KGU News >>Văn học >>Truyện
KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 03 Tháng sáu. 2012

Về Ngôi đền thờ thầy cổ nhất Việt Nam




Tác giả: Sưu tầm

Cả Siêu thị StudentKGU đang hồi hộp theo dõi phần tiếp theo - Phần 6 truyện thơ về Thiên cổ Miếu của Đệ nhất thơ lục bát TuấnDK. Xin giới thiệu với các ACE một số thông tin về Thiên Cổ Miếu – ngôi đền thờ thầy cổ nhất ở nước ta và nội dung tấm Ngọc phả, để biết một câu chuyện huyền tích đã được anh TuấnDK kể lại bằng thơ. một cách sáng tạo và sinh động như thế nào.

           

Các ACE quan tâm có thể đọc các thông tin về Thiên cổ Miếu theo các đường link dưới đây:

Ngôi đền thờ thầy cổ nhất Việt nam – Xã hội – Dân Trí

http://dantri.com.vn/c25/s20-377316/ngoi-den-tho-thay-co-nhat-viet-nam.htm

Thiên cổ miếu và những chứng tích về nghề giáo thời Hùng Vương

http://www.baomoi.com/Thien-co-mieu-va-nhung-chung-tich-ve-nghe-giao-thoi-Hung-Vuong/141/2192549.epi

Thiên Cổ Miếu - Ngôi đền thờ sự học cổ nhất ở Việt Nam

http://www.nto.com.vn/vn/kham-pha-va-trai-nghiem/thien-co-mieu-ngoi-den-tho-su-hoc-co-nhat-o-viet-nam-2487.html

Thiên cổ miếu và những chứng tích về nghề giáo thời Hùng Vương

http://www.sugia.vn/index.php?mod=news&cpid=19&nid=484&view=detail

            Tôi đã tò mò đọc thông tin về Thiên Cổ Miếu và vô cùng cảm phục anh Tuấn vì: chỉ với nội dung ngắn gọn của tấm Ngọc Phả mà anh Tuấn đã tưởng tượng lại và “sáng tạo” ra một truyện thơ ngàn câu, với những mô tả chi tiết về sự kiện, cảnh vật, con người và tình cảnh...hay như vậy. Đúng là một khả năng thiên phú

            Tôi tâm đắc một điều là: những bằng chứng trong Ngọc Phả mà người địa phương còn lưu giữ được đã cho thấy Thiên Cổ miếu là nơi thờ tự một người thầy giáo. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu (có thể chuyên và không chuyên) đang đặt ra nhiều câu hỏi về chữ Việt cổ, về thời Hùng Vương đã có nghề dạy học, thời vua Hùng dạy học bằng chữ gì?...

            Nước ta có nhiều đền thờ cổ, nhưng có lẽ trong các đền thờ thầy giáo (thờ sự học) thì theo các nhà nghiên cứu đến thời điểm này Thiên Cổ Miếu có thể là ngôi đền thờ thầy cổ nhất ở Việt nam.Và quan trọng hơn nữa, tôi nhất trí với một tác giả đã viết: “Thiên Cổ Miếu chính là một biểu tượng cho lòng tôn kính đối với những người có công trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà, cần phải trân trọng và bảo vệ”.. 

 

                                                                                Juelich/Đức, Tháng 6/2012 

 


Người post: ThanhLK

Ngày đăng: 03-06-2012 16:04






Xem 1 - 10 của tổng số 12 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: TuanDK
05/06/2012 16:18:34

     Các bạn thân mến. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn bạn ThanhLK mặc dù bận trông cháu nhỏ nhưng đã bỏ nhiều công sức, thời gian sưu tầm trên mạng một số thông tin về Thiên Cổ Miếu. Song có lẽ các bài viết của nhiều tác giả với mức độ hiểu biếu về Thiên Cổ Miếu khác nhau nên có nhiều điểm chưa khớp với thực tế. Căn cứ vào kết quả sưu tầm và nghiên cứu của Hội Văn học Nghệ thuật Việt Trì, tôi xin đính chính lại một số chi tiết như sau:


     1. Thiên Cổ Miếu không phải là ngôi đền cổ nhất Việt Nam mà chỉ thuộc trong số những ngôi đền cổ nhất vì ở các triều đại Hùng Vương trước đó cũng đã có một số đền thờ còn lưu lại đến ngày nay.


     2. Về kích thước hai cây táu cổ trước thềm Thiên Cổ Miếu không to đến mức 5 - 6 người ôm như tác giả nào đó đã viết.


     3. Thầy giáo Vũ Thê Lang chỉ dạy hai công chúa Tiên Dung - Ngọc Hoa chứ không dạy các vua Hùng.


     4. Thiên Cổ Miếu được xây dựng dưới thời An Dương Vương. Theo sử sách thì An Dương Vương Thục Phán lên ngôi vào năm 257 trước Công nguyên. Như vậy, tính đến nay, Thiên Cổ Miếu có lịch sử khoảng 2500 năm.


     5. Không phải thầy Vũ Thê Lang di cư từ Mộ Trạch lên Phong Châu mà cha mẹ thầy là ông bà Vũ Công di cư lên và sinh thầy tại đây.


     6. Vợ chồng thầy giáo mất năm Quý Dậu, tức năm 288 trước Công nguyên, chứ không phải năm 228 trước Công nguyên vì An Dương Vương Thục Phán lên ngôi năm 257 trước Công nguyên và đến năm 228 trước Công nguyên thì nhà Hùng đã mất từ lâu.


     7. Về nhóm tượng thờ tại Thiên Cổ Miếu: Trên cùng là tượng vợ chồng thầy cô, thấp hơn là tượng hai công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa và hai bên là nàng hầu (mời các bạn xem lại Phần I truyện thơ Thiên Cổ Miếu của tôi sẽ rõ hơn).


     Hai câu đối bằng chữ Hán tại Thiên Cổ Miếu là: Hùng lĩnh trung chi thắng tích/Nam thiên chính khí linh từ. Tạm dịch nghĩa là: Di tích đẹp giữa miền đất Tổ/Đền thiêng chính khí trời Nam.


     8. Cuốn phả lưu trong Thiên Cổ Miếu được gọi là Ngọc phả chứ không phải Gia phả vì Gia phả là ghi lại lai lịch của một gia đình.


     Tên và chức danh đầy đủ của tác giả bản Ngọc phả lưu trong Thiên Cổ Miếu là: Hàn Lâm Viện Đông Các Đại Học Sĩ Nguyễn Bính (1525-1605). Ông quê ở xã Sơn Đồng - huyện Đan Phượng - tỉnh Sơn Tây cũ, nay thuộc thủ đô Hà Nội.


     Trên đây là một vài đính chính của tôi. Mời các bạn tham khảo. Xin cám ơn!



Từ: VinhDT
05/06/2012 09:17:34

Bài của Thanh giúp cho chúng ta hiểu thêm lịch sử dân tôc, dù có thể chỉ là truyền thuyết. Tôi thích học lịch sử qua các câu chuyện như thế này chứ học như ở trường thì khổ quá, cám ơn Thanh. 


@ anh Khánh: em giật mình về các viện Khổng Tử trên thế giới. Ngay cả tên Quốc tử giám và Văn miếu đều có ý nghĩa riêng. Anh nghiên cứu vấn đề này từ khi nào mà nhiều thông tin thế. TQ thì thâm độc thế mà mình thì tuyên truyền còn ít quá.



Từ: KhanhT
04/06/2012 20:50:16

Nó là truyền thuyết thôi Thanh à, tựa như ta vẫn nói Lịch sử nước ta đã có hơn 4.000 năm ấy thôi. Điều này được Bác Hồ diễn ca trong “Lịch sử nước ta”:


…”Kể năm hơn bốn nghìn năm,


Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.”…


Nhưng ở cuối bài thơ, phần ghi chú lịch biểu của Bác thì rât cụ thể:


…“Trước Tây lịch


Nǎm 2879 Hồng Bàng


111 Tàu lấy nước ra lần đầu…”


Mình chú ý chuyện này vì nhận thấy người TQ đang tiến hành một cuộc xâm lược văn hóa lâu dài và “thâm” sâu. Hồi mình mới về Hà Nội, ở quận Hai Bà, vẫn nghe người dân khi nói với nhau: dùng từ “lên Giám” là để nói lên Quốc tử giám, chứ ko như bây giờ, người ta nói với nhau là “lên Văn miếu”. Rồi thì giới truyền thông thì ra rả khắp nơi, ở nhiều tỉnh nước ta có văn miếu, từ Nam chí Bắc thờ Khổng Tử - tức là thờ ông thầy Tàu! Người ta tuyên truyền khuyến học mà vô hình trung khuyến học thầy Tàu! Hiện nay người ta đồng nhất Văn miếu với Quốc tử giám Hà Nội, hầu như không phân biệt miếu thờ Khổng Tử với Trường học đầu tiên của nước ta – Quốc tử Giám. Theo tìm hiểu của mình nhiều cái di sản văn hóa vốn là của người Việt, quá trình đồng hóa ngàn năm trở thành của người Hán! Chuyện này nói ra sẽ dài. Cũng cách đó người TQ đang lấy căn cứ “lịch sử” ngụy  tạo do chiếm đoạt (xâm lược) để giải thích cái đường lưỡi bò, và chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của VN. Người TQ âm thầm thiết lập một mạng lưới các “viện, trung tâm Khổng tử” trên thế giới bao lâu nay, bây giờ bắt đầu lộ diện, trên diễn đàn mạng đã thấy sự xung đột đó:


Mỹ - Trung Quốc căng thẳng vì Viện Khổng tử (25/05/2012 14:25)


http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120525/my-trung-quoc-cang-thang-vi-vien-khong-tu.aspx


“Tờ báo cũng cho biết, Viện Khổng tử bị một số người tố giác là “cơ quan gián điệp văn hóa”, một cáo buộc mà Bắc Kinh bác bỏ…Tờ Beijing Times nói học viện gồm 353 chi nhánh trên khắp thế giới đang “bị bao vây” ở châu Âu và Mỹ…Trong khi đó, một quan chức Trung Quốc giấu tên nói với tờ China Daily rằng, vụ việc có thể gây tổn hại đến quan hệ Trung Quốc - Mỹ.”…


Đằng sau cọ xát Mỹ - Trung về Viện Khổng tử (30/5/2012 06:00)


http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/74237/dang-sau-co-xat-my---trung-ve-vien-khong- tu.html


Có lẽ sự "cọ xát" giữa hai cường quốc Mỹ-Trung đã đụng chạm đến điều thuộc về bản chất: văn hóa. Trong một động thái có liên quan, Bộ Ngoại giao Mỹ vừa yêu cầu hàng chục giảng viên thuộc Viện Khổng tử Trung Quốc tại Mỹ phải về nước không muộn hơn ngày 30/6 năm nay”…


     Vậy thì việc nghiên cứu lịch sử về Đền thờ Thầy Thê Lang (Thiên Cổ Miếu) sẽ rất có ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc, “Truyện về Thiên cổ Miếu” của TuấnĐK và Tổng hợp các khảo cứu  “Ngôi đền thờ Thầy cổ nhất Việt Nam” của ThanhLK sẽ là những đóng góp rất quý giá.


 


 



Từ: HienVC
04/06/2012 16:50:53

@ThanhLK, PhưNĐ : Hy vọng có ai đó có bản dịch ( dù chỉ là nghĩa thôi ) của " Bức hoành phi viết bằng chữ cổ trong Thiên Cổ miếu" trong bài viết không ?


Chữ viết này rất lạ, chắc chắn là đọc nó không dễ.



Từ: ThanhLK
04/06/2012 14:58:53

Phư ơi, trong bài viết “Tương truyền là ...cách đây gần 3000 năm.”. Nếu theo Ngọc Phả thì vợ chồng thầy Vũ Lang tạ thế cách đây 2240 năm, chắc Thiên Cổ Miếu phải được xây dựng sau đó. Nếu như thông theo thông tin của Phư (tức là VN có từ cách đây 2800 năm) thì ngay từ những năm đầu dựng nước chúng ta đã có chữ viết và nền giáo dục riêng rồi. Thật đáng tự hào.



Từ: PhuND
04/06/2012 12:23:27

Cảm ơn Chị ThanhLK đã cho ACE KGU biết nhiều hơn về Cổ Miếu.


Phư đã ngồi cùng bàn với GS Sử học Trần Quốc Vuợng trong đám cưới con anh Đỗ Bá Hiệp. Sinh thời Cụ trả lời Phư về câu hỏi: " Chính xác lịch sử VN có từ bao giờ?" , rằng: "Khoảng 2.800 năm". Theo Phư tìm hiểu thì khoảng đó là đúng. Còn Miếu cổ trên 3.000 năm thì chắc chỉ là tương truyền! Như thông tin Chị đưa là năm 228 TCN vậy thì chỉ ít hơn 2.228 năm thôi!


 Các chữ cổ trên Tông Miếu gần giống với chữ viết của người dân tộc Thái!



Từ: ThanhLK
04/06/2012 03:58:04

Anh Khánh ơi, bài viết do em tổng hợp của một số tác giả nghiên cứu độc lập, chứ chưa có tài liệu chính thống (như em đã ghi ở cuối bài). Có bài do tác giả xuống thực địa nghiên cứu qua thăm hỏi người dân địa phương (nên mới có từ tương truyền, nghĩa là dân gian truyền lại), có bài do kết quả nghiên cứu bản Ngọc Phả . Vì vậy bài giới thiệu của em mới để làm nhiều phần, từ truyền thuyết đến thông tin có căn cứ. Theo các tác giả đang nghiên cứu, ở đây còn có những thông tin chưa được xác định rõ, ví dụ: mặc dù có nội dung Ngọc Phả nhưng theo một tác giả khác viết là chưa xác định được việc thầy Vũ Lang có phải là thầy dạy của hai con gái vua hay không? hoặc 6 tượng trong đền là thờ những ai? Chỉ biết chắc rằng đây là ngôi Miếu cổ nhất ở Việt Nam thờ một thầy giáo người Việt. Cám ơn anh đã đọc kỹ bài và đã phát hiện ra vấn đề.



Từ: KhanhT
03/06/2012 22:09:41


Thanh viết: “Tương truyền là Thiên Cổ Miếu được người dân làng Hương Lan xây dựng cách đây gần 3.000 năm”. Nhưng đến đoạn sau thì: “Hai vợ chồng thầy giáo đã tạ thế cùng một giờ, một ngày 2 tháng 2 năm Quý Dậu (228 trước Công nguyên).” Thì có vẻ không khớp lắm! Tuy vậy có thể thấy rằng dân ta đã có miếu thờ thầy học trước khi có văn miếu thờ Khổng tử - là thầy của người Hán.


Còn chữ viết cũng do vậy mà có sớm (từ thời Hùng Vương), di tích còn lại ngày nay các nhà nghiên cứu đang cho rằng được khắc trên đá ở Sa Pa và ở Quảng Tây (bây giờ thuộc TQ).




Từ: CucNT
03/06/2012 22:08:53

Cảm ơn chị Thanh đã sưu tầm 1 bài viết vô cùng giá trị về Thiển cổ miếu. Em nghĩ nên kiến nghị Bộ Giáo dục đưa nội dung này vào sách gíao khoa để học sinh biết và tự hào về nền giáo dục của nước nhà.



Từ: ThanhLK
03/06/2012 18:56:39

Hạnh Nghị ơi, chính vì đi thăm cháu, không phải chợ búa, cơm nước (vì con dâu mình rất đảm) nên lúc cháu ngủ mình có thời gian lướt web hơn ở nhà. Tò mò đọc thông tin về Thiên Cổ Miếu và vô cùng cảm phục anh Tuấn vì: chỉ với nội dung ngắn gọn của tấm Ngọc Phả mà anh Tuấn đã tưởng tượng lại và “sáng tạo” ra một truyện thơ ngàn câu, với những mô tả chi tiết về sự kiện, cảnh vật, con người và tình cảnh...hay như vậy. Đúng là một khả năng thiên phú. Chắc chị và anh Lương cũng sẽ có dịp cùng các bạn đến mục sở thị Thiên Cổ Miếu và những danh lam nổi tiếng khác ở Việt Trì.




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s