Thái Bình. Với lý do sau:


1.Năm ngoái ACE đã đi đền Trần Nam Định rồi (quê a ĐinhNgọcHiện luật), năm nay ta đi Thai Bình cho nó cân bằng, hơn nữa có nhiều AVE quê ở TBình, như a N.V.Thông(luật), chị TTMLý(luật).....


2.Đền Trần TBình mới t/chức lễ từ năm 2010, cho nên các di tích còn hoang sơ, mộc mạc...


Nêu định t/chức đi thi khoa luật liên lạc với bên du lịch tỉnh TBình để họ lo nơi ăn nghỉ, hội trường, hướng dẫn thuyết minh đi thăm quan các di tích quan trọg như các lăng mộ vua Trần, các hoàng hậu, đền, miếu ....Vì số lượng ta đông nên y/cầu thuyết minh phải dùng mic hoặc chia làm n tốp.Còn thừa h thì ta đi thăm các di tích khác của TBình (nhà máy cháo chẳg hạn)



Từ: ThuTT
15/02/2012 19:17:34

Em là con gái họ Trần đây. Ông già em lúc còn sống từng là Trưởng ban liên lạc họ Trần tỉnh Thừa thiên -Huế và là ủy viên ban liên lạc họ Trần toàn quốc. Nay ban liên lạc họ Trần đổi thành Ban chấp hành. Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm Một ngàn năm Thăng Long, Hội Sử học cùng với Ban Tổ chức Lễ hội có đúc trống đồng để dâng tặng một số nơi, trong đó có trống được dâng để thờ tại đền thờ Hoằng Nghị đại vương, thân sinh Thái sư Trần Thủ Độ. Dịp ấy em đang ở Hà nội (dự Hội nghị Khoa Học BioHanoi) và nhờ có sự quen biết (nhiều các vị huynh trưởng trong BCH biết ông cụ nhà em) nên có được sự may mắn đi theo đoàn đưa trống về Đền thờ, vào làm lễ Tổ ở Đền Trần tại Hưng Hà Thái Bình, và dự cuộc họp của BCH. Theo như kế hoạch thì sẽ xuất bản cuốn gia phả Họ Trần dựa theo gia phả các dòng tộc đang còn giữ được. Đền Trần ở Hưng hà là nơi cũng nên đến thăm nhất là con cháu họ Trần và ai quan tâm đến lịch sử. Ở đây còn nguyên mộ Tổ là ba quả đồi cao, to nằm trước đền. Về Hưng hà còn có thể đi viếng mộ Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung, nơi sinh Trần Hưng Đạo... Nói chung mật độ di tích ở đây rất cao.


Về lịch sử họ Trần , dòng họ có lẽ có "nhiều chuyện để kể" nhất trong lịch sử Việt nam, có thể tham khảo thêm ở cuốn An nam chí lục (chính sử nhưng trước kia bị coi là ngụy sử  vì tác giả là Lê Tắc  thân cận của Trần Ích Tắc, theo Trần Ích Tắc đầu hàng quân Nguyên, và quyển sử viết tại Trung quốc. Giọng văn của cuốn sử theo giọng "hàng thần" nhưng nhiều sự kiện chính xác. Cuốn này mới được xuất bản đầy đủ gần đây). Tiểu thuyết lịch sử Người Thăng Long của nhà văn Hà Ân cũng là một cuốn hay viết về nhà Trần và trong cuốn tiểu thuyết này có ghi lại một câu lý giải vai trò của phụ nữ trong họ Trần "mộ Tổ họ Trần táng vào thế đất hình hoa sen, nên dòng họ khởi nghiệp nhờ đàn bà".



Từ: HuyenBT
15/02/2012 17:13:41

Chị Thục ơi, Cả họ Trần sẽ tự hào và yêu quý Nàng dâu này lắm đấy! Em đọc bài của chị thấy vừa kính phục họ Trần, vừa nể phục Nàng dâu họ Trần. Bản thân em cũng đã được cảm phục Nàng dâu này, trước cả khi được biết Nàng là dâu họ Trần, là khi em được biết Nàng dâu đã ngồi đợi cả tiếng đồng hồ trước cửa hiệu bán bánh, chỉ để chờ cho được mẻ bánh Chè lam vừa mới ra lò, để mang đến cho cô em ở xa quê Việt. (Nếu lúc đó đã đọc bài này rồi, thì chắc khi nhận những gói bánh Chè lam ấy,  em đã không kiềm chế kêu lên: " Hào khí Đông a!" (Em xin được tha thứ, nếu đã lạm dụng chữ quý!)


Chúc chị và Đại tộc một năm mới thật hào hùng!



Từ: Khửu
15/02/2012 13:50:04

Đáng phục anh Hải Nông bỏ công sức tra cứu về tên các dòng họ. Tuy nhiên các diễn giải ở đây chỉ nói đến nguồn gốc tên các dòng họ bên tàu (nay là TQ) mà thôi (chưa nói đến luận cứ khoa học của các trích dẫn này). Điều quan trọng là các tên dòng họ như Trần, Nguyễn, Đào, Đặng, Vũ, Hồ, Bùi v.v...hiện nay ở VN có đúng xuất sứ từ các họ của tàu không hay là nó đã có từ thời xa xưa ngay tại đất Lạc Việt? Tất nhiên ngày nay chúng ta đều hiểu rằng con người thì có thể di cư từ nơi này đến nơi khác hơn nữa từ đất tàu xuống đến đất Việt thì quá là gần gũi, nhưng đất đai sông núi thì khó mà di dời (trừ động đất, hồng thủy thì gây tàn phá mà thôi), do đó người ta thường suy ra tổ tiên người Việt có nguồn cội từ tàu là vậy. Còn những chuyện sang họ đổi tên trong lịch sử là hoàn toàn chính xác như trường hợp họ Bùi Hưng yên và họ Đặng Nam Định chính gốc là họ Trần và nhiều trường hợp khác nữa. Riêng họ Trần của tôi theo gia phả thì ông cụ tổ sinh năm 1776 và tôi thuộc đời thứ 11, gốc tại Gia Bình, Bắc ninh. Còn nó có được nối với nhà Trần Nam ĐỊnh hay không cũng không rõ, biết đâu nó lại đã bị đổi họ ở cái khúc trước thì sao. Do vậy nói họ Trần NĐ hoặc TB có gốc từ cái nước Trần nào đó bên Hà Nam-Sơn đông thuộc tàu tôi cũng chưa tin. Theo tôi chứng cứ lịch sử có đến đâu thì chúng ta tin đến đấy mà thôi.



Từ: KhanhT
14/02/2012 23:29:56

Thục hơi bị nhầm tẹo đấy. Chiết tự của "Trần" là "Đông" và "A", còn của "Bùi" mới là "Phi" và "Y", nhưng Bùi là Trần nên Trần  ta cứ gọi nhau là phi y như Thục bảo là phải rồi. Đúng là buồn cười quá Hải à, nhưng nó lại có thật. Họ Bùi mình nói đây là Bùi Hưng Yên mà mình được đọc gia phả của họ trong đó ghi nhứ thế đấy, quả là hơi "trạng Quỳnh", cứ như "đại phong là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa..." hehe. Tuy nhiên cái họ Bùi bên TQ lấy tên địa danh xưa thì cái làng cổ ấy thời đó chắc cũng “phi Y” nhỉ? Còn Cụ Đặng Xuân Khu là người họ Trần thì là mình đọc được tài liệu của nhà sử học họ Phan nổi tiếng đấy.



Từ: LienTP
14/02/2012 22:03:38

Cảm ơn chị Thục, Em cũng là họ Trần (Trần Công) ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, và rất tự hào về dòng họ. Em đang tìm hiểu thêm về dòng họ Trần ở Long Trì, Kỳ Anh này. Ngày xưa, các cụ đều ghi lưu truyền lại, nhưng hồi cải cách ruộng đât bị mất hết.



Từ: HaiNV
14/02/2012 18:02:37

Em Thục và anh Khánh ơi, nghe phán họ Trần là "cởi trần" và Bùi là "Phi Y" thấy buồn cười quá! Tổ tiên xa xưa của trăm họ ai chẳng "Phi Y" mới là lạ đấy! Thực ra, không phải thế đâu. Họ Trần là con cháu của các Cụ Tổ được phong ở vùng đất có tên là Trần! Họ Bùi thì là tên Làng, họ Nguyễn cũng vậy, con cháu các Cụ Tổ đến ở nơi đất ấy đã lấy tên địa danh làm họ! Còn họ Nông của HaiNV còn là con cháu của Vua Thần Nông (Viêm Đế) - cụ Tổ của nghề nông, dạy dân làm ruộng, tức là họ hàng với Lạc Long Quân - Âu Cơ - Hùng Vương nữa cơ đấy! Năm ngoái HaiNV đã có dịp tìm hiểu và đưa lên Forum nguồn gốc các họ Việt Nam (và Trung Quốc), trong mục "Họ, tên người Việt", nay đưa lại một số thông tin về nguồn gốc một số họ để mọi người tham khảo. 


 


Sơ lược nguồn gốc những tên họ phổ biến nhất tại Việt Nam:

Không phải bất cứ tên họ nào của người Việt cũng là họ của Tàu. Tuy nhiên, đa số tên họ mà người Việt có, đều là họ của người Tàu. Ðiều đó không có nghĩa ta là Tàu, mà chỉ có nghĩa ta đã bắt chước hay bị bắt buộc nhận tên họ của Tàu, vì ảnh hưởng văn hóa, vì các cuộc hôn nhân dị chủng. Sau đây là nguồn gốc các tên họ phổ biến nhất tại Việt Nam. Viết phần này, chúng tôi căn cứ theo tài liệu của Sheau Yeuh J. Chao trong tác phẩm: In Search Of Your Asian Roots - Genealogical Research On Chinese Surnames.

Âu Theo sách Đường Thư Tể Tướng Thế Hệ Biểu, Vô Cương chắt đời thứ 7 của Câu Tiễn được ban cho đất ở núi Âu Dư Sơn để cai trị. Do vậy, một số cháu chắt Vô Cương đã nhận họ Âu và chọn đất Bình Dương, tỉnh Thiểm Tây để cư ngụ, một số khác nhận họ kép Âu Dương vì ở đó có ngọn núi Âu Dương. Dòng họ Âu Dương cư ngụ tại 2 tỉnh Giang Tô và Sơn Đông.

Bùi Theo sách Thông Chí Thị Tộc Lược, ông Bá Khôi, thời vua Đại Vũ nhà Hạ, được ban cho đất ở làng Bùi. Con cháu ông Bá Khôi nhận tên làng Bùi làm tên họ. Dòng họ Bùi ban đầu cư ngụ tại tỉnh Hà Đông, phía đông sông Hoàng Hà.

Cao Theo Quảng Vận, đời Chu, con cháu của Kỷ Thái Công được ban cho nước Cao để cai trị. Cháu chắt đã nhận tên nước Cao làm tên họ. Dòng họ Cao ban đầu cư ngụ tại tỉnh Sơn Đông.

Chu Thời xưa, nước Tàu có nước nhỏ gọi là Chu, do Thái Vương cai trị. Con là Văn Vương nối nghiệp, nhận tên Chu làm tên họ nên gọi là Chu Văn Vương. Ban đầu, dòng họ Chu cư ngụ tại Thiểm Tây, sau lan dần sang Hà Nam.

Cung Theo sách Tính Thị Khảo Lược do Trần Đình Vi viết vào đời nhà Thanh, Huy là con thứ 5 của Hoàng Đế đã sáng chế ra cây cung nên được ban cho đất Trương để cai trị. Con cháu đã nhận chữ Cung và Trương làm tên họ. Theo sách Vạn Tính Thống Phổ, Thúc Cung làm quan đại phu nước Lỗ ở tỉnh Sơn Đông. Cháu chắt đã nhận chữ Cung làm tên họ. Gia tộc họ Cung phát triển ở vùng Sơn Tây. Vào thời Nam Bắc Triều, nhiều họ Cung đổi sang họ Trương để tránh bị bạc đãi.

Quan Theo sách Cổ Kim Tính Thị Biện Chứng, họ Quan do tên chức quan canh gác cung điện nhà Chu. Quan Chí Cơ, giữ chức Đại Phu nước Ngu, là người đầu tiên nhận họ Quan. Dòng họ Quan tập trung nhiều ở tỉnh Sơn Tây là nơi ngày xưa có nước Ngu.

Doãn Ban đầu từ Doãn để chỉ bộ lạc cổ gọi là rợ Nhung. Khi người Nhung cư ngụ trong lãnh thổ Hán, bị đồng hóa thì người Nhung đã nhận tên bộ tộc Doãn làm tên họ.

Theo sách Nguyên Hà Tính Toản của Lâm Bảo, viết vào đời Đường (618-907), người sáng lập họ Dư là Do Dư làm quan đời nhà Tần. Con cháu nhận tên ông làm tên họ. Trong Hán văn, hình dạng chữ Dư và chữ Xa rất giống nhau nên vào đời nhà Đường, vì viết lầm họ Dư ra họ Xa, nên từ đó nước Tàu có thêm họ Xa.

Dương Theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, họ Dương là chi nhánh của họ kép Dương Thiệt, và bắt đầu xuất hiện thời Xuân Thu- Chiến Quốc. Dòng tộc họ Dương ban đầu cư ngụ tại Sơn Tây, sau di chuyển qua Thái Sơn tỉnh Sơn Đông.

Đào Họ Đào bắt nguồn từ chức quan gọi là Đào Chính. Đào Chính là chức quan trông coi việc chế tạo đồ gốm cho cung điện nhà Chu. Người đầu tiên giữ chức quan Đào Chính là ông Ngu, con cháu ông lấy từ Đào làm tên họ. Trong Hán tự, đào có nghĩa là đồ gốm.

Đặng Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Đặng là chi nhánh của họ Mạn. Đặng là tên nước. Cuối đời Thương, con cháu của Kim Thiên Thị được ban cho đất Đặng để cai trị. Do vậy, cháu chắt đã nhận tên Đặng làm tên họ. Dòng họ Đặng cư ngụ tại Hà Nam là nơi xưa kia có nước Đặng.

Đinh Họ Đinh rất phổ biến tại Trung Quốc, theo Vạn Tính Thống Phổ và Thông Chí Thị Tộc Lược được viết vào đời Tống (960-1279), họ Đinh là chi nhánh của họ Khương, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Vào đời nhà Chu, hậu duệ của Hoàng Đế nhận chữ Đinh làm tên họ. Dòng tộc Đinh ban đầu cư ngụ tại tỉnh Sơn Đông.

Đoàn Theo Nguyên Hà Tính Toản, Đoàn là tên của giống dân du mục mà người Hán gọi là rợ Hồ. Khi họ định cư tại đất Hán vào đời hậu Chu (947-950), họ nhận tên Đoàn làm tên họ. Theo sách Sử Ký Ngụy Thế Gia, họ Đoàn là chi nhánh của họ kép Đoàn Can. Đoàn Can là tên ấp nằm trong nước Ngụy và ông tổ của dòng họ này là Đoàn Can Mộc. Dòng họ Đoàn và Đoàn Can ban đầu cư ngụ tại Sơn Tây và Hồ Bắc là nơi xưa kia có nước Ngụy.

Đỗ, Phạm: Theo Nguyên Hà Tính Toản và Lộ Sử, Lưu Luy thuộc dòng Đường Đế Nghiêu. Lưu Luy lập ra nước Đường nay ở Sơn Tây và người ta thường gọi là Đường Đỗ Thị. Vào triều đại nhà Chu, Chu Thành Vương chiếm nước Đường. Một người cháu Lưu Luy được cấp đất Đỗ Thành ở Tây An tỉnh Thiểm Tây và được phong tước Đỗ Bá. Do vậy, con cháu nhận tên Đỗ làm tên họ. Đất Đỗ Thành lại bị Chu Tuyên Vương chiếm và con của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc chạy sang nước Tấn, được phong chức Sĩ Sư nên đổi họ Đỗ thành họ Sĩ. Đến đời chắt của ông này là Sĩ Hội được ban cho đất Phạm, gọi là Phạm Ấp để cai trị, nên đã đổi họ Sĩ ra họ Phạm. Dòng họ Phạm phát triển mạnh tại tỉnh Sơn Tây.

Giang Theo Nguyên Hà Tính Toản, chắt vua Chuyên Húc là Bá Khôi được ban cho đất Giang Lăng để cai trị. Vào thời Xuân Thu, nước Giang bị nước Sở thôn tính, cháu chắt Bá Khôi đã chọn tên Giang làm tên họ để tưởng nhớ nước Giang.

Giáp Theo Phong Tục Thông, họ Giáp bắt nguồn từ họ kép Giáp Phụ và Giáp Phụ là tên nước.

Hà/Hàn Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Hà có từ đời nhà Tần, là chi nhánh của họ Hàn, thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Người lập nên họ Hà là Hàn An, sống ở nước Hàn nay ở tỉnh Sơn Tây. Khi Tần Thủy Hoàng chiếm nước Hàn, Hàn An trốn sang Giang Tô và đổi thành họ Hà. Dòng họ Hà sinh sống dọc theo sông Dương Tử và sông Hoài chảy qua hai tỉnh Giang Tô và An Huy.

Hoàng Theo Nguyên Hà Tính Toản, Hoàng là tên đất. Chu Vũ Vương cho con cháu Lục Chung đất Hoàng ở Hà Nam để cai trị. Nước Hoàng bị nước Sở Chiếm, con cháu Lục Chung nhận từ Hoàng làm tên họ để tưởng nhớ nước Hoàng.

Hồ Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Hồ thuộc dòng dõi Đế Thuấn, và người lập nên họ Hồ là Hồ Công Mãn. Họ Hồ là chi nhánh của họ Trần. Hồ Công Mãn được Chu Vũ Vương ban cho đất Trần để cai trị. Khi Hồ Công Mãn chết, con cháu lấy họ Hồ để tưởng nhớ người sáng lập nước Trần. Dòng họ Hồ cư ngụ tại Hồ Bắc.

Khổng Họ Khổng thuộc dòng dõi Hoàng Đế, theo Quảng Vận, họ Khổng là chi nhánh của họ Tử. Con của Đế Cốc đã nhận chữ Tử làm tên họ. Đến đời vua Thành Thang (1766-1753 TCN), một người chắt Đế Cốc được giữ chức Thái Ất. Do vậy, con cháu đã phối hợp chữ Tử và Ất, tạo thành chữ Khổng để làm tên họ. Người đầu tiên nhận họ Khổng là Khổng Phú Gia.

Khuất Theo Thượng Hữu Lục và Vạn Tính Thống Phổ, Khuất là tên đất gọi là Khuất Ấp. Con của Chu Vũ Vương được ban cho Khuất Ấp để cai trị. Cháu chắt đã nhận địa danh Khuất làm tên họ. Dòng họ Khuất ban đầu cư ngụ tại Hà Nam.

Khúc Theo Vạn Tính Thống Phổ và Thông Chí Thị Tộc Lược, họ Khúc thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Con của Mục Hầu nước Tấn được ban cho đất gọi là Khúc Ốc. Do vậy, con cháu đã nhận họ Khúc. Dòng họ Khúc cư ngụ tại Thiểm Tây là nơi xưa kia có đất Khúc.

Kiều Theo Nguyên Hà Tính Toản, và Vạn Tính Thống Phổ, họ Kiều là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Ðế. Theo hai sách này, Hoàng Ðế chết, được chôn ở núi Kiều Sơn nên con cháu nhận tên núi Kiều làm tên họ. Dòng dõi họ Kiều cư ngụ tại Sơn Tây.

Lại Theo Tính Thị Khảo Lược, Lại là tên nước thời Xuân Thu. Người nước Lại lấy tên nước làm tên họ. Dòng dõi họ Lại đầu tiên cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.

Lâm Theo Lộ Sử và Nguyên Hà Tính Toản, họ Lâm là chi nhánh họ Tử thuộc dòng dõi vua Thành Thang. Người đầu tiên nhận họ Lâm là Tỷ Can. Tỷ Can bị Trụ Vương giết, con Tỷ Can trốn vào rừng. Về sau Chu Vũ Vương ban cho con Tỷ Can đất Bá Lăng, nay ở Hà Bắc và ban cho tên họ Lâm. Dòng họ Lâm ban đầu cư ngụ tại Hà Bắc, sau lan sang Sơn Đông và Hà Nam.

Có 2 tài liệu nói về họ Lê. Theo sách Phong Tục Thông, dưới triều vua Thiếu Hạo (2598-2513 TCN), có nhóm quan gồm 9 người gọi là Cửu Lê. Con cháu các quan này đã nhận chữ Lê làm tên họ. Theo Lộ Sử và Nguyên Hà Tính Toản, Lê là tên nước đời nhà Thương. Khi nhà Thương bị diệt, nước Lê thuộc nhà Chu. Con cháu Đường Đế Nghiêu được phong tước Lê Hầu. Do vậy con cháu đã lấy tên tước Lê làm tên họ. Dòng họ Lê ban đầu cư ngụ tại Sơn Đông là nơi khi xưa có nước Lê.

Lưu Họ Lưu thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Theo sách Thông Chí Tính Tộc Lược, cháu chắt của Đường Đế Nghiêu được ban cho đất Lưu, nay ở tỉnh Hà Bắc để cai trị. Cháu chắt đã nhận tên đất Lưu làm tên họ. Nhưng theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, Lưu là tên huyện. Một người cháu chắt Chu Văn Vương làm quan đại phu, được ban cho đất Lưu Ấp. Con cháu đã nhận tên đất Lưu làm tên họ.

Lương Theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, họ Lương thuộc thị tộc Doanh. Con của Tần Trọng được ban cho đất Hạ Dương và được phong tước Lương Bá. Cháu chắt Lương Bá nhận tên Lương làm tên họ. Một tài liệu khác cho rằng thời Bắc Ngụy, vua Hiếu Văn Đế ra nhiều sắc lệnh cải cách xã hội Tàu, trong đó có lệnh bắt đổi họ ba chữ Bạt Liệt Lan thành họ Lương.

Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Lý (nghĩa: cây mận) là chi nhánh của họ Lý (nghĩa: thớ thịt). Cả hai họ này có ông tổ chung là Chuyên Húc. Cửu Dao là cháu Chuyên Húc giữ chức Lý Quan tức quan án nên Cửu Dao đổi sang họ Lý (nghĩa: thớ thịt). Đến đời Thương, Lý Trưng phạm tội bị Trụ Vương đuổi khỏi nước và chết, con là Lý Lợi Trinh sống sót nhờ ăn trái cây gọi là Mộc Tử. Để ghi nhớ sự kiện này, ông ghép chữ Mộc và chữ Tử thành chữ Lý( nghĩa: cây mận) để làm tên họ. Dòng họ Lý cư ngụ tại Hà Bắc.

Ma Có 2 tài liệu nói về họ Ma. Theo sách Phong Tục Thông, thì Ma Anh làm quan đại phu nước Tề, con cháu nhận tên Ma làm tên họ. Theo sách Tính Thị Khảo Lược, quan đại phu nước Sở được ban cho đất Ma gọi là Ma Ấp để cai trị. Cháu chắt đã nhận chữ Ma làm tên họ. Dòng họ Ma cư ngụ tại Hà Bắc là nơi xưa kia có nước Ma.

Họ Mã rất phổ thông tại Trung Quốc và đặc biệt đa số người họ Mã theo Hồi Giáo. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Mã là chi nhánh của họ Doanh, thuộc dòng dõi Chuyên Húc. Người sáng lập dòng họ Mã là Triệu Xa. Triệu Xa giữ chức Mã Phục Quân là chức quan trông coi việc thuần thục ngựa cho kỵ binh thời Chiến Quốc. Con cháu Triệu Xa đã nhận tên chức quan Mã làm tên họ. Dòng họ Mã cư ngụ tại vùng Thiểm Tây.

Mạc Theo Tính Thị Khảo Lược, Mạc là tên thành. Vua Chuyên Húc xây Mạc Thành. Cư dân trong Mạc Thành đã lấy chữ Mạc làm tên họ. Dòng họ Mạc cư ngụ nhiều tại Hà Bắc là nơi xưa kia đã xây Mạc Thành. Thuyết thứ hai cho rằng, họ Mạc là do tên chức vụ công quyền: chức Mạc Ngao. Khuất Nguyên của nước Sở giữ chức vụ này nên con cháu đã lấy chữ Mạc làm tên họ.

Mai Theo Đường Thư Tể Tướng Thế Hệ Biểu, họ Mai là chi nhánh của họ Tử. Mai là tên đất. Vào đờI nhà Thương, người anh của Thái Đinh được ban cho đất Mai và được phong tước Mai Bá. Con cháu đã nhận tên đất Mai làm tên họ. Dòng họ Mai cư ngụ tại Hà Nam.

Nghiêm Họ Nghiêm xuất phát từ họ Trang, thuộc dòng tộc Trang Vương nước Sở. Theo Nguyên Hà Tính Toản, khi Trang Vương mất, con cháu đã nhận tên Trang làm tên họ. Theo Tính Thị Khảo Lược, vì tránh tên húy của Hán Minh Đế nên ông Trang Quang đã đổi sang họ Nghiêm. Từ đó nảy sinh dòng họ Nghiêm. Dòng họ này phát triển mạnh tại tỉnh Chiết Giang.

Ngô Vào thời Xuân Thu-Chiến Quốc, phía nam sông Dương Tử là vùng Giang Nam. Vùng này là lãnh thổ của nước Ngô. Theo Thông Chí Thị Tộc Lược, dân chúng nước Ngô đã nhận tên Ngô làm tên họ. Dòng họ Ngô ban đầu cư ngụ tại tỉnh Giang Tô là nơi có nước Ngô. Sau này, người họ Ngô cũng cư ngụ tại Chiết Giang và Sơn Đông.

Nguyễn Theo hai tài liệu Nguyên Hà Tính Toản và Vạn Tính Thống Phổ, đời nhà Thương có nước Nguyễn. Cư dân nước này nhận tên Nguyễn làm tên họ. Nhiều người dòng họ Nguyễn cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam.

Nông Theo Vạn Tính Thống Phổ, họ Nông bắt nguồn từ Thần Nông Thị. Vua Thần Nông dậy dân làm ruộng nên dân chúng nhận tên Nông làm tên họ.

Ông Theo Nguyên Hà Tính Toản và Tính Thị Khảo Lược, họ Ông thuộc dòng Chu Văn Vương. Con Chu Văn Vương là Chu Chiêu Vương được ban cho đất Ông để cai tri. Con cháu đã nhận tên họ Ông. Tại đất Ông có ngọn núi tên là Ông Sơ Dòng họ Ông cư ngụ tại Chiết Giang.

Phạm Xem họ Đỗ.

Phan Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phan thuộc dòng tộc Chu Văn Vương. Chu Văn Vương cho chắt của mình là Chu Chí Tôn vùng đất gọi là Phan Ấp để cai trị. Con cháu Chí Tôn đã nhận tên Phan làm tên họ. Ban đầu dòng họ Phan cư ngụ tại Thiểm Tây, sau lan ra An Huy và Chiết Giang.

Phó Theo Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, người sáng lập dòng họ Phó là quan Thừa Tướng của vua Vũ Tính nhà Thương. Ông cư ngụ tại đất Phó Nghiễm, nay là tỉnh Sơn Tây. Con cháu đã nhận tên Phó làm tên họ. Dòng họ Phó cư ngụ tại Hà Bắc và Sơn Đông.

Phùng Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phùng thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Người con thứ 15 của vua này là Tất Công Cao được ban cho đất Phùng, gọi là Phùng Ấp để cai trị. Con cháu đã nhận tên Phùng làm tên họ. Dòng dõi họ Phùng cư ngụ tại Hà Nam và Sơn Tây.

Quách Theo Tính Thị Khảo Lược, họ Quách có từ đời nhà Hạ. Thời nhà Hạ dân chúng sống trong khu vực có tường lũy bao quanh gọi là Quách. Dân chúng lấy tên Quách làm tên họ. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Quách là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Con thứ tư của Chu Văn Vương được ban cho đất Quách để cai trị nên con cháu nhận tên Quách làm tên họ. Dòng họ Quách phát triển mạnh tại Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây là nơi xưa kia có nước Quách.

Sơn Theo Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo và Thông Chí Thị Tộc Lược, Sơn là tên một chức quan đời nhà Chu gọi là Sơn Sư. Quan Sơn Sư trông coi việc thu thuế lâm và ngư nghiệp. Con cháu nhận tên chức quan Sơn làm tên họ.

Tạ Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tạ là chi nhánh của họ Khương, thuộc dòng dõi Viêm Đế. Tạ là tên nước. Thân Bá là anh em rể của Chu Tuyên Vương được ban cho đất Tạ nên con cháu Thân Bá đã nhận tên Tạ làm tên họ. Đất Tạ nay ở tỉnh Sơn Đông.

Tăng Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tăng là chi nhánh của họ Từ, thuộc dòng dõi vua Đại Vũ đời nhà Hạ. Khi Thiếu Khang hồi phục nhà Hạ, ông ban đất Khoái cho con út của ông là Khúc Liệt để lập nên nước Khoái. Nước Khoái bị diệt, họ hàng chạy sang nước Lỗ và để tưởng nhớ nước Khoái, con cháu đã lấy chữ Khoái nhưng bỏ bớt ngữ căn Ấp để thành chữ Tăng làm tên họ. Dòng họ Tăng phát triển mạnh tại Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông.

Thái Theo Tính Thị Tầm Nguyên, họ Thái là do họ kép Thái Thúc mà ra. Họ Thái Thúc là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Người lập ra họ Thái Thúc là Thái Thúc Nghĩa. Con cháu đã nhận Thái Thúc làm tên họ. Họ Thái Thúc ban đầu ở Hà Nam, Hà Bắc, sau phát triển ở Sơn Đông.

Thân Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Thân là chi nhánh họ Khương, thuộc dòng tộc Viêm Đế. Thân Lã được ban cho đất Thân để cai trị và được tước Thân Bá. Cháu chắt Thân Lã đã nhận địa danh Thân làm tên họ.

Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tô thuộc dòng dõi Chuyên Húc. Đời nhà Hạ, Côn Ngô được ban cho đất Tô Thành nên con cháu đã lấy họ Tô. Đầu tiên, họ Tô cư ngụ tại Hà Nam. Sang đời Chu, họ rời về Cam Túc.

Tôn Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tôn bắt nguồn từ tên chức quan gọi là Tôn Bá. Chức quan này trông coi việc tế tự trong triều đình nhà Chu. Con cháu đã nhận tên chức quan làm tên họ. Họ Tôn cư ngụ tại phía đông sông Dương Tử, trong vùng gọi là Hà Đông.

Tống Theo Vạn Tính Thế Phổ, họ Tống là chi nhánh của họ Tử và Tống là địa danh nước Tống. Chu Vũ Vương ban đất Tống cho Vi Tử Khải là con út của Đế Ất. Nước Tống bị nước Sở chiếm. Dân nước Tống nhận tên Tống làm tên họ. Họ Tống cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.

Trần Theo Thông Chí Thị Tộc Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trần là do tên nước Trần. Chu Vũ Vương cho Quỳ Mãn hay còn gọi là Hồ Công Mãn đất Trần nay ở tỉnh Hà Nam để cai trị. Mười thế hệ sau, cháu chắt Hồ Công Mãn bỏ đất Trần đi nơi khác để tránh binh biến. Để tưởng nhớ đất cũ, họ đã nhận tên nước Trần làm tên họ. Dòng dõi họ Trần cư ngụ nhiều tại tỉnh Hà Nam và Sơn Đông.

Triệu Theo sách Bách Gia Tính xuất bản thời Bắc Tống, họ Triệu được con cháu đặt ra để tưởng nhớ vị sáng lập triều đại Bắc Tống là Triệu Khuông Dận. Theo sách Nguyên Hà Tính Toản, Triệu là tên vùng đất gọi là Triệu Thành. Đời nhà Chu, Tạo Phủ được ban cho đất Triệu Thành nên đã nhận chữ Triệu làm tên họ. Dòng họ Triệu cư ngụ tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây

Trịnh Theo Nguyên Hà Tính Toản, Trịnh là tên nước. Đời vua Chu Tuyên Vương, Chu Hữu được ban cho đất Trịnh. Con cháu nhận tên Trịnh làm họ. Dòng họ Trịnh cư ngụ tại huyện Trịnh tỉnh Hà Nam.

Trương Theo Tính Thị Khảo Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trương thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Người con thứ 5 là Huy sáng chế ra cây cung. Muốn bắn cung phải trương dây cung. Vì vậy, chữ Trương gồm 2 chữ Cung và Trường ghép lại. Một số cháu chắt ông Huy lấy từ Cung, số khác lấy từ Trương làm tên họ. Dòng họ Trương cư ngụ tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây.

Từ Theo Nguyên Hà Tính Toản, ông tổ họ Từ là Bá Khôi. Bá Khôi là quan đại thần của Đế Thuấn. Vua Đại Vũ nhà Hạ ban nước Từ cho con cháu Bá Khôi cai trị. Nước Từ bị nước Sở chiếm nên cháu chắt Bá Khôi đã nhận tên Từ làm tên họ để tưởng nhớ quê hương cũ. Dòng họ Từ cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.

Văn Theo Phong Tục Thông, họ Văn thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Sau khi Chu Văn Vương chết, con cháu đã nhận chữ Văn làm tên họ.

Vũ/Võ Có 2 tài liệu về họ Vũ. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Vũ là chi nhánh của họ Cơ và người sáng lập dòng họ này là Cơ Vũ, con của Chu Bình Vương. Theo Phong Tục Thống, họ Vũ thuộc dòng dõi Tống Vũ Công thời Xuân Thu. Con cháu đã nhận tên Vũ làm họ để tưởng nhớ ông tổ Tống Vũ Công. Dòng họ Vũ cư ngụ tại Thái Nguyên, Sơn Tây và Giang Tô.

Vương: Họ Vương rất phổ thông tại Trung Quốc là chi nhánh của nhiều họ trước đây là vua hay hoàng đế Trung Quốc. Theo Thông Chí Thị Tộc Lược, họ Vương là chi nhánh của dòng tộc Chu Văn Vương. Vương Đạo là con cháu danh tiếng nhất của dòng họ này. Tài liệu khác cho rằng họ Vương thuộc dòng họ Đế Thuấn. Dòng họ Vương lan tràn khắp nước Tàu như Sơn Đông, Thái Nguyên, Hà Nam, Hà Bắc, Giang Tô.


Xem link:


http://www.erct.com/4-ChiaSe/SuuTam/Tinh_danh-SoluocnguongocVN.htm




Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s