KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ sáu 24 Tháng tám. 2012

EM LÀ MÙA THU HÀ NỘI




Tác giả: TẤN ĐỊNH

 

Em là nỗi nhớ

                                                                                          (Dịp Hà Nội vào Thu) 

Chắc chắn là tôi đã biết em khi tôi còn ở trong nước. Tuy nhiên, thú thật thời đó tôi không để ý đến em lắm. Cho đến một chiều đang đắm mình trong nỗi nhớ quê, mải mê ngắm nhìn những bông tuyết đầu mùa rơi trên xứ người, bỗng nghe mấy anh chàng công tử Hà Thành nhắc đến em, chợt thấy lòng trỗi dậy một nỗi nhớ nao nao khó tả. Thì ra, nỗi nhớ về em đã có sẵn trong tôi, bất chợt ùa về như thế đó! Ấy là vào những ngày đầu xa quê, chúng tôi sống và học tập ở một thành phố cảng bên bờ Hắc Hải.

 

Rồi tốt nghiệp. Rồi về nước. Rồi ngày ngày đi làm. Tuy thời đó cuộc sống còn lắm khó khăn vất vả, nhưng có thể nói đó là khoảng thời gian đẹp nhất trong đời! Sống giữa lòng Hà Nội, tôi đã gặp lại em như một điều tất yếu, như là sự sắp đặt của số phận. Mặc dù mỗi năm chỉ được gặp em có một lần, nhưng cũng đủ để cho tôi hiểu em nhiều hơn và nghiệm ra nhiều điều. Và rồi tôi bỗng ngộ ra rằng, sự hiện diện của em quan trọng đến như thế nào đối với mảnh đất và con người nơi đây.  

 

Cứ mỗi lần em về, Hà Nội như đằm thắm hơn, đáng yêu hơn, và cũng gợi nhớ hơn. Mỗi đận em về, người Hà Nội bỗng trở nên kín đáo và duyên dáng hơn, cảm xúc cũng dễ dàng dâng trào để rồi một ngày nào đó xa Hà nội, người Hà Nội luôn nhớ về em! 

 

Khi ngắm nhìn một chiếc lá vàng rơi, khi cảm nhận cái se se của ngọn gió heo may đầu mùa, khi thấp thoáng bóng dáng gánh hàng hoa với những bó cúc vàng, với những bông sen hồng cuối hạ, ai ai cũng đinh ninh rằng em đã về, em đã hiện diện trên mảnh đất hào hoa này! 

 

Đường ven hồ

Cuối một chiều vừa tắt nắng hanh, hoàng hôn chưa kịp phủ bóng lên Hồ Gươm thơ mộng, thử chầm chậm rảo bước dọc theo con đường thân thuộc quanh hồ. Heo may nhè nhẹ, hương hoa sữa khẽ đưa theo gió, thoang thoảng mà nồng nàn, dịu dàng mà quyến rũ làm sao. Thì vẫn biết em còn quanh quất đâu đây, vậy mà sao vẫn nhớ đến nao lòng! Tối qua vừa làm xong một bài thơ về em, muốn gửi nhưng rồi không gửi. Bởi vẫn biết rằng nếu có gửi cho em thì chắc chắn sẽ chẳng bao giờ có hồi âm. Em dịu dàng mà kiêu sa vậy đó, để biết bao người ngưỡng mộ em, yêu quý em, đến nỗi “đi xa thì nhớ, ở gần lại si”. Đã có biết bao nhà văn nhà thơ từng viết về em, đã bao giờ họ nhận được hồi âm từ em? Nghĩ vậy rồi bỗng thầm mỉm cười với những dòng suy tư lan man và ngộ nghĩnh. 

 

Hoa sữa ven hồ Gươm

Se lạnh, thế là mùa Đông sắp về rồi đấy. Đông về là em lại ra đi, ra đi để sang năm em sẽ quay trở lại. Ta đang đắm mình trong em mà lại còn muốn ôm em vào lòng. Ngộ thật! Em hiện diện quanh ta, hương thơm của em thấm đẫm tâm hồn ta, vậy mà ta vẫn ước ao làm sao để em gần ta hơn nữa. Lạ thật! 

Em sắp đi xa rồi. Xa em rồi ta sẽ nhớ em nhiều hơn. Vẫn biết thế nào rồi em cũng trở lại, vậy mà lòng vẫn cồn cào quyến luyến không thôi! 

Chào em nhé! Nhất định sẽ có ngày gặp lại, lại sẽ đón em về với niềm hứng khởi và hân hoan như thuở ban đầu.

Cũng bởi chính em là MÙA THU HÀ NỘI đó em ơi !   

    

                                                                          HN. Thu Mậu tý.

 


Người post: MinhCK

Ngày đăng: 24-08-2012 18:06






Xem 1 - 10 của tổng số 15 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: CucNT
03/09/2012 20:01:09

Hà Nội kỳ nhân, ký sự - Kỳ 7: Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng...


Xem tin gốc 


Thanh Niên Chủ nhật ngày 2/9/2012


Hàng phượng, cây me, cây sấu, cơm nguội, xà cừ… không chỉ đơn thuần là cây xanh che phủ trên các dãy phố Hà Nội, mà còn gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ.







Cuối năm 1885, Hàng Khảm là phố đầu tiên được lát vỉa hè và cũng là phố đầu tiên trồng cây phượng, một giống cây bản địa lớn nhanh, mở đầu cho việc trồng cây trên hè phố sau đó.







Hàng cây trước nhà thờ Lớn Hà Nội ngày xưa - Ảnh: tư liệu






Tuy nhiên, nếu hai hàng phượng trồng trên hè phố Hàng Khảm lớn nhanh và hoa đỏ rực vào mùa hè tạo cảm giác thích thú cho nhiều người Việt Nam, thì người Pháp sống ở phố này bắt đầu sinh sự. Họ kêu lên tòa đốc lý là cành và thân cây đã che lấp cửa hàng khiến họ không buôn bán được, họ cũng la lối rằng những con ve sầu bám trên cây kêu rầm rĩ vào mùa hè làm họ không ngủ được. Rồi họ vu hai hàng phượng là nơi trú ngụ của muỗi, nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét cho người châu Âu. Và thế là chính quyền thành phố ra lệnh chặt hai hàng cây này.


Cây xà cừ nhập từ châu Phi rất được chú ý bởi lớn nhanh cho nhiều bóng mát nên họ cho trồng thử ở khu vực Bách Thảo và xung quanh khu vực này. Tuy nhiên, khi cây lớn, các nhà thực vật đã phát hiện xà cừ không phù hợp với Hà Nội vì rễ ăn ngang, gây nguy hiểm cho nhà dân và tính mạng vào mùa mưa bão; lá rụng quá nhiều, không chịu được đất trũng ứ nước, nên họ đi tìm các giống khác. Tiêu chí các nhà thực vật đề ra là có bóng mát quanh năm, công nhân vệ sinh không vất vả, rễ ăn sâu để an toàn khi mưa bão và tốc độ lớn vừa phải nên họ chọn ra bộ cây gồm: sấu, sao, muồng, cơm nguội, sưa, bằng lăng... thay cho xà cừ. Họ cho trồng mỗi phố một loài cây để tạo ra kiến trúc phong cảnh, phố Phan Đình Phùng, Lê Thánh Tông, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo... chủ yếu là sấu, Lý Thường Kiệt trồng cây cơm nguội, đoạn đầu phố Lò Đúc trồng cây sao, Nguyễn Du trồng hoa sữa... Các công sở thì cho trồng cọ châu Phi, ngọc lan. Còn vườn hoa trồng bằng lăng, sưa, điểm thêm cọ. Tính đến năm 1954, Hà Nội có 1.512 cây sấu, chiếm tới 60% tổng số cây xanh ở bốn quận nội thành, đến đầu những năm 1990 còn 1.478 cây và năm 2003 còn 1.400 cây. Sấu được trồng đầu tiên ở phố Phan Đình Phùng vào khoảng 1920, sau đó trồng đại trà trên các phố.






 




 



Thời bao cấp, trẻ con trèo sấu, me, bàng, cây cơm nguội bị cho là hư hỏng ngang với nhảy tàu điện. Nếu đang trèo cây hay nhảy tàu điện mà người quen nhìn thấy thì chắc chắn họ sẽ mách, bố mẹ chúng cảm ơn họ rồi dạy con bằng những trận đòn thừa sống thiếu chết.





 








Vì sao họ lại chọn sấu làm giống cây chính trồng trên phố? Sấu là giống bản địa có ở nhiều tỉnh thành phía bắc Việt Nam, thân thẳng, tán gọn, rễ cọc, lá rụng một lần nên thuận tiện cho công việc vệ sinh. Kể từ khi cây sấu trồng trên phố Hà Nội cho đến nay, hiếm thấy giống cây này bị đổ do mưa bão. Nhưng sấu còn có những đặc tính mà các cây khác không có là lá hình mắt nai rất đẹp, mùa hè luộc rau muống bè mà không có sấu xem ra mất ngon rồi, lại còn món sấu dầm, sấu chín, thứ quà gắn với đám học trò một thời.


Sau năm 1954, cây xà cừ mà người Pháp "chê" lại được công ty cây xanh mang ra trồng ở hầu hết các phố. Và cho đến nay xà cừ chiếm tới 50% trong tổng số cây xanh ở bốn quận nội thành cũ. Còn hàng cây cơm nguội ở phố Lý Thường Kiệt bị rỗng thân nên người ta đã trồng phượng và bây giờ câu hát "Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng..." của Trịnh Công Sơn chỉ còn trong ký ức. Riêng cây sao đen phố Lò Đúc vẫn tiếp tục vươn cao. Trong nhiều năm liền ở thập niên 60 thế kỷ trước, mỗi khi chiều về có đến hàng nghìn con cò đến đỗ trên ngọn cây, ỉa bừa bãi làm hè phố trắng phân cò, nên có thời một băng đảng ra đời ở phố Lò Đúc đã tự đặt tên cho băng đảng của mình là “bang cò ỉa”. Năm 1969, vì quanh hồ Gươm chưa kè nên trận bão lớn khiến cây liễu ven hồ bị ngả nghiêng, cây khác thì gãy đổ. Năm 1997, một trận bão rất lớn tràn qua Hà Nội làm đổ tới gần 5.000 cây lớn nhỏ các loại, trong đó chủ yếu là xà cừ.


Có ba loài cây mà trẻ con Hà Nội thời bao cấp ít nhiều đều có kỷ niệm là cây sấu, cơm nguội và xà cừ. Khi quả sấu mới chỉ bằng hòn bi ve, đám trẻ đã tìm cách hái và dù chua vãi thì chúng cũng chấm muối ăn ngấu nghiến. Khi về nhà, bố bắt nằm xuống giường hỏi tội trèo me trèo sấu, đứa nào cũng cãi, cũng thề nhưng chúng đâu có biết do ăn sấu non nên hàm răng bị đen vì nhựa, điều mà bố chúng hồi trẻ từng như vậy. Khi sấu già, lại theo các nhà thầu nhặt quả rơi, đến khi sấu chín thì công kênh nhau để hái, vì thân sấu rất thẳng, quả thì ở trên ngọn mà cành sấu lại rất giòn nên để hái được quả sấu chín là vô cùng nguy hiểm. Cây cơm nguội cũng cuốn hút con trẻ vì lấy quả già nhét vào súng “phốc” rồi ngắm mông bạn gái mà bắn thì thú vô cùng. Tất nhiên, chỉ chọn mông các bạn đú đởn, còn nếu bắn đám con gái “bôn” (viết tắt của từ bolsevik trong tiếng Nga, nghĩa là cách mạng, nhưng được hiểu là nghiêm túc, quy củ, cứng nhắc) lập tức bị báo cáo thầy cô giáo ngay lập tức. Còn cây xà cừ là nơi trú ngụ của ve sầu. Buổi tối thì mò quanh gốc cây, ban ngày quần đùi vác cây sào dài ngoẵng trên có tí nhựa kếp đi dính ve. Mang về cũng chẳng làm gì nhưng là cái thú của đám con trẻ nên ngày nào cũng trốn ngủ trưa lang thang tìm kiếm. Mỗi băng chiếm năm bảy cây và không cho băng khác vào bắt, thế nên mới có chuyện băng này chờ băng kia đi về liền xúm lại đái vào gốc. Tối hôm sau băng kia ra không thấy ve mà chỉ có mùi nước tiểu, thế là hỗn chiến.


Sau khi đổi mới, nhiều thứ được tư nhân hóa và xã hội hóa nên cây xanh Hà Nội như lâm trường. Phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Buồm... mọc lên hai dãy dâu da xoan che mát cửa hàng vì giống này dễ sống, lớn rất nhanh...


Nguyễn Ngọc Tiến
(Trích Đi dọc Hà Nội, Chibooks)








Từ: CucNT
01/09/2012 21:36:10

Đọc bài " EM LÀ NỖI NHỚ " của tác giả mà nghẹt thở. Cô bé nào mà dịu dàng, duyên dáng,đáng  yêu đến vậỵ? Cô bé nào mà chiếm lĩnh tâm hồn chàng đến nỗi chàng đã dùng những ngôn từ hay nhất khi viết về nàng.


Nghẹt thở hình dung cô bé nào hạnh phúc đến vậy? và rồi vỡ òa " Em là Mùa thu Hà nội".


Đã có biết bao nhà văn nhà thơ từng viết về em.


Nhưng đây là bài hay nhất, thú vị nhất em được đọc.


Cảm ơn anh khánh đã cho em được thưởng thức 1 nhạc phẩm rất hay về Mùa Thu HN.


Những câu thơ của chị Huyền đã tô điểm thêm cho bài viết của anh Tấn Định đạt đến đỉnh cao của Nghệ thuật.



Từ: HuyenBT
30/08/2012 04:58:36

@ Em cảm ơn anh Khánh đã cho em được nghe bài hát rất hay đó. Em cũng muốn gửi bài hát cho nhiều người cùng nghe, cùng cảm nhận. Nhưng anh Khánh này, cái tin nhắn khẩn đó từ đâu thế, từ ai đấy, mà nghe rất " quân lệnh"! Em cảm ơn cả người ra lệnh ấy nữa nhé.


@anh Tấn Định, anh nghe một đoạn hồi âm của Mùa Thu của anh nhé:


" Hà nội ơi, Hà nội của anh ơi,


Sen cởi áo khoác lên chiều phai nắng,


Một người đi, một người lặng ngắm:


Một đóa Thu ngan ngát sắc Sen hồng!


 


 


 



Từ: KhanhT
28/08/2012 21:53:58


Có cái nhắn tin khẩn, này anh, đang ở đâu đấy? người ta yêu cầu anh, về mà đáp ứng đi chứ. Gì chẳng biết? hóa ra yêu cầu của Đại sứ, post lên bài hát mà em yêu thích về Hà Nội. Quá hay, ai chứ Đại sứ thì phải làm ngay. Vừa về, lên mạng tìm được liền à, dễ lắm, vì đúng bài tủ của rất nhiều người yêu Hà Nội, lại được cái clip quay zất đẹp!:


Có phải em mùa thu Hà Nội - Hồng Nhung


Sáng tác: Trần Quang Lộc


Hòa âm: Thanh Phương
Quay phim: Đoàn Minh Tuấn








Tháng tám mùa thu, lá rơi vàng chưa nhỉ
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Tuổi phong sương anh cũng gắng đi tìm
Có phải em mùa thu xưa

Có bóng mùa thu thức ta lòng son muộn
Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu anh lót lá em nằm
Bên trời xa sương tóc bay
            &nb sp; -//-
Thôi thì có em đời ta hy vọng
Thôi thì có em sương khói môi mềm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghe đâu đây lá ướt và mi xanh
Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát

Có chắc mùa thu lá rơi vàng tiếng gọi
Lệ mừng gặp nhau xôn xao phím dương cầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghìn năm sau anh níu bóng quay về
Ơi mùa thu của ước mơ

Nghìn năm sau anh níu bóng quay về
Ơi mùa thu của ước mơ



Từ: HuyenBT
28/08/2012 16:24:57

@ Anh Tấn Định, anh sẽ nhận được hồi âm của mùa thu HN đấy.


@ Anh Khánh ơi, em lại rất muốn nghe bài hát " Có phải em là Mùa thu Hà nội" cuả Trần Quang Lộc. Có lẽ với người ở xa mùa thu Hà nội, bài hát đó nói nhiều điều hơn.



Từ: TuyetHA
27/08/2012 12:56:52

@ Anh Khánh ơi, bài Nhớ mùa Thu HN của TCS do HN trình bày em đã nghe không biết bao nhiêu lần, mỗi nghe là trong lòng lại rưng rưng nỗi nhớ HN. Cám ơn anh  đã cho em thêm một lần thưởng thức bài hát này!


@ Thu, Thanh ơi, Kim Thu bạn mình chắc  rất "sướng" vì đã được thưởng thức" hương vị cốm" trong Thu HN. Cám ơn 2 bạn nhé.



Từ: ThanhLK
27/08/2012 12:08:07

"Cứ mỗi lần em về Hà Nội như thắm hơn, đáng yêu hơn và cũng gợi nhớ hơn" - Anh Tấn Định đã diễn tả quá hay về những cảm nhận khi mùa thu tới. Thu Hà Nội thường có nhiều sắc màu và hương vị, dung dị và cũng rất nồng nàn, không chỉ gợi nhớ với người đi xa mà còn mang đến những cảm xúc dạt dào cho người đang thụ hưởng sắc thu:


Thu sang hoa cúc ơi vàng rực


Thu nhạc du dương buổi chiều mưa


Heo may nhè nhẹ hương hoa sữa


Cốm xanh man mác tới ai chưa?


 



Từ: ThuTT
26/08/2012 18:54:32

Có lẽ nào ta chẳng còn em


Một Hà nội Thu về trong nỗi nhớ


Một Hà nội tay run run khép cửa


Sợ heo may làm lạnh tiếng dương cầm


Lá vàng rơi kỷ niệm quá  xa xăm


Thương  tàn sen, thương mùa cốm mới


Ồn và bụi đẩy ta về quá khứ


Hoa sữa nhạt mùi đâu bởi tại mùa Thu


 



Từ: NghiPH
26/08/2012 16:54:44


Cám ơn anh TĐ đã chia sẻ với người KGU về những cảm xúc tinh tế của anh về Thu Hà Nội.


Thu Hà Nội- sống trong em mà muốn ôm lấy em. Thu Hà Nội vừa dịu dàng vừa nồng nàn, quyến rũ. Thu Hà Nội là tình thương, nỗi nhớ và hy vọng vào ngày mai tươi sáng hơn!


 



 



Từ: HoaNT
26/08/2012 14:18:15

 Anh Tấn Định ơi, sau khi đọc bài này Kim Thu Bạn của Ánh Tuyết và em ở bên Đức có gửi mail cho bọn em như sau: Vẫn thiếu một cái không thể thiếu được khi viết về mùa thu Hà Nội đố là Cốm Mùa Thu . Một nét đạc thù trong ẩm thực của người Hà Nội trong tiết thu




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s