Về tính hiếu danh của người Việt
Trên Mục Tuần Việt Nam của vietnamnet.vn ông Khương Duy từ hiện tượng Ngô Bảo Châu đã nói về một trong những tính cách của chính chúng ta- những người Việt hiếu danh và thiếu ý chí vươn lên trong khoa học…
“Nguy hại hơn, ở một đất nước nơi sự học chỉ là bước đệm cho công danh chứ không phải là sự nghiệp đáng được coi trọng và theo đuổi, ngoài sự lẹt đẹt về khoa học, thói chuộng bằng cấp sẽ cùng lúc nảy sinh”…
Người Việt hiếu học và "hiếu danh"
Khương Duy
Người học tưởng rằng mình ham học nhưng thực tế chỉ là khao khát đổi đời, khao khát dùng sự học để lập thân kiểu "hiếu danh".
. Ngô Bảo Châu- hiện tượng hiếu học hiếm hoi
Những ngày qua, việc GS Ngô Bảo Châu đoạt Giải thưởng Fields đã trở thành đề tài được nhắc đến nhiều nhất từ mặt báo cho tới quán nước vỉa hè. Với niềm tự hào và kính trọng dành cho nhà khoa học tài danh mang dòng máu Việt, không ít người đã ngợi ca Ngô Bảo Châu như một "hiện tượng". Cá nhân tôi cũng tin rằng từ "hiện tượng" dành cho anh là hoàn toàn chính xác, nhưng tôi nhìn "hiện tượng" đó ở một góc độ khác: Ngô Bảo Châu là một trong số những hiện tượng hiếu học hiếm hoi trong lịch sử nền giáo dục Việt Nam, nhất là ở thời hiện đại.
Có thể nhiều bạn đọc sẽ giận dữ và phản đối, bởi từ khi còn nhỏ chúng ta đã thuộc lòng và không chút hoài nghi câu nói: Người Việt Nam có truyền thống hiếu học. Điều này tưởng như mặc định đúng nhưng thực chất lại không đúng.
Bạn bè thế giới đã thừa nhận trí thông minh của người Việt Nam. Nếu thực sự có tinh thần hiếu học, cộng với bản chất "thông minh vốn sẵn tính trời" và một nền giáo dục có truyền thống cả ngàn năm chắc hẳn Việt Nam đã có rất nhiều tên tuổi tầm cỡ thế giới trong lĩnh vực khoa học. Nhưng thực tế ra sao chúng ta đều đã biết. Vấn đề tương tự cũng đã và đang diễn ra ở nước láng giềng gần gũi về lịch sử với nước ta: Trong bài viết đăng trên Tuần Việt Nam gần đây, tướng Trung Quốc Lưu Á Châu đã thừa nhận suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, đất nước ông "không có nhà tư tưởng mà chỉ có nhà mưu lược".
Sự thật, những cây cột chống trời làm nên lịch sử vẻ vang của các lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên tuyệt đại đa số đều là người phương Tây. Trí tuệ châu Á hiện nay cũng bắt đầu chứng tỏ bản lĩnh và tỏa sáng trên bản đồ khoa học thế giới, trong đó GS Ngô Bảo Châu là một thí dụ điển hình. Song chúng ta phải thừa nhận rằng họ làm được những điều kỳ vĩ cho khoa học như hôm nay phần lớn nhờ được học tập và nghiên cứu trong môi trường cực kỳ phù hợp của phương Tây. Liệu điều này liên quan như thế nào tới tinh thần hiếu học của người Việt?
Dẫn ra hai thí dụ về Trung Quốc và Việt Nam, tôi cho rằng: Các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, về mặt hình thức thường đề cao tinh thần hiếu học bằng những câu răn dạy như Nhân bất học, bất tri lý, song thực chất lại không hiếu học theo đúng nghĩa của từ này, đó là "yêu sự học".
|
|
. Và hiện tượng "hiếu danh" của người Việt
Ngay từ thời xa xưa, người Việt Nam chúng ta đã không yêu sự học hành mà chỉ coi là một phương tiện để đổi đời, để làm quan. Bao nhiêu năm sôi kinh nấu sử cũng chỉ để chờ một ngày vượt vũ môn "cá chép hóa rồng", thoát khỏi cảnh nghèo khó bần hàn. Sự học không đem lại niềm vui thực sự cho người học, cái đem lại niềm vui là hệ quả của nó- vinh hoa phú quý, tiền tài danh lợi.
Người học tưởng rằng mình ham học nhưng thực tế chỉ là khao khát đổi đời, khao khát dùng sự học để lập thân kiểu "hiếu danh". Quãng thời gian mười mấy năm học tập không được coi là quãng thời gian của sự dấn thân say mê cho khoa học, mà được coi là chuỗi ngày thử thách gian khổ để sau này những thành quả về công danh sự nghiệp sẽ bù đắp lại.
Người học đã vậy còn người dân thường thì sao? Dân gian thường truyền tụng rất nhiều câu chuyện về những ông Trạng Nồi, Trạng Diều xuất thân nghèo khó, nhờ ham học mà trở thành Trạng nguyên. Tư duy của người Việt chúng ta là vậy, chúng ta chỉ biết lấy thành quả của họ để nêu gương cho thế hệ sau- hãy vượt khó vượt khổ học hành để có ngày công thành danh toại, thăng quan tiến chức.
Rất hiếm gặp những mẩu chuyện đề cao chính bản thân sự học. Giả sử những ông Trạng kia không đỗ đạt mà cả đời nghiên cứu rồi đề ra thuyết này, thuyết kia, chưa chắc họ đã được dân gian ca ngợi và "thần tượng".
Thái độ của người Việt với sự học nhiều khi rất phi khoa học. Thái độ đó phần nào hiện lên qua tâm tình của của người vợ trẻ trong thơ Nguyễn Bính đã chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi để một ngày chồng em cưỡi ngựa vinh quy/ hai bên có lính hầu đi dẹp đường (Thời trước, 1936). Chưa kể người Việt còn có thói xấu, chỉ trọng vọng người tài chỉ khi họ đã đỗ đạt, có chút công danh: Hàn vi thì chẳng ai nhìn/ Đến khi đỗ Trạng chín nghìn anh em (ca Với một tâm thế được di truyền từ lịch sử như vậy, thật dễ hiểu tại sao ở nước ta có rất ít những nhà bác học lừng danh thế giới, nghiên cứu được những công trình lớn lao kỳ vĩ hay đề xướng được những tư tưởng triết học có tính cách mạng. Bởi lẽ không hiếu học thì làm sao có thể tận tâm với khoa học. Trong khoa học nếu không tận tâm thì mãi mãi chỉ có thể "chầu rìa" chứ không thể vươn tới đỉnh cao được.
Nguy hại hơn, ở một đất nước nơi sự học chỉ là bước đệm cho công danh chứ không phải là sự nghiệp đáng được coi trọng và theo đuổi, ngoài sự lẹt đẹt về khoa học, thói chuộng bằng cấp sẽ cùng lúc nảy sinh. Giỏi thật, tài thật nhưng chưa có mảnh bằng trong tay, anh sẽ chẳng được ai trọng dụng. Trong một xã hội mà sự thăng tiến của mỗi cá nhân gắn liền với độ cao tăng dần của bằng cấp thì thử hỏi ai không chạy theo mảnh bằng? Muốn làm chức nọ, chức kia thì tương ứng anh phải có bằng nọ, bằng kia. Không học được để lấy bằng thật thì tất yếu phải mua bằng giả.
Rốt cuộc, xã hội ta ai cũng có bằng cấp nhưng đó chỉ những mảnh giấy vô tri vì người ta đã đạt được nó bằng thủ đoạn và dùng nó để phục vụ những mục đích chứ ít ai nỗ lực đạt được nó bằng tình yêu dành cho sự học theo đúng nghĩa.
Không hiếu học nhưng ham bằng cấp là một nghịch lý khiến xã hội đang phải chứng kiến những điều dở khóc dở cười, dẫn đến chỉ tiêu bi hài kiểu thành phố phải có 100% cán bộ quản lý là tiến sĩ.
Tất nhiên với khả năng xoay sở tài tình của người Việt Nam, những yêu cầu đó quả thật không quá khó. Nhưng học để lấy bằng cấp đã trở thành gánh nặng công danh chứ không còn là nhu cầu tri thức. Thử hỏi nếu những mảnh bằng không trực tiếp ảnh hưởng đến hợp đồng lao động, đến miếng cơm manh áo của chúng ta, sẽ có bao nhiêu người sẵn sàng dấn thân vào con đường "học cao, cao mãi"?
. Bao giờ có Ngô Bảo Châu dán mác "made in Việt Nam"?
Đặt trong hoàn cảnh đó, tôi ngưỡng mộ Ngô Bảo Châu ở khía cạnh anh thực sự là con người hiếu học. Anh theo đuổi toán học bằng niềm đam mê thực sự chứ không phải để đến hôm nay được đặc cách phong hàm giáo sư hay để được vinh danh bằng một huân chương cao quý. Niềm đam mê anh dành cho khoa học là điều mà nền giáo dục trong nước chưa thể tạo ra, trong khi lại rất sẵn có ở môi trường quốc tế, nơi mà không cha mẹ nào ép con đỗ đại học bằng mọi giá và không chính khách nào cần phải chèn chân ghế bằng một xấp những mảnh bằng xanh đỏ.
Môi trường đã giúp Ngô Bảo Châu thành công là môi trường nơi con người có thái độ với khoa học một cách tự nhiên: Đã yêu là yêu hết mình, còn nếu không yêu thì người ta cũng không dùng thứ khoa học giả dối để lót đường cho công danh. Đừng đổ lỗi chúng ta nghèo, hay cơ chế của chúng ta cứng nhắc. Cái sâu xa hơn cả là chúng ta chưa thoát khỏi tư tưởng đã ăn sâu vào tiềm thức, chúng ta chưa ngộ ra được ý nghĩa thực sự của việc học tập và nghiên cứu khoa học. Đơn giản, chúng ta không hiếu học nhưng lại tự huyễn hoặc chính mình về sự hiếu học đó.
Sự thật trần trụi về sự hiếu học của người Việt sẽ lộ ra khi mỗi mùa thi đại học. Chúng ta chứng kiến biết bao em học sinh có thừa trí tuệ để trở thành nhà vật lý, nhà hóa học tương lai nhưng lại sẵn sàng từ bỏ niềm đam mê và thế mạnh của chính mình để lao vào các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng với suy nghĩ sau này mảnh bằng kiếm được từ những ngôi trường ấy sẽ giúp đem lại thu nhập cao hơn, trong khi dấn thân vào khoa học chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp về vật chất.
|
Sự hiếu học, tinh thần khoa học của chúng ta đi về đâu khi những trường đại học hàng đầu về khoa học kỹ thuật, điểm chuẩn "đầu vào" mỗi năm một thấp xuống vì người tài đã bỏ chạy sang hết những ngôi trường hứa hẹn sẽ giúp họ cửa rộng, nhà cao?
Hàng năm Việt Nam vẫn sẽ có hàng trăm ngàn cử nhân ra trường, hàng ngàn thạc sĩ, tiến sĩ áo mũ xênh xang, nhưng điểm đi điểm lại liệu ta có được bao nhiêu nhà khoa học thực sự? Đến bao giờ cái tầm nhìn hạn hẹp không vượt khỏi lũy tre làng mới được thay đổi? Nếu vẫn giữ tầm nhìn ấy, chúng ta sẽ khó có những Ngô Bảo Châu khác, nhất là những Ngô Bảo Châu hoàn toàn dán mác "made in Việt Nam".
Người post: administrator
Ngày đăng: 06-09-2010 11:11
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Xem 1 - 2 của tổng số 2 Comments
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7169 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |