KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 19 Tháng ba. 2012

Bao giờ miền núi tiến kịp miền xuôi




Tác giả: Kim Thu
THƯƠNG QUÁ ! CẢM PHỤC QUÁ ! 
Bao giờ cho miền núi tiến kịp miền xuôi ?! 


Mới hơn 4 tuổi, Lý Thị Sinh đều đặn mỗi ngày 2 lần băng rừng, 
vượt núi hiểm trở để đến lớp mẫu giáo ở điểm trường Lũng Cà, 
Trường Tiểu học Thượng Nung, Võ Nhai, Thái Nguyên 

 
Nhiều đoạn men bên bờ vực rất hẹp chỉ đủ đặt một tấm ván gỗ rộng 
chừng 20 cm nối sang phía bên kia. Mỗi lần đi qua đoạn này bé Sinh 
phải bám vào đá lấy thăng bằng tránh rơi xuống vực. 


 
Rất nhiều đoạn, Lý Thị Sinh phải dùng cả tay chân để di chuyển. 

 
Sau gần 1 giờ cực nhọc leo núi, vượt rừng Lý Thị Sinh mới đến được 
lớp mẫu giáo để cùng được học, được giao lưu với cô giáo và 8 bạn cùng lớp. 

Trong khi con em mình ở thành phố và các đô thị thật là "đầy đủ".... 
Không thể không rơi nước mắt, nước mắt của thương tâm và cảm phục.



Người post: TuyetHA

Ngày đăng: 19-03-2012 12:12






Xem 1 - 5 của tổng số 5 Comments

Từ: NghiPH
22/03/2012 18:37:31

Xin nói về một khía cạnh khác:


Tại một hội nghị, có đại diện các dân tộc thiểu số tham dự, một đại biểu người Mông đã cự lại một diễn giả người Kinh khi vị này nói về việc giúp đỡ để đồng bào miền núi tiến kịp miền xuôi. Bác ấy đã lập luận:- Các vị đến tàn phá môi trường sống của chúng tôi, không gian sống của chúng tôi rồi bây giờ ra tay cứu giúp…Tại sao chúng tôi phải tiến kịp ai đó nhỉ? Tiến kịp về cái gì? Ở vùng núi Hà Giang chỉ có thể dùng kiểu canh tác mà các vị nói là lạc hậu: Bỏ từng nắm đất vào hốc đá để trồng ngô. Không thể áp dụng kỹ thuật gì vào đây cả.



Từ: HaiNV
22/03/2012 05:17:12

Cám ơn em Tuyết. Hình ành của cháu Lý Thị Sinh gợi nhớ cho anh thời thơ ấu của mình với mấy câu mà anh đã viết trong bài thơ "Mùa đông trong tôi":


...Có những mùa đông năm ấy


Những đứa trẻ áo phong phanh, chân đất


Đêm đốt đuốc, lội suối, trèo đèo, băng rừng, đạp sương muối


Đến trường...    



Từ: MuiLT
21/03/2012 09:33:51

Chị Tuyết ơi!


    Từ ngày xa KIS đến nay em vẫn thường ước ao đc biết tin của người KGU, mỗi lần nghĩ về KIS là mỗi lần tâm trạng em cứ thổn thức, bồi hồi. Nay nhờ HT NGỌC mà chị em mình liên lạc đc với nhau, thật quý hóa quá phải k chị, em tự nhủ mình là phải cố gắng chăm chỉ đi chợ KGU để đc gặp nhau cho dù k phải là trực tiếp.


   Đọc tin ngắn của chị em thấy thương quá, cảm động và thán phục cháu nhỏ Lý Thị Sinh quá. Cháu nội em đã bước sang tuổi thứ 5 rồi mà ăn còn phải đút, bố, mẹ chở đến lớp học còn nũng nịu, nhiều hôm còn khóc nữa đấy. Thế mà, Lý Thị Sinh mới 4 tuổi đã tự trèo đèo, lội suối, băng rừng cả tiếng đồng hồ để đến lớp. Nhìn cảnh này có lẽ chúng ta phải thay đổi phương pháp giáo dục con, cháu rồi. Cảm ơn chị nhiều.



Từ: LyTM
21/03/2012 08:48:57

Còn rất nhiều những câu chuyện như của bé Sinh! còn nhiều con sông chảy dữ mà học trò phải bơi qua! còn nhiều cây cầu khỉ cheo leo chỉ mới nghĩ đến chân đã run (vì thuở nhỏ tôi đã phải đi cầu bắc qua sông bằng một cây tre)! còn nhiều lắm những làng xóm mà người dân còn ăn cơm trộn ngô và chỉ là 1-2 bưa cơm trong ngày! có đi mới biết! trong khi đó nhiều nơi còn vô cùng lãng phí! mỗi chúng ta hãy nghĩ về làng quê mình, chí ít, hãy giúp gì đó cho quê hưong, cho những vùng nghèo bằng nhiều cách! nhưng mà tôi cũng sợ cái cách chúng ta cố đưa miền núi giống miền xuôi! mọi sự trở nên vô cùng buồn là núi bị san phẳng, nhà cao mọc lên, trẻ con thay vì được hít thở khí trong lành phải thở bụi bẩn của xi măng và khói độc nhà máy thép!...điều gì cũng có hai măt của nó! tìm sự ấm no của nhiều cô gái ở vùng giầu có đã chắc gì bằng vẫn trụ lại xứ quê nghèo mà thanh khiết!


Đói lòng hít khí trời cho,


trong lành một phổi, nắng cho xanh rừng,


mắt đen, môi thắm má hồng,


đói no củ sắn, ngô lừng củi nương


Tìm đâu mảnh đời tha hương,


theo người xuôi xuống thử đường trớ trêu,


Khăn phiêu gửi lại xóm liều,


áo thun, quần bó, mĩ miều phấn son,...


 



Từ: 3Chai
20/03/2012 16:06:07

Thử post lại còm hôm trướic không vào:



Cảm ơn Tuyết vì mẩu chuyện nhỏ cảm động và đầy ý nghĩa.


Bà Brenda Bradley là vợ thầy John Bradley, là 2 người bạn gần gũi nhất của chúng mình ở Adelaide. Trong nhiều năm, Brenda trích từ lương hưu của bà một phần nhỏ đều đặn gửi về giúp tiền ăn học cho một bé gái ở Thái Nguyên. Đến nay thì "bé" chắc thành người lớn rồi, mà Brenda và bé thì vẫn chưa bao giờ gặp mặt nhau.



Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s