KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 24 Tháng sáu. 2012

Công lý ở đâu ?




Tác giả: ThongNV

Công lý ở đâu ?

                      

Người nông dân  hỏi Luật sư:

                              Công lý ở đâu ?

                               Tôi có thể tìm được không?

 Luật sư hỏi:

                Bác có tiền không:

 Có –Người nông dân đưa tay nắn túi.

 

Luật sư bảo: Bác đi theo tôi.

 

Tại quấy hàng hiệu của một Siêu thị nổi tiếng, người nông dân nhìn hàng hóa  trên quầy hàng và nói: Thế thì tôi không thể tìm được Công lý rồi.

 


Người post: ThongNV

Ngày đăng: 24-06-2012 18:06






Xem 1 - 10 của tổng số 14 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: KhanhT
30/06/2012 22:17:10


Người Việt nói: buồn cười, tức cười, nực cười, cười mà ko cười được.


Hai nhà luật KGU: ThôngNV và NghịPH đã nói rất rõ, chẳng phải tự nhiên mà đưa vào goc cười.


Bác Hồ khi đi tìm đường cứu nước đã viết trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” công lý đối với dân VN nó xa vời thế nào, và theo con đường của Bác ngày nay ta đã có dân tộc độc lập. Nhưng công lý trong lòng dân tộc vẫn còn là một con đường xa. Bác cũng từng nói: “độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”.


Công lý nó càng là “hàng hiệu” thì nguy cơ công lý quốc tế đối với dân tộc ngày càng hàng hiệu hơn. Bất chấp công lý người TQ một cách rất “lưu manh”, ngang nhiên vào cắt cáp tàu Bình Minh của ta đang hoạt động trên vùng biển của ta, bây giờ lại vừa “chào thầu” 9 lô thăm dò dầu khí chính ngay trong vùng biển đó.



Lợi dụng tình hình trong nước của ta có nhiều diễn biến phức tạp, công lý không được thực thi nghiêm túc, thì bọn Tàu lợi dụng đục nước béo cò, quấy nhiễu công lý quốc tế. Nguy cơ độc lập tự do của dân tộc lại đứng trước thử thách. Nhìn lại lịch sử, và ngay trong giai đoạn vừa qua, cứ khi nào bất ổn trong nước là y như rằng Tàu nó lợi dụng, gặm nhấm từng tấc đất, bây giờ là từng dặm vuông mặt biển của ta.


Gặp mặt cử tri Thủ đô, TBT đã nói: “hết sức sốt ruột trước nạn tham nhũng, hư hỏng…”,


http://vneconomy.vn/20120629030348661P0C9920/tong-bi-thu-het-suc-sot-ruot-truoc-tham-nhung-h u-hong.htm



Mời mọi người đọc thêm bài nghiên cứu về nền chính trị TQ:


http://thongtinphapluat.vn/vi/news/Tam-diem-du-luan/Doi-pho-voi-Trung-Quoc-mau-thuan-699/



Từ: CuongLV
30/06/2012 12:42:09

        Đúng rồi anh Thông à, Khi Công lý đã là hàng hiệu thì những công dân ít tiền làm sao có thể tìm được cho mình. Tôi xin thêm : ở Việt Nam Công Lý là một diễn viên hài theo mọi cách hiểu.    



Từ: HienVC
29/06/2012 16:03:00

Cảm ơn anh Thông, chuyện của anh mang hình thức là chuyện cười nhưng đúng là không thể cười được khi chỉ cần động não một chút về vấn đề rất lớn anh đã nêu.


Đã lâu rồi tôi có đọc một đoạn rất chí lý về công lý và đến nay tôi cũng chỉ còn nhớ ý thôi đại khái là công lý là một cái gì đó rất hoàn chỉnh có nhiều mặt góc cạnh, nhưng cả đời chúng ta tùy thuộc vào điều kiện khách quan và chủ quan chỉ có thể tiệm cận được chứ không thể đến được một trong những mặt góc cạnh đó và chỉ một mà thôi.


Cùng với thời gian và kinh nghiệm sống thu thập được, tôi càng cảm thấy cách diễn giải công lý như vậy là chí lý.


Cảm ơn anh cho tôi gợi nhớ lại một vấn đề luôn rất hiện thực và đúng là " không thể cười được ".



Từ: ThongNV
29/06/2012 14:08:04

Hoàn toàn đồng ý với phân tích của NghịPH về Tượng nữ thần công lý. Mình bổ sung thêm khía cạnh chiếc khăn bịt mắt trên bức tượng. Hình tượng chiếc khăn bịt mắt trên Tượng nữ thần công lý là tác giả muốn thể hiện người bảo vệ công lý phải suy nghĩ nội tâm, không bị tác động từ bên ngoài. Thể hiện điều này, trong các giáo trình giảng dạy về luật của các Trường đại học  các nước tiến tiến trên thể giới đều có mục dạy về suy nghĩ nội tâm cho sinh viên luật.


Trên cửa ra vào của Phòng xử án Tòa án tối cao Cộng hòa Pháp có bức tượng hai người đàn bà khỏa thân, mặt quay về hai phía đối nhau 180 độ, giữa hai người là chiếc đồng hồ.Ý tưởng của Bức tượng này là: Thực thi Pháp luật phải chính xác như thời gian và có hiệu lực cả ngày và đêm.


Nhưng cuộc sống đã dạy tôi, những gì trên khẩu hiệu, trong diễn văn . .  . mới chỉ là điều mong ước. Còn . . .  . .


 


Cám ơn và xin lỗi các bạn đã đọc mẩu truyện cười của tôi, vì truyện cười mà không cười được.



Từ: NghiPH
29/06/2012 11:56:44

 


 


Tượng nữ thần công lý đã được khắc hoạ với ba biểu tượng đặc trưng: một thanh gươm biểu tượng cho quyền lực cưỡng chế, quyền uy của toà án, một chiếc cân để phân định cái thiện và cái ác, biểu tượng cho lẽ phải, sự công bằng, chính trực, nghiêm minh, không thiên vị và một chiếc khăn bịt mắt tượng trưng cho ý tưởng công lý “mù loà” đề kháng, đối lập lại những áp lực, ảnh hưởng từ bên ngoài.


Trong Bản án chế độ thực dân, Nguyễn Ái Quốc có viết:“Công lý được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu hiền, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp đến Đông Dương xa quá, xa đến nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy lỏng ra và biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty, nên người đàn bà tội nghiệp chỉ còn lại độc cái kiếm để chém giết. Bà chém giết đến cả người vô tội…”


Công lý thường được hiểu là sự nhận thức đúng đắn và hành động đúng vì chân lí, vì công bằng và lẽ phải, chống bất công, bảo vệ  quyền con người, phù hợp với lợi ích chung, với đạo lí, được xã hội và pháp luật thừa nhận.


Luật sư là người có vai trò quan trọng trong việc tìm ra sự thật khách quan, bảo vệ lẽ phải, công bằng, bảo vệ quyền con người trong những vụ việc cụ thể.


Luật sư hoàn toàn có thể trở thành một con người chân chínhđáng kính!



Từ: CucNT
28/06/2012 19:31:30

Một nông dân đọc trên bia mộ "Đây  là nơi yên nghĩ của 1 người chân chính, 1 người đáng kính, 1 luật sư". Ông nông dân kêu lên:"Trời đất, 3 người này mà nằm chung với nhau được sao?".


Luật sư là người bảo vệ Công lý mà Luật sư thì không thể đi đôi với "chân chính" và "đáng kính" được nên câu  hỏi này dành riêng cho Bác Tổng - phụ trách về việc nghiên cứu Công lý ở VN



Từ: KhanhT
26/06/2012 21:43:24


Chắc là Lão sư Thông muốn nói, công lý ở VN là hàng hiệu xa xỉ rùi, người nông dân nhìn vào thấy ngay ko tìm được bởi dù trong túi có tiền (mà tiền túi nông dân thì ta biết đấy, xuất khẩu 1 tấn gạo được 494 USD (2011), trong đó họ chỉ được 40%, còn lại là của thương lái, dịch vụ…). Mặc dù vậy, “phi nông bất ổn”, người ta giàu có hàng vạn hàng ức, nhưng để sống chỉ cần đủ ăn, “rổ” hàng hóa thực phẩm của người nông dân chỉ có mấy đồng! Bởi vậy chính sách nông dân, nông nghiệp, nông thôn là rất đúng đắn, chỉ tiếc là vừa rồi kiểm điểm lại làm chưa tốt, vì thế mà “bất ổn” đang xẩy ra ở nhiều nơi, Văn Giang, Tiên Lãng là điển hình… Hôm nay vừa đọc được bài: Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa


(http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/96702/Rung-minh-xa-500-can-bo-o-Thanh-Hoa.aspx)


đọc đến đoạn: “cụ Lê Quang Huy (89 tuổi). Nhà chỉ có hai ông bà già, không làm ruộng được nữa nhưng mỗi lần có đợt thu phí xã vẫn cho người đến đòi. Không có nộp thì cán bộ xã Quảng Vinh linh hoạt bằng cách trừ tiền chế độ người già của hai cụ. Mỗi tháng 180 ngàn bị cắt luôn từ trên xã…” thì thấy “công lý” đối với người nông dân hãy còn xa xỉ thật.



Từ: ThanhLK
26/06/2012 02:59:48

Chắc chắn là ở Việt nam rồi, vì ở Sài Gòn còn có cây cầu tên Công lý đấy!



Từ: PhaNM
25/06/2012 15:19:49

Theo tôi hiểu chắc Bác Thông muốn ám chỉ "Công lý là có giá"



Từ: NghiPH
25/06/2012 11:44:55

Công lý ở đâu? Công lý ở đâu? Ai cũng cần trả lời câu hỏi này hay câu hỏi này chỉ dành riêng cho cơ quan tư pháp?




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s