"HÀO KHÍ ĐÔNG A" (2)
Tác giả: ThucPT
Tiếp theo
Sơ đồ các thế hệ nhà Trần
Hào khí, hào kiệt thì đời nào cũng có. Nói đến "Hào khí Đông A" là nói đến hào khí đời Trần. Sức mạnh của những đội kỵ binh làm cả thé giới khiếp sợ, nhưng 3 lần tràn sag Đại Việt là cả 3 lần thất bại thảm hại.Vương triều Trần đã hội tụ đc nhữg gì để tạo nên "Hào khí Đông A", để chiến thắng kẻ thù. Trước hết, triều Trần đã hội tụ đc những con người, những anh hùng văn võ song toàn, cả 1 đời vì xã tẵc sơn hà - đó là danh tướng Trần Thủ Độ.
Thủy tổ cụ Trần Kinh sinh ra cụ Trần Hấp.Cụ Trần Hấp sinh ra cụ Trần Lý,cụ Trần Hoằng Nghi. Cụ Trần Hoằng Nghi sinh Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ. Như vậy cụ TrầnThủĐộ là con trai thứ của cụ TrầnHoằngNghi, là em họ của cụ Trần Thừa. Cụ Trần Thủ Độ sinh năm 1194 ở HưngHà,Thái Bình.
TTĐộ là người đầu tiên đặt viên gạch xây nền móng cho sự ra đời chính thức của nhà Tràn - người sáng lập ra nhà Trần.Có ý kiến cho răng TTĐộ tàn bạo, tội tày đình, giết vua,rồi lấy ngay vợ vua ...., tội nhiều hơn công, nên bị chê trách.
Theo tôi, con người luôn luôn có 2 mặt: tích cựu và tiêu cực. Mặt tích cực là phần người, còn mặt kia là con. Tôi thích viết phần người hơn.
Khi nhà lý suy yếu, TTĐộ đã lên kế hoạch ép vua Lý Huệ Tông (Lý Hạo Sảm) nhườg ngôi cho công chúa thứ là Lý Chiêu Thánh,ép vua Lý Huệ Tông đi tu ở chùa Chân Giáo, rồi lấy lại người chị họ Trần Thị Dung (vợ vua Lý Huệ Tông) làm vợ.
Có lần TrầnThủĐộ đi qua chùa, thấy vua Huệ Tông đag nhổ cỏ, TTĐộ nói:"Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu", sau đó bức vua Huệ Tông tự tử ở vườn sau chùa.Vì Tổ nhà Trần là TrầnLý nên bắt đổi họ Lý sag họ Nguyễn và 1 số họ khác để "nhổ cả rễ", để tuyệt trừ hậu họa.
TTĐộ đưa con trai Trần Thừa là Trần Cảnh vào cung hầu vua Lý Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng thườg hay trêu chọc, đùa nghịch với Trần Cảnh (trẻ con 7, 8t mà). Trần Cảnh đem việc đó mách với chú, TTĐộ nói: "Nếu quả vậy thì họ nhà ta sẽ là họ nhà vua, hoặc cả họ sẽ bị giết sạch ?".
Một hôm vua Lý Chiêu Hoàng lấy cái khăn ném Trần Cảnh. Trần Cảnh cầm lấy lại về mách chú.TTĐộ liền đem gia thuộc họ hàng vào cung cấm, sai đóng các cửa thành lại rồi loan báo: "Bệ hạ có chồng rồi!".Tất cả các quan trog triều vâng lời và xin chọn ngày lành.
Như vậy họ Trần đã ngồi trên ngai vàng quyền lực do bàn tay chèo lái khéo léo của TrầnThủĐộ - bằng 1 cuộc hôn nhân êm thấm nhẹ nhàng!
Vua Lý Huệ Tông và Trần Thị Dung kô có con trai, đc 1 năm sau thì TTĐộ ép phải truyền nước cho rể. Như vậy nhà Trần đã kế thừa ngôi nhà Lý 1 cách danh chính ngôn thuân, đc thể hiện qua chiếu truyền ngôi của vua Lý Chiêu Hoàng:
"Trẫm xét thấy ngôi báu rất là trọng đại mà trẫm là vua đàn bà, phải gánh vác lịch số do trời giao cho, riêng những nơm nớp lo sợ, như sắp sa xuống vực sâu. Nghĩ sao tìm đc hiền nhân quân tử để giúp đỡ về chính trị. Duy có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, uy nghi đường hoàng, thực có phong độ bậc quân tử, có thể nhường cho ngôi báu để chống đỡ trong buổi gian nguy. Vậy rất mong Trần Cảnh đồng lòng hợp sức, dẹp yên loạn lạc, cứu vớt sinh dân để cùng hưởng phúc thái bình". Trần Thủ Độ thật tài tình cho sự hợp thức hóa việc "sang tên".
Khi nhà Trần mới khởi nghiệp, TTĐộ đc phong là Thống quốc Thái sư, mọi quyền hành trog triều đình đều trog tay Ông. Để củng cố quyền lực nhà Trần, Ông đánh dẹp tất cả các lực lượng chống đối cuối thời Lý.
Vua Trần Thái Tông là con rể vua Lý Huệ Tông, vua Trần Thánh Tông là cháu ngoại Lý Huệ Tông - nhà Trần có 1 nửa dòng máu của họ Lý, họ Lý vẫn đc thờ cúng tế tự, vì thế kô có lý do "nhổ tận gốc" như lâu nay vẫn truyền lại.
Vì cơ nghiệp của dòng tộc, nên khi vua Trần Thái Tông và hoàng hậu Lý Chiêu Thánh kô có con,TTĐộ đã ép vua Trần Thái Tông lấy chị dâu Lý Thuận Thiên (vợ Trần Liễu) cũng là chị ruột của hoàng hậu Lý Chiêu Thánh vì lúc ấy Lý Thuận Thiên đag mang thai với Trần Liễu đc 3 thág - đó là dòng giống nhà Trần!
Việc làm này khiến Trần Liễu căm giận nổi loạn, vua Trần Thái Tông thì bỏ đi tu. Trước thái độ cứng rắn và khôn khéo của TTĐộ :" Vua ở đâu thì kinh thành ở đó" , rồi sai người xây cung điện, bấy giờ nhà vua mới chịu quay về.
Khi đã dẹp xong loạn của Trần Liễu,TTĐộ đã rút gươm định giết chết Trần Liễu để nghiêm trị thì vuaTrần Thái Tông đã lấy thân mình che chở cho anh.Hai anh em ôm nhau mà khóc. Để xoa dịu nỗi mất mát lớn của TLiễu,TTĐộ đã đền bù cho TLiễu mấy ấp ở An Sinh, Hải Dương rồi phong làm An Sinh vương.
Nhà Trần giành ngôi nhà Lý bằng biện pháp hôn nhân, nhà Trần đóng vai trò là ngoại thích.Vì thế để tránh họa ngoại thích, TTĐộ đã ra lệnh hôn nhân nội tộc. Để xá tội lỗi hôn nhân loạn luân trog dòng họ nên Ông đã mở ra lễ hội giông như lễ hội Halloween. Trog lễ hội này, tướng Trần Khánh Dư(con nuôi vua Trần Thánh Tông) đã thông tư với công chúa Thiên Thụy (con vua Trần Thánh Tông) là vợ Trần Nghiễm (con THĐạo) bị tội đánh đến chết.
Và rồi lịch sử lại lặp lại, khi nhà Trần suy yếu cũng lặp lại họa ngoại thích là Hồ Quý Ly và mất ngôi về tay ngoại thích, họ Trần cũng bị đổi sang họ Đặng (Trần biến vi Đặng) và 1 số họ khác như họ Bùi ở Hưng Yên (do anh TrầnKhánh cung cấp). Anh Khánh cắt chữ: chữ Bùi (裴 ), theo lối chiết tự là do chữ Phi (非) và chữ Y (衣 )ghép lại, nên còn đọc là PhiY. Theo từ điển hannôm, chữ Phi (非) nghĩa là không, còn chữ Y (衣 )nghĩa là quần áo. PhiY nghĩa là không quần áo - "TRẦN", ý ông Tổ họ Bùi muốn nhắc nhở con cháu về nguồn gốc dòng họ của mình chính là họ TRẦN - Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông .....
Anh Khánh còn cho biết cụ Đặng Xuân Khu (cụ Trường Chinh) - bậc lão thành cách mạng cũng là hậu duệ tiêu biểu của dòng họ TRẦN này.Tôi nhớ chị Đặng Phương Thảo (cl76) là cháu cụ Đặng Xuân Khu, nếu nhớ nhầm thì xí xóa cho tôi nhé.
Hôm đc g/đ anh Đinh Ngọc Hiện mời về thăm Đền Trần Nam Định,hướng dẫn viên du lịch đã kể nhiều câu chuyện hay về danh tướng TrầnThủĐộ.
Thái sư Trần Thủ Độ là người sửa đổi luật pháp, như "phụ nữ kô đc đi vào cửa cung ". Vợ ông là Linh Từ Quốc Mẫu Trần thị Dung khi đi vào cổng cấm thì bị lính ngăn lại, bà về nhà khóc nói với TTĐộ :" .... mụ này là vợ ông mà bị bọn quan khinh như vậy". TTĐộ sai bắt người gác cổng đến hỏi.Sau khi nghe ng này trình bày thì ông cười nói:" Ngươi ở cấp thấp mà biết giữ phép nước, ta còn trách gì nữa", rồi ban thưởg.TTĐộ là 1 Thái sư nghiêm minh, tôn trọg luật pháp nhất là luật pháp ấy lại do mình ban ra, kô thể vì người thân mà vi phạm.
Vợ ông (Trần Thị Dung) co xin cho 1 người làm chức Câu đương (chức thư ký ngày nay), ông nhận lời. Đến lúc xét, ông gọi ng ấy lên bảo:"Ngươi vì có người xin cho làm Câu đươg nên kô thể so với ng Câu đươg khác đc, phải chặt 1 ngón chân để phân biệt". Người này sợ quá xin mãi mới đc tha, từ ấy kô ai dám đến nhà riêng xin xỏ nữa. Như vậy giá làm quan bằng 1 ngón chân. Cách làm của Thái sư TTĐộ là tấm gương về chống tệ mua quan bán chức, để giữ chặt kỷ cương phép nước thể hiện tính thẳng thắn nghiêm túc thi hành luật pháp.
Có người thây trog triều đình TTĐộ nắm hết quyền hành, bèn nói với vua Trần Thái Tông :" Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?". Vua Trần Thái Tông đưa người ấy đến dinh TrầnThủ Độ kể hết.TrầnThủĐộ nghe xog trả lời:"Đúng như những lời hắn nói" rồi thưởg cho người ấy. TTĐộ là con ngưoi minh bạch, dám nhìn thẳng vào sự thật,dám làm dám chịu.Ông rất khẳng định mình, chứ kô phủ nhận.
TTĐộ là Thống quốc Thái sư đầu triều Trần, tuy kô đỗ đạt khoa cử, nhưg là người mưu lược nhìn xa trông rộng - Một người lo bằng kho người làm! Ông đã từng bước cải cách đổi mới Đại Việt, củng cổ bộ máy hành chính Nhà nước. Ông có nhữg đổi mới tư duy về tư hữu hóa ruộng đất, chuyển chế độ công hữu thành tư hữu làm cho kinh tế Đại Việt nhanh chóg phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Ông đã giúp nhà Trần ổn định tình hình giặc giã trong nước. Ông chủ trươg phát triển nho giáo, đẩy mạnh thi cử, coi trọg người tài.
Có lần vua Trần Thái Tông muốn cho Trần An Quốc là anh ruột của TTĐộ làm tướng, Ông nói:"An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ, nếu cho là thần hiền hơn An Quốc thì kô nên tiến cử An Quốc", vua bèn thôi. Khả năng nhìn người của Ông rất siêu, sau này An Quốc đã cùng vợ là công chúa nhà Lý làm loạn chống lại triều Trần, nhưg đã bị TTĐộ dẹp tan.TTĐộ là con người thẳng thắn về cách dùng người, giỏi thì dùng, kô g/đình trị. Ông kô dung túng cho bất kỳ 1 hành động nhỏ nào khi đụng chạm tới quyền lợi của dong tộc. Ông kô tham quyền cố vị, ở thời điểm muốn làm vua là đc ngay, nhưg Ông kô làm.
Ông là người am hiểu về nhiều mặt. Khi giặc Nguyên xam lăng, ông ngồi sau rèm định việc thiên hạ, chỉ đạo các tướng ra trận, ngay cả vua Trần Thái Tông, Thái tử Trần Hoảng ...cũng đều ra trận đánh giặc, ông là linh hồn của cuộc k/chiến lần 1 vơi câu nói bất hủ:"Đầu thần chưa rơi xuốg đất, xin Bệ hạ chớ lo" làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho triều đình, để từ đó đoàn kết toàn dân chống giặc, dẫn đến cuộc k/chiến lần 1 thành công.
TTĐộ là người khai mở vương triều Trần,đã trọn đời bảo vệ quyền lợi của dòng tộc. Những năm đầu triều Trần ông đã năm quyền cai trị Đại Việt gần 40 năm (1226-1264), đưa nền kinh tế suy yếu cuối thời Lý trở thành hưng thịnh, đó chính là nền tảng vững mạnh đê Đại Việt có thể 3 lần chặn đứng vó ngựa xâm lăng của quân Nguyên Mông, đó là công lao to lớn của TTĐộ đối với l/sử dân tộc.
Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi mag trog mình 1 nửa dòng máu nhà Trần cũng có "hào khí" rực rỡ ấy, hào khí đó đc thổi vào ngòi bút :
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục bắc nam cũng khác
Trải qua Triệu Đinh Lý Trần nối đời dựng nước
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ 1 phương ...".
Cha Nguyễn Trãi là cụ Nguyễn Phi Khanh,còn mẹ là cụ Trần Thị Thái, ông ngoại của Nguyễn Trãi là cụ Tư Đồ Trần Nguyên Đán.
TTĐộ là con người cơ mưu quyết đoán, con người chuyên chế, 1vị tướng khí phách tài ba, 1 đời dốc hết cho sơn hà xã tắc.
Trần Thủ Độ - hay "Trần Thủ Đoạn" ?. "Thủ Đoạn" để đổi Lý thay Trần - đó là việc làm phù hợp với qui luật hưng vong, "Thủ Đoạn " để thay thế cái suy tàn của nhà Lý, "Thủ Đoạn " để Đại Việt cường thịnh, để 3 lần giữ đc họa xâm lăng của đế quốc hùng mạnh nhất, để giữ yên bờ cõi thì quả là vô cùng ngưỡng mộ và đáng đc lưu danh sử sách - "Thủ Đoạn" tích cực"! - một nhân vật lịch sử cần đc tôn vinh!
Năm 1264 Ông mất, thọ 71 t.
Dân ta có câu: "Thág 8 giỗ cha, thág 3 giỗ mẹ"
Ông đã đc người dân VN kính trọg tôn vinh là bậc Cha ,bậc Thánh - Đức Thánh Trần. Đây là điều hiếm hoi trog l/sử chỉ dành riêng cho 1 vị danh tướng đời Trần - danh tướng Trần Hưng Đạo.
TrầnHưngĐạo tên là Trần Quốc Tuấn, quê ở Bảo Lộc (An Lạc) Nam Định.
Sau khi đc TTĐộ đền bù cho mấy ấp ở An Sinh,Vạn Kiếp, Hải Dương, Trần Liễu đến Vạn Kiếp sinh sông. Tại đây, vào năm 1232 Trần quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) ra đời, là con trai thứ của TLiễu.Trần Liễu sinh đc Trần Tung, Trần Doãn,Trần quốc Tuấn, công chúa Thiên Cảm (hoang hậu của Trần Thánh Tông).
Trần Liễu vẫn oán giận TTĐộ,Ông trở về quê hương Bảo Lộc(An Lạc),Nam Định mang theo Trần Quốc Tuấn.Ông đã mời nhiều thầy giỏi về dạy cho Trần Quốc Tuấn cả văn lẫn võ với ý đồ đào tạo con để rửa mối thù cho cha.
Năm 1251 Trần Quốc Tuấn lấy cô ruột là công chúa Thiên Thành (là em ruột Trần Liễu), cùng năm đó Trần Liễu mất, thọ 41t. Lúc hấp hối, ông trăng trối với Trần Quốc Tuấn rằng:" Con kô vì cha lấy đc thiên hạ thì cha chết dưới suối vàng cũng kô nhắm mắt đc".
THĐao có 6 người con: 4 trai 2 gái, Trần Quốc Nghiễm, Trần Quốc Uất,Trần Quốc Tảng, Trần Quang Triều,công chúa Bảo Thánh (hoàng hậu vua Trần Nhân Tông), công chúa Anh Nguyên (vợ Phạm ngũ Lão).
Năm 1282 khi đất nước nguy biến, 2 vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông triệu tập hội nghị Bình Than, trog hội nghị này THĐạo đc phong làm Tiết chế Quốc công - Bộ trưởng bộ quốc phòng ngày nay. Khi quyền quân quyền nước đều trog tay mình, Ông gọi các con về họp, đem lời cha trăg trối để hỏi ý kiến. Ba người con bẩm rằng kô nên cướp ngôi, riêng Trần Quốc Tảng là con trai thứ đag phụ trách cánh quân trấn giữ miền đông bắc thì thưa nên cướp ngôi, liền bị THĐạo tuốt gươm giết, nhưg các anh em chạy tới khóc lóc van xin chịu tôi thay thì ông mới tha và đầy ra Nghệ An, rồi ông dặn: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho nó vào viếng". Một con người 1 lòng 1 dạ giữ gìn trung nghĩa với dòng tộc, biết đặt lợi ích đất nước lên trên hết.
Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải là 2 anh em họ, TQTuấn là con TrầnLiễu, còn TQKhải là con TrầnCảnh. Do mối tư thù của TLiễu để lại mà anh em hiềm nghi xa cách. Một hôm TQTuấn từ Vạn Kiếp về Bảo Lộc chơi, TQKhải đi chơi về người đầy bụi bẩn, thấy thế TQTuấn đùa bảo:"Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi quần áo TQKhải ra tắm gội sạch sẽ. Từ đó, 2 anh em trở nên tin tửong nhau hơn, thương yêu nhau nhiều hơn. Cách "hóa giải" của Ông như vậy đó - thật đơn giản mà thấm đậm tình người, thật cảm động.
Khi Trần Quốc Tuấn theo vua Trần Nhân Tông hộ tống lui về Thanh Hóa, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn, các quan đều gườm mắt nhìn đề phòng cảnh giác vì mối thù cũ của cha Trần Quốc Tuấn, Ông bèn rút đầu sắt nhọn vứt đi, như vứt đi sự nghi ngại, vứt đi mối hận thù mà khi nhắm mắt cha đã dặn lại, để giữ gìn sự đoàn kết trog dòng họ, để làm nên chiến thắng cho Đại Việt. Trần Hưng Đạo đã làm đc như vậy.
Trần Hưng Đạo là tướng chịu đau giỏi nhất.Chuyện kể lại rằng, để chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2, sứ nhà Nguyên là Sài Xuân đem 5nghìn quân sag nước ta dò la tình hình. Trần Hưng Đạo liền cạo đầu mặc áo nâu như 1 nhà sư, 1 mình đến gặp Sài Xuân. Sài Xuân tưởng hòa thượng nên tiếp đón tử tế. Khi 2 bên đag đàm đạo thì người hầu của Sài Xuân cầm cái tên đứng đằng sau chọc vào đầu TrầnHưng Đạo, máu chảy ra, sắc mặt Ông vẫn kô thay đổi. Việc này có thể so sánh với PhạmNgũ Lão vì chờ gắp TrầnHưngĐạo trên đường cái quan để xin gia nhập đội quân đánh giặc, mải mê đan sọt và nghĩ kế đánh giặc nên bị quân Trần đâm giáo vào đùi mà ko hay biết.Chính vì sự giống nhau đó và tài đánh giặc mà THĐạo đã gả con gái cho tướng PhạmNgũLão.
Năm 1284, thấy thế giặc mạnh Thái thượng hoàng TThánhTông và vua TNhânTông mời THĐạo đag ở Kiếp Bạc về kinh thành TLong bảo rằng: "Thế giặc như vậy ta phải hàng để giữ cho trăm dân" , Ông khẳg khái trả lời: "Nếu Bệ hạ muốn hàng thì xin chém đầu thần trước".Thể hiện cái chủ quyền của đất nước, thể hiện tinh thần quyết tâm kô chịu đầu hàng.
Tiêng vang đồn đến phương bắc, người phươg bắc gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương chứ kô dám gọi thẳng tên.
THĐạo là nhà quân sự lỗi lạc.Ngoài việc cùng binh sĩ tập luyện quân sự, Ông còn thảo Hịch tướng sĩ kêu gọi tướng sĩ, khuyên răn tướng sĩ học tập rèn luyện võ nghệ để chuẩn bị cho cuộc k/chiến chống quân Nguyên Mông lần 2. "Hào khí Đông A" của 1 vị tổng chỉ huy trog Hịch tướng sĩ đã tiếp thêm long yêu nước, chí căm thù quân giăc:
"...Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan, trôg thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tổ phụ.....
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm giận chưa đc xả thịt lột da quân giặc, dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này bọc trog da ngựa ta cũng cam lòng..."
Lời kêy gọi tha thiết của tinh thần Hịch tướg sĩ đã làm nức lòng tướng sĩ, họ đã xăm trên cánh tay chữ "Sát Thát" (giết quân Mông Cổ) để thề, để thể hiện lòng quyết tâm chiến đấu chống giặc vì Đại Việt. Điều này chứng tỏ THưng Đạo là 1 vị tổng chỉ huy tài giỏi cả về quân sự lẫn chính trị. Ông đã trag bị cho tướng sĩ cả quân sự và chính trị tư tưởng.Vậy thì chiến thắng ắt sẽ về tay họ !
Năm 1885,Thoát Hoan đem 50 vạn quân chiếm Đại Việt lần 2.Chúng đắc ý chiếm đc kinh thành ThăngLong 1 cách chớp nhoáng. Nhưg chúg đâu có ngờ là đã rơi vào trận đồ do THĐạo bày sẵn. Khi giặc Nguyên Mông hoàn toàn sa lầy, THĐạo mới mở cuộc phản công quyết liệt, đích thân THĐạo chỉ huy trận đánh chiếm lại kinh thành TLong.
Sau mấy thág tấn công, quân dân nhà Trần đã đuổi hết bóng quân xâm lược ra khỏi Đại Việt.
Sau 2 lần thất bại nhục nhã, năm 1288 Thoát Hoan và ÔMã Nhi lại quay trở lại với quyết tâm phục thù cao độ.Trần Hung Đạo đã chuẩn bị chiến lược rất kỹ lưỡng, khác với 2 lần trước: đó là tiêu diệt chúng trên đường rút chạy!
Quân giặc chiếm đc TLong, nhưng triều đình và dân đã dời kinh thành - thực hiện mưu kế vươn kô nhà trốg.Quân giặc kôcó gì để ăn, chết đói, thiếu thốn trăm thứ, tinh thần tướng sĩ căng thẳng.
Ngoài biển, những đoàn thuyền chở lươg thực, vũ khí của giặc Nguyên đã bị Phó tướng TKhánhDư đốt cháy thàh tro bụi khiến cho chúg hoang mang cực độ.
THĐạo vừa đánh vừa rút quân để bảo toàn lực lượg. ÔMã NHi thấy quân Đại Việt rút chạy đã huênh hoang:" ngươi chạy lên trời, ta theo lên trời, ngươi chạy xuống đất ta theo xuốg đất, ngươi lặn xuốg nước , ta cũng xuống nước,bao giờ tóm đc ngươi ta mới thôi".
Trog cuốn sách" Vạn Kiếp Tông Bi Truyền Thư" của Trần Hưng Đạo, Nhân Huệ Vương Huệ Vương Trần Khánh Dư là người đã viết bài tựa, ngay câu mở đầu ông đã ca ngợi tài năng quân sự tài tình của Trần Hưng Đạo:
"Người giỏi cầm quân thì kô cần bầy trận,
người giỏi bầy trận thì kô thua,
người biết thua thì kô chết ".
Trần Hưng Đạo thật xứng với " Anh hùng biểu thế gian".
Quả đúng như mưu kế của Trần Hưng Đạo, quân giặc chết đói do thiếu lương thực, vừa mệt mỏi, ốm đau, quân số hao hụt nhiều, tinh thần binh sĩ rã rời.
Khôg thực hiện đc ý đồ, quân giặc tức giận lồng lộn, chúng đốt phá làng mạc, chúg còn quật cả lăng mộ vua Trần Thái Tông lên. Chính tội ác tày trời này lại như dầu đổ vào lửa, tiếp thêm ngọn lửa căm thù của quân dân Đại Việt, tiếp thêm "Hào khí Đông A".
Trước tình hình ấy Thoát Hoan đành chọn con đườg rút lui. Chúg chia làm 2 cánh quân, cánh rút theo đườg bộ do Thoat Hoan cầm đầu, còn cánh rút theo đường thủy sông Bạch Đằng do Ômã nhi cầm đầu. Trần Hưng Đạo đã dùng kế của Ngô Quyền đánh quân Nam Hán năm xưa, đã tính toán thật chính xác qui luật lên xuống của sông Bạch Đằng để làm cái bẫy chờ quân giặc trên đườg rút chạy chui vào.
Khi đoàn thuyền của giặc tiến ra sông BĐằng.THĐạo cho các chiến thuyền của Đại Việt ra khiêu chiến để nhử chúng chui vào đúng khu vực đã bày trận.Khi thủy triều bắt đầu rút, các thuyền chiến của ta bất ngờ quay trở lại phản công.THĐạo trực tiếp chỉ huy trận trên sông BĐằng, phối hợp cùng 2 vua tiếp ứng ở 2 bên bờ sông. Các thuyền của giặc lao vào các cọc nhọn vỡ tan tành kô biết bao nhiêu mà kể, toàn bộ cánh thủy quân của giặc bi nhấn chìm. ÔMã Nhi bị bắt sống.Còn cánh quân đườg bộ của Thoát Hoan cũng chống đỡ rất vất vả, chúng phải mở đường máu mới thoát đc. Sóng Bạch Đằng đã nhấn chìm xác giặc Nguyên Mông, nhấn chìm ý đồ xâm chiếm Đại Việt.
THĐạo - con người tài "3": khoa học quân sự , k/học chính trị và lòng trung thành vô hạn với Đại Việt, Ông là danh tướng có công lớn trog 3 lần đại phá quân Nguyên Mông với những chiến thắng lừng lẫy ở Chươg Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đã đưổi quân thù ra khỏi bờ cõi .
Chiến trận diễn ra trên sông BạchĐằng thuộc đất Đại Việt gồm có 3 trận:
Trận BĐ thứ 1:Chiến thắng BĐ chống quân Nam Hán do Ngô Quyền chỉ huy năm 938 .Chiến thắng này đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuôc, chấm dứt ý đồ đồng hóa và bành trướng của phong kiến phươg Bắc, khẳng định nền độc lập chủ quyền của đất nước.
Trận BĐ 2: năm 981 do vua Lê Đại Hành chỉ huy chống quân Tống. Kết quả quân ĐạiCồViệt đã thất bại vì Le Hoàn tính toán kô chính xác qui luật thủy triều.
Trận BĐ 3: Chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng của Đại Việt chống quân Nguyên Mông lần 3 năm 1288.
Sau 3 lần đánh thắng chống Nguyên Mông, THĐạo lui về sống ở Vạn Kiếp. Ông trồng các loại cây thuốc để chữa bệnh cho binh sĩ và nhân dân.
Năm 1300, Ông ốm nặng, nhà vua tới thăm, hỏi rằng:" Nếu có điều chẳng may mà giặc phươg bắc lại sag xâm lược thì kế sách như thế nào? THĐao trả lời: "Đoàn kết và lấy dân làm gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy". Cho đến thời nay, kế trị nước nổi tiếng đó đã và đag đc Bác Hồ, Đảng, Nhà nước vận dụng.
Trước khi mất, ông dặn con,lời dặn dò của 1 nhà nho uyên thâm sâu xa vô cùng :" Ta chết thì phải hỏa táng, xương cốt cho vào ống đồng mag về chôn tại quê hương ở vườn An Lạc (Bảo Lộc), rồi san đất trồg cây như cũ,kô xây lăng mộ để người đời kô biết chỗ nào".
Các cụ xưa thường nói: "Giữ như giữ mả Tổ" ,hay :" Sống về mồ về mả". Đó là quan niệm linh thiêng hệ trọng của người VN.
THĐạo sinh ra ở Kiếp Bạc và mất ngày 20/8/1300 cũng ở Kiếp Bạc, cốt mag về quê hươg táng ở An Lạc viên( Bảo Lộc) Nam Định.
Sau khi ông mẩt rất nhiều nơi lập đền thờ ông. Anh hướg dẫn viên du lịch nói hiện nay cả nước từ Bắc vào Nam có hơn 400 nơi lập đền thờ THĐạo
Các vị vương trog dòng tộc đều gọi theo Tước rồi đến họ tên,như An Sinh vương Trần Liễu, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, Chiêu văn vương Trần Nhật Duật, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư ...., còn riêng Ông đc gọi bằng họ, rồi đến tước: Trần Hưng Đạo,giong như cach gọi dành cho vua :Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông ....Như vậy có thể thấy nhân dân coi Ông ngang với các vua Trần.
Ông để lại những tác phẩm về chiến lược gia quân sự nổi tiếng: Vạn Kiếp tông bí truyền thư; Hịch tướng sĩ; Binh thư yếu lược.
Năm 1984, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh đã mời gần 500 nhà khoa học về lịch sử quân sự của các nước đến họp, họ đã đề cử 1 danh sách gồm 90 vị tướng thống soái từ cổ đại đến hiện đại. Tại phiên họp, họ đã bỏ phiếu và chọn đc 10 vi tướng tài của thế giới. Chân dung của 10 vị tướng này đc đúc thành tượng vàng và đc đặt trag trọg ở Viện bảo tàng lớn nhất Luân Đôn. Việt nam đc 2 vị tướng trog số 10 vị tướng kiệt xuất nhất của thế giới là Trần Hưng Đạo và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là 1 niềm tự hào,niềm vinh dự rất lớn cho đất nước VN.
Nhìn lại nhữg trag sử vàg son của nhà Trần, tôi thấy Nhà Trần đã gánh vác 1 trọng trách lớn của lịch sử dân tộc - gánh vác công cuộc xdựng và bảo vệ đất nước, đặc biết là 3 lần chống quân Nguyên Mông, đã góp phần làm vẻ vang cho lsử dân tộc. Trog cuốc k/chiến với nhà Nguyên, kinh thành TLong tuy 3 lần bị chiếm, nhưg đều kết thúc trog chiến thắg của Đại Việt. Quân Nguyên Mông là 1 đế quốc lớn nhất thế giới thời bấy giờ, 1 đế quốc đã làm bá chủ cả châu Á, châu Âu mà kô chiếm nổi 1 dải đất bé nhỏ ở phía nam (lúc bấy giờ chưa thành dải đất hình chữ S). Có so sánh lực lượg với kẻ địch thì mới thấy đc sự vĩ đại của chiến công 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông của nhà Trần. Triều Trần đã để lại 1 quá khứ hào hùng - 1 quá khứ giữ nước, quá khứ chống giặc ngoại xâm,1 quá khứ mà thế giới phải kính nể. Vì vậy chúg ta có quyền tự hào kể cho con cháu, chúng ta có quyền tự hào ngẩng cao đầu kể cho bạn bè trên khắp quả địa cầu này về hào khí ông cha- " Hào khí Đông A "!
Còn nữa
Người post: ThucPT
Ngày đăng: 16-02-2012 10:10
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Xem 1 - 10 của tổng số 10 Comments
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |