KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ ba 26 Tháng sáu. 2012

Một câu hỏi lớn. Không lời đáp ( Thơ Huy Cận )




Tác giả: HienVC

Trong cả cuộc đời công tác của mình, tôi đã rất nhiều lần đi  Tây.

 Đây không phải là đi Tây – đi nước ngoài như mọi người thường nghĩ mà là đi Tây Bắc , Tây Nguyên trong các đợt công tác dài, ngắn ngày. Mỗi lần đi công tác đến mỗi địa phương miền “Tây”  này thường mang lại những cảm xúc mới, cho người ta biết thêm những phong tục , tập quán, những nét văn hóa tiềm ẩn của những cộng đồng người dân tộc thiểu số Việt nam chúng ta.

Qua rất nhiều lần đi công tác ở miền núi phía Bắc, tôi cũng đã được những cán bộ địa phương người các dân tộc thiểu số  đủ các cấp cỡ tiếp đón, làm việc , chiêu đãi,  đi thăm các địa danh nổi tiếng .

Trong các buổi tiếp xúc như vậy, chúng tôi thảo luận  vô số chủ đề khác nhau và hầu như không còn gì mà chúng tôi không trao đổi với nhau như anh em trong nhà.  Tuy vậy trong các cuộc vui có  một câu tôi rất hay  được nghe các cán bộ người dân tộc miền núi nhắc lại  nhiều  lần một cách  rất  ý nhị  và với một ẩn ý nào đó  mà tôi không hiểu :

“ Thái dọc, Tày ngang, Cao Lan chênh chếch “

 Vì lý do tế nhị (các cán bộ tham gia những cuộc vui này thường là những người có vai vế ở địa phương )  nên tôi không tiện hỏi để giải đáp thắc mắc  nên nó  vẫn đeo đuổi tôi cho đến nay.

Trong khi phỏng đoán về ý nghĩa của câu  nói trên, thông thường suy nghĩ của con người ta hay ngả về hướng “ trần tục “ –  con người là động vật cao cấp nhất. Với góc độ này trong các ACE KGU chúng ta tôi hy vọng các bạn OB nói chung, đặc biệt là anh HaiNV  vừa là người tham gia rất tích cực diễn đàn này - người  “ Rừng xịn”   đồng thời cũng lại là chuyên gia "OB cỡ bự “ có thể cho tôi một giải đáp thỏa đáng cho thắc mắc đã đeo đẳng tôi nhiều năm qua.

Tôi cũng hy vọng  có thể các ACE KGU khác có cách tiếp cận  khác với xu hướng thiên về hướng  “ trần tục”  thông thường  và đưa ra giải đáp khác cho câu “ Thái dọc, Tày ngang, Cao Lan chênh chếch “ này

Xin cảm ơn tất cả mọi người quan tâm.


Người post: HienVC

Ngày đăng: 26-06-2012 12:12






Xem 1 - 10 của tổng số 16 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest Coffee
20/08/2021 10:05:54

Nói dài, nói gì không hiểu ý nói gì



Từ: Guest Coffee
20/08/2021 10:05:33

Nói dài, nói gì không hiểu ý muốn nói gì



Từ: KhanhT
04/07/2012 21:16:05


Thanh khen mình “đưa các kiểu “đóng khố” của các nam vương trông rất đẹp”. Tổng Nghị đưa các cô gái ra diễn thì mình cho cac chàng trai lên cho nó bình đẳng.



Từ: ThanhLK
04/07/2012 14:48:51


 



Hay quá! Câu hỏi hay và các lời giải rất phong phú, qua đó ta hiểu thêm nhiều về văn hóa của các dân tộc. Anh Khánh dưa các kiểu “đóng khố” của các nam vương trông rất đẹp và còn “kín đáo”. Lâu rồi, có lần bọn em đi khảo sát thực tế chất lượng cà phê ở Buôn Mê Thuột (BMT), dọc đường ô tô đi có anh người dân tộc đóng khố chỉ có một sợi dây thừng ngang hông và một băng vài rộng khoảng 5-6 cm thả dọc xuống. Hai chị em ngồi trên xe nhìn ngang hông “thấy hết” nên ngồi im phăng phắc. Bác Chủ tịch LHH XNK Cà phê hóm hỉnh nói: “Các cô thấy không cà ở BMT đen nhưng mà rất to”...Tất nhiên là chị em chịu cứng rồi, chẳng nói được câu gì hơn.



Từ: KhanhT
04/07/2012 13:47:02


Một câu hỏi rất hay, như HaiNV nói khó có câu trả lời chính xác, nó “đa nghiệm” trong bối cảnh đa “dân tộc”. Mềnh cũng có biết một số “giải mã” (chưa chắc đúng) câu hỏi của HiềnVC như các bạn đã nêu, có thể bổ sung thêm vài “lời giải mã”. Các nhà nghiên cứu di cư, quần cư giải thích rằng, người Thái và vài tộc người khác nữa (có cả người Kinh thủa ban đầu) thường lập bản làng quần cư theo dọc sông suối, vì vậy gọi là Thái dọc, người Tày thường đóng bản làng ở bìa rừng, thung lũng dưới chân núi, nhìn từ dưới đồng bằng lên tạo thành những nét ngang, còn người Cao Lan và một vài tộc người nữa như Dao (Mán), … thì thường sinh sống trên núi cao, họ tìm chỗ có vách núi, nơi có “hồ trên núi” (thường chỉ là những ao, vũng nhỏ tích nước) để làm nhà, những chỗ ấy nhìn lên thường “chênh chếch”. Nhưng mình nghe “lời giải” nhiều nhất là theo trang phục con gái các dân tộc đó, và Nghị Tổng đã đưa ra bằng hình ảnh các cô gái 3 dân tộc rất ấn tượng, rồi HảiNV giải thích rất rõ bằng lời trong còm của bạn ấy: “..chi tiết đáng chú ý là cách xẻ tà, cài khuy áo của phụ nữ. Thái dọc (trước ngực), Tày ngang (bên nách), và Cao Lan (chênh chếch) phía trên ngực cũng là một gợi ý...”, cũng giải thích kiểu này nhưng là đối với đàn ông, đó là kiểu đóng khố khác nhau: Kinh khi xưa để tóc dài, búi tó, hoặc thắt khăn đầu rìu, đóng khố cũng dọc, nghĩa là một giải khăn dài vấn quanh bụng, đến rốn quấn lộn xuống thả buông phía trước thành “dọc”, Tày ngang là đàn ông  Tày ngày xưa, mà nay hình như còn vài nơi, quấn dây rồi vắt mảnh vải ngang và buông xuống, còn Cao Lan hay tộc người nào đó nữa thì vắt chéo qua vai (thay áo) phía dưới quần vòng quanh bụng và thả xuống phía trước để che cái “linh ga”.


Đóng khố nay cũng thành thời trang cho những “nam vương”:


Đóng khố kiểu dọc



Đóng khố kiểu ngang



Đóng khố kiểu chênh chếch




Từ: HaiNV
02/07/2012 05:05:54

 


Cám ơn đại ca HiềnVC và mọi người đã nhắc đến "người rừng xịn". HaiNV đang hơi bận, với lại hôm trước đã viết một còm dài lúc post lên lại bị mất tiêu, nên chán không muốn viết lại.


HaiNV chỉ muốn nói là: VN có 54 dân tộc, thế giới có trên 2000 mà trong thực tế còn nhiều hơn thế. Vì vậy, sự khác biệt ("ngang", "dọc" và "chênh chếch") của 3 dân tộc (Thái - Tày - Cao Lan hay Kinh - Tày - Cao Lan) về "một cái gì đó" (mà đại ca đặt dấu hỏi) trong "nền văn hoá" vật thể và phi vật thể thì cũng là điều hiển nhiên, khó có câu trả lời chính xác. Thực ra, 3 dân tộc: Tày (của HaiNV), Thái và Cao Lan là 3 dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, rất gần gũi nhau. Cùng nhóm này còn có người Nùng, người Zhuang Quảng Tây (TQ), người Thái (Thái Lan), người Lào...Các dân tộc này có thể hiểu được tiếng nhau đến 50- 60%, cho nên cái sự khác nhau "ngang", "dọc', 'chêch chếch"...có lẽ không đáng là bao.


Còn quan sát của ThôngNV có lẽ cũng chỉ đúng một phần. Vị trí cầu thang nhà sàn có thể ngang, dọc hay chênh chếch tuỳ theo từng vùng miền khác nhau ở các dân tộc khác nhau. Xin nói thêm là nhà sàn thì khi xưa người Kinh đã từng và nay người Kinh ở một số nơi vẫn ở, rồi người Mường (cùng nhóm ngôn ngữ với người Kinh) hiện nay vẫn thích ở nhà sàn (tuy cũng có nhà đất, nhà xây...).


Theo mình, quan sát còn thấy sự khác nhau giữa các dân tộc về cách bố trí trên nhà sàn: vị trí bàn thờ, hướng bếp, phản/ ván, tấm lát bằng tre trên sàn theo chiều dọc hay ngang nhà...từ đó khi nằm ngủ thì nằm dọc, ngang hay chênh chếch...Một chi tiết đáng chú ý nữa là cách xẻ tà, cài khuy áo của phụ nữ. Thái dọc (trước ngực), Tày ngang (bên nách), và Cao Lan (chênh chếch) phía trên ngực cũng là một gợi ý...


Vì vậy, có thể tạm trả lời là “mỗi người, một vẻ”, "đậm đà bản sắc dân tộc"! Đại ca và mọi người hãy lên miền núi nhiều hơn thì sẽ hiểu nhiều hơn thôi!


 



Từ: CucNT
01/07/2012 21:09:27

Cảm ơn anh Hiền đã đưa ra hỏi hóc búa và ảnh minh họa rất ý nghĩa. Cảm ơn những người trả lời. Em lại có thêm kiến thức từ đầy.


bác Tổng đã chép lại bài thơ của Huy Cận. Ngày xưa viết như thế được tôn vinh vì đúng quá. bây giờ vẫn thấy đúng nhưng không biết có được cho là thơ hay không hả bác Tổng?



Từ: ThongNV
29/06/2012 21:51:45

@ Hiền VC: Từ năm 1990, tôi đã tìm lời giải đáp cho câu này rồi. Đã hỏi anh bạn công tác tại Bộ Văn Hóa, Hỏi cô bạn công tác tại Ban dân tộc và hỏi cả chánh án, phó chánh án tỉnh Yên Bái và Tỉnh Lào Cai là người Tày, người Thái  thứ thiệt nhưng không có câu trả lời.


 Là người hay tìm hiểu, quan sát tôi đã tìm đọc nhiều sách báo viết về những nét văn hóa đặc trưng của các tộc người sinh sống trên đất nước Việt Nam để tìm câu trả lời. Khi đã định hình được các khái niệm "dọc"  "ngang" " chênh chếch" phù hợp với đặc điểm của các ngôi nhà sàn cổ thì khi có điều kiện đi " Tây" tôi bỏ thời gian đến các ngôi nhà sàn kiểm chứng. Và trên cơ sở đó tự cho rằng lời giải của mình có cơ sở. Khi đi cùng anh chị em người Tày, người Thái, người Mường  tôi còn đố mọi người là Chủ nhà trong ngôi nhà kia là Người Tày, người Thái hay Người Mường hoặc Chủ nhà trong ngôi kia là con cả (hai), có thứ hay con út. Mọi người tin tôi là người Thái thứ thiệt, nhưng thực ra tôi là dân tộc "Thái Bình"



Từ: HienVC
29/06/2012 16:51:41

@ThongNV: Cảm ơn anh đã đưa ra một giải đáp rất có cơ sở.


@ThanhLK: Mượn ảnh La Hán chùa Tây Phương minh họa cho câu "Một câu hỏi lớn. Không lời đáp. " trong bài thơ của Huy Cận " Các vị La Hán chùa Tây Phương mà cũng là  của mình khi gặp câu có toàn những từ hóc búa chỉ phương hướng " dọc,  ngang, chênh chếch ".


@HaiNV : Là "người rừng nửa mùa" , mình rất trông đợi  HaiNV với tư cách là "người rừng xịn " và lại là "OB cỡ bự "  đưa ra giải đáp cả ở góc độ phong tục tập quán người dân tộc lẫn góc độ nghiên cứu OB chuyên sâu.



Từ: NghiPH
27/06/2012 18:00:25

Bây giờ đọc lại mấy khổ thơ sau đây (không phải là những khổ thơ cuối bài) trong bài Các vị La Hán chùa Tây Phương của nhà thơ Huy Cận, tôi càng day dứt, thấm thía:


….


Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.


 


Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương chảy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.


 


Mặt cúi mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.


…...


 




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s