KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ ba 11 Tháng chín. 2012

Ký Sự Đồng Nai




Tác giả: ThucPT

 

Đầu năm 2012 tôi đi thăm Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên. Chị thuyết minh cho biết ở Đồng Nai có Văn miếu Trấn Biên. Cuối tháng 8 vừa rồi tôi vào Đồng Nai. Nơi đầu tiên cần phải đi là đền thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh, Văn miếu Trấn Biên, Thành cổ Biên Hòa .... Thế là tôi đi một lèo.

Đền thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở xã Hiệp Hòa thành phố Biên Hòa, ngay sát chân cầu Ghềnh - nằm trong Cù Lao Phổ, nhìn ra sông Đồng Nai trông thật mát mẻ hữu tình.

 

Cầu Ghềnh

 

 

 

Tôi vào đền thắp nén hương cho Cụ. Các nét kiến trúc cổ kính xưa hầu như không còn nữa. Kiến trúc hiện nay của ngôi đền xây theo kiểu hoàn toàn hiện đại. Cụ quản lý đền dẫn tôi đi giới thiệu. Bên trong đền có một số sắc phong ghi họ tên, chức tước, thứ bậc Thượng đẳng thần của vua ban phong cho Cụ, có một tủ kính lưu giữ bộ áo mũ bằng gấm đỏ của đức ông  Nguyễn Hữu Cảnh.

                                            

              Đền thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh

 

Năm 1698 chúa Nguyễn sai Cụ vào xứ đàng trong ổn định bở cõi. Cụ đã xây dựng bộ máy hành chính ở Đồng Nai, dựng dinh Trấn Biên (trấn biên nghĩa là bảo vệ, giữ gìn vùng đất mới). Rồi Cụ tiếp tục cho khai hoang mở cõi về phương Nam, đất đai mở rộng, dân cư sinh sôi phát triển, Cụ chiêu mộ dân từ khắp nơi về ở. Cụ thành lập ra các phường, các ấp ....thiết lập hệ thống chính quyền ở vùng đất mới để bảo vệ biên cương và Cụ đã chọn Sài Gòn làm trung tâm cho vùng đất mới này - Nam bộ, rồi chính thức cho nhập vào bản đồ Đại Viêt.

Năm 1700 Cụ mất, người dân Đồng Nai đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao mở mang giữ đất của Cụ đối với vùng đất Biên Hòa, Đồng Nai nói riêng và của người dân Nam bộ nói chung.

Sau đó tôi đi thăm Văn Miếu Trấn Biên ở gần khu du lịch sinh thái Bửu Long.

 

 

 

 

 

 

 

 

 Văn Miếu Trấn Biên

 

 

 

Năm 1715 chúa Nguyễn sai cho xây Văn Miếu Trấn Biên. Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng ở xứ đàng trong, sau Văn Miếu Quốc Tử Giám hơn 700 năm, để nhằm xác lạp chủ quyền về văn hóa,chính trị của vùng đất mới, để đào tạo người hiền tài cho vùng đất mới và để bảo tồn gìn giữ nền văn hóa của dân tộc.

Năm 1861, sau khi chiếm được BIên Hòa, thực dân pháp đã đốt cháy và phá hủy hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần hiếu học và tinh thần yêu nước của người dân nơi đây.                                           

Cho đến năm 1998, để kỷ niệm vùng đất Biên Hòa, Đồng Nai 300 tuổi, Văn Miếu Trấn Biên bắt đầu được xây dựng lại trên nền đất cũ - phường Bửu Long thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

Năm 2002 thì Văn Miếu Trấn Biên xây dựng xong và đón du khách đến tham quan.

 

                                             Nhà Văn Bia

 

Tuy không còn dấu vết cổ kính xưa, nhưng Văn Miếu Trấn Biên bây giờ trông rất hoành tráng, cảnh quan đẹp đẽ. Chị thuyết minh kể rằng Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng theo kiến trúc Ngũ Hành, từ cổng đi vào (Văn Miếu Môn) lần lượt là nhà Văn Bia - do giáo sư Vũ Khiêu biên soạn với nội dung khái quát là quá trình hình thành, phát triển nền văn hóa ở Đông Nai; lầu Khuê Văn Các có hình tròn - biểu trưng cho Trời, rồi hồ Thiên Tịnh hình vuông - tượng trưng cho Đất, cổng Tam quan, đến nhà bia thờ đức Khổng Tử. Sau cùng là Điện thờ: gian chính giữa thờ Bác Hồ, trên tường treo biểu tượng trống đồng - tượng trưng cho Quốc Tổ Hùng Vương; bên trái thờ các vị danh nhân văn hóa của VN như cụ Chu Văn An, cụ Nguyễn Trãi, NGuyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,Lê Quý Đôn, còn bên phải thờ các vị danh nhân có công lớn ở xứ đàng trong như cụ Nguyễn Đình Chiểu, cụ Trịnh Hoài Đức, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Trường Toàn, Đặng Đức Thuật. Trên cột nhà có treo đôi câu đối: "Nguyễn Hữu cảnh định nghiệp Trấn Biên; Lơp lớp anh tài giang lục tỉnh". Trong gian nhà này còn có tủ trưng bày 18kg đất và 18lít nước mang từ đất Tổ Đền Hùng về - tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Chị thuyết minh nói rằng trong Nam có Văn Miếu Trấn Biên và Văn Miếu Vĩnh Long. Cho đến bây giờ tôi biết 8 văn miếu, nhưng mới chỉ đi thăm được 5 văn miếu thôi.

 

    Hai mẹ con ở Nhà Bia Khổng Tử

 

Người dân Đồng Nai luôn tự hào về Văn Miếu Trấn Biên của mình, vì Văn Miếu Trấn Biên không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, giáo dục đối với Đồng Nai mà còn đối với cả Nam bộ nữa, nó tượng trưng cho truyền thống hiếu học, trọng hiền tài - hào khí văn hóa của người Nam bộ.

Hôm tôi đến, Ban quản lý Văn Miếu Trấn Biên đang bận rộn chuẩn bị tổ chức lễ tuyên dương các cháu học sinh giỏi vào sáng ngày mai.

 

                                       

                    Chị thuyết minh của Văn Miếu Trấn Biên

 

Theo lời giới thiệu của chị thuyết minh, tôi đi tiếp thêm mấy km nữa là đến làng bưởi Tân Triều. Anh hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi tham quan làng bưởi - tôi ngỡ ngàng bởi cảnh đẹp của làng, mênh mông là bưởi, bạt ngàn là bưởi, vừa đi anh vừa giới thiệu rất tỉ mỉ.

 

 

                                  

                                Hai mẹ con ở làng bưởi

 

Làng bưởi rộng tổng cộng 2ha.Trong đó, 1,5ha trồng các loại bưởi, con 0,5ha để làm nhà hàng. Hôm ấy ông chủ làng bưởi - Huỳnh Đức Huệ (Năm Huệ) đi vắng, chúng tôi được con gái ông  Năm Huệ vui vẻ đón tiếp rất nhiệt tình chu đáo.

 

 

     Con gái ông chủ làng bưởi

 

 


Tôi nếm tất cả các loại bưởi như: bưởi Ổi, bưởi Xiêm, bưởi Đường Lá Cam, .... và thưởng thức hết các món ăn chế biến từ bưởi: rượu bưởi, xalát bưởi, chè bưởi,nem bưởi.....Con gái ông chủ nói các sản phẩm bưởi này đều được sản xuất với tiêu chuẩn 3 không: không phẩm mầu, không phụ gia và không chất bảo quản. Tôi yên tâm, vừa nhâm nhi thưởng thức ly sinh tố bưởi vừa tận hưởng không khí mát lành của làng bưởi  từ sông Đồng Nai thổi về.

Tiếp tục lộ trinh, tôi đến Thành cổ Biên Hòa ở phường Quang Vinh thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

 

 

 

 

 

 

Đây là thành cổ duy nhất còn lại ở Nam bộ - dấu vết một công trình kiến trúc quân sự và cũng là thành trì còn sót lại của triều Nguyễn. Thành được xây bằng đất từ rất lâu, gọi là Thành Cựu. Đến đời Nguyễn năm 1837 thành được xây lại bằng đá ong với diện tích rất lớn khoảng 18ha - lớn nhất ở Nam bộ lúc bấy giờ và đổi tên là thành Biên Hòa. Năm 1861 (thời Pháp thuộc) thành được xây dựng lại theo kiến trúc Pháp với diện tích thu nhỏ lại chỉ bằng 1/8 so với thành thời Nguyễn. Nghe ông quản lý di tích nói đến đây, tôi cố hình dung ra ngày xưa thành xây rộng gấp 8 lần thì nó to lớn đồ sộ như thế nào. Vì thành đang có nguy cơ sụp đổ nên tôi không được vào trong, mà chỉ đứng bên ngoài chiêm ngưỡng sự cổ kính và lâu đời của thành.

 

 

                                 

                                      Thành cổ Biên Hòa

 

 

Bên cạnh Thành cổ Biên Hòa là khu di tích Thành Kèn. Khu này tôi cũng chỉ được đứng ngoài cổng.

 

 

 

 

Tôi thầm cầu mong những di tích lịch sử quý giá này sẽ không bị lãng quên.

Sáng sớm Chủ Nhật tôi lên đường, hành trinh về thị trấn Vĩnh An, Tràng Bom, rồi đến nhà máy thủy điện Trị An, Đồng Nai - do Liên Xô xây dựng từ năm 1982 để cung cấp điện cho các tỉnh phía nam. Đó là công trình ngăn sông Đồng Nai  ở thác TRị An, tạo thành hồ Trị An chứa nước.

 

 

    Hồ Trị An

 

 

Đến năm 1991 thì công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đứng trên bờ hồ Trị An, mặt hồ mênh mông không một gợn sóng, không chút sủi bọt lăn tăn, phẳng lặng như tờ giấy, chẳng có một con loăng quăng nào chạy nhảy chơi đùa trên mặt hồ, tôi cảm tưởng như dưới lòng hồ không có sự sống. Mặc dù đang là mùa mưa, nhưng nước trong hồ không đầy lắm. Tôi quay ra đi sang đập tràn.

 

Nhà máy thủy điện Trị An

 

 

CHặng cuối cùng trên đất Đồng Nai là Chiến Khu Đ. Chiến Khu Đ đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đặc biệt, vì thế tôi định sẽ viết một bài trân trọng dành cho Chiến Khu Đ.

Ngoài Đồng Nai, tôi tranh thủ đi một số nơi khác của Nam bộ như Bình Thuận, Bình Châu...

Ở Bình Châu, tôi đến biển Hồ Cóc, khu nước khoáng nóng tắm bùn, luộc trứng ....

Đến Bình Thuận, tôi vào thăm đền thờ cốt Ông Nam Hải - bộ xương cá voi dài 22m. Tham quan văn hóa Chăm - Tháp Chăm Poshanu. Tháp có 3 khu: khu A thờ thần Silva - thờ Linga và Yoni, khu B thờ thần Lửa, khu C thờ thần Bò. Rồi đi xe 3 bánh trên đồi cát trắng lộng gió. Trèo lên ngọn hải đăng Mũi Kê Gà nhìn ra biển đông, ..., tham quan vườn thanh long và những cánh đồng muối trắng của Bình Thuận.

 

 

  Hai mẹ con tắm bùn

 

 

     Giếng luộc trứng tự nhiên

 

 

                               

                              Bộ cốt Ngư Ông dài 22m

 

 

                               

                            Hai Thục đi xe môtô 3 bánh trên đồi cát trắng

 

 

                                        

                                           Đồi cát trắng

 

Mồng 5 tháng 9 kết thúc chuyến đi. Mỗi chuyến đi lại có biết bao điều mới lạ về đất nước, về con người, về cuộc sống. Mỗi chuyến đi là một lần trải nghiệm, một lần thử sức. Mỗi chuyến đi là một nguồn cảm xúc để tôi viết, để càng thêm yêu đất nước mình hơn.


Người post: ThucPT

Ngày đăng: 11-09-2012 08:08






Xem 1 - 10 của tổng số 16 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest le tuấn minh nhật
31/01/2013 21:41:20

đẹp thật


 


 



Từ: Guest lê tuấn minh nhật
31/01/2013 21:38:51

cảnh vật thật là hùng vĩ


 



Từ: ThucPT
16/09/2012 20:04:14

@ 3Chai ơi, bức hình đầu bài là cây trái chômchôm.


Đồng Nai có nhiều vườn cây ăn trái, nào là vườn xoài, vườn bưởi, vườn chôm chôm ...rất đẹp, ấy là chưa kể rừng cà phê, rừng cao su bạt ngàn mà tớ trông thấy trên đường đi. Tớ mới đi tham quan vườn bưởi, vườn xoài, vườn chôm chôm ở Đồng Nai và vườn thanh long ở Bình Thuận.



Từ: NghiPH
16/09/2012 08:20:32

Bao vùng đất, bao địa danh, bao di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… mà chị Thục viết trong bài tôi chưa được đến, chưa được chiêm ngưỡng. Nay thì được biết qua bài của chị Thục. Cám ơn nhà du lịch kiêm nhà viết ký sự nổi tiếng của Người KGU- Phùng Thị Thục.



Từ: 3Chai
16/09/2012 05:53:37

Bức hình đầu bài là cây trái gì nhỉ, mắt kèm nhèm nhìn mãi không ra.



Từ: VinhDT
12/09/2012 20:39:38


Cậu Thục cứ lặng lẽ đi, chiêm nghiệm và ghi chép. Bọn mình theo chân cậu mà biết thêm bờ cõi mình còn bao nhiêu nơi chưa đến được. Cậu kể mỗi nơi tình người tình đất thật mộc mạc.


Có dịp là phải đi thôi.    




Từ: NhuanNT
12/09/2012 20:05:43

Đúng là mình sống bao nhiêu năm trong SG mà chẳng bao giở biết đến những di tích lịch sử Thục vừa thăm. Những thông tin Thục cung cấp thật đáng khâm phục.Cảm ơn Thục nhé.


Chỉ có điều hơi tiếc là trông di tích mà mới quá



Từ: CucNT
12/09/2012 10:59:28

Mỗi chuyến đi lại có biết bao điều mới lạ về đất nước, về con người, về cuộc sống. Mỗi chuyến đi là một lần trải nghiệm, một lần thử sức. Mỗi chuyến đi là một nguồn cảm xúc để tôi viết, để càng thêm yêu đất nước mình hơn.


Mỗi bài viết của chị là một phóng sự hấp dẫn, một tài liệu qúy  giá để cho không riêng chị mà những ai đọc nó thấy càng thêm yêu quý đất nước mình hơn.


Cảm ơn chị.



Từ: MinhCK
12/09/2012 08:54:44


Com của Tấn Định


Bái phục ThucPT thật đấy! Đọc bài viết mà cứ tưởng mình là thành viên trong đoàn. Đọc đến đâu hình dung được ra đến đó, viết thế mới là tài tình. Cũng cần nói thêm, Thượng đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh quê huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, Lăng mộ Ngài đặt ở Lệ Thủy quê tôi. Vì vậy khi đọc bài này thấy tự hào và...sướng âm ỉ.


Khi xem ảnh hai mẹ con tắm bùn, cứ thắc mắc sao da đen thế. Sau đọc mấy cái comm mới biết là tại cái máy ảnh, hehe!



Từ: BinhNH
11/09/2012 19:21:52

Cậu Thục trông đứng cạnh con gái có vẻ tươi và trẻ hẳn ra đấy. Đoạn Đồng Nai và phía trong ấy mình chưa được đi. Không biết khi nào được chứng kiến các địa danh cậu kể đây.




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s